Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây bồ đề: Tác dụng, ý nghĩa phong thủy, giá bán cây bồ đề?

Cây bồ đề là một trong những loại cây cảnh được trồng phổ biến ở Việt Nam. Bồ đề không chỉ đem lại giá trị thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa linh thiêng và ý nghĩa phong thủy. Vậy bạn đã hiểu rõ về đặc điểm, tác dụng hay cách trồng cây bồ đề chưa? Cùng tìm hiểu thật kỹ những thông tin về cây bồ đề trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu cây bồ đề

Bồ đề còn có tên gọi khác là cây giác ngộ, cây đề và có tên khoa học là Ficus Religiosa. Cây là một loài thuộc chi Ficus (Đa đề). Nguồn gốc xuất xứ của cây bồ đề ở tây nam Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.

Cây sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đồng thời, với đặc tính ưa sáng, dễ thích nghi nên tại Việt Nam, cây được trồng ở khắp các vùng miền.




Cây bồ đề là cây thân gỗ lớn, khi được chăm sóc tốt cây có thể đạt kích thước lớn với chiều cao lên tới hơn 30m và thân có đường kính cỡ 3m. Thân cây có lớp vỏ ngoài xù xì tạo thành vảy, màu nâu hoặc màu nâu xám và lớp gỗ bên trong cứng cáp, chắc chắn. Cây bồ đề có đặc điểm phân cành phân nhánh nhiều, và từ thân chính mọc ra rất nhiều rễ phụ dài dần cắm xuống đất, tán lá rất rộng và rậm rạp.

Lá bồ đề là kiểu lá đơn, mọc cách nhau. Có dạng hình trái tim, đầu lá nhọn và kéo dài. Lá cây khi non có màu nhạt hơi đỏ và sẽ chuyển sang màu xanh đậm hơn khi già. Bề mặt nổi lên những đường gân hình chân chim tạo nên sự đặc trưng cho lá. Độ dài cuống cây bồ đề tầm 6 – 10cm, kích thước chiều rộng 4,5cm và chiều dài tính từ đầu lá cho tới cuống khoảng 2- 5cm.

Là cây thường xanh bán mùa, rụng lá vào những ngày mùa thu nhưng dù có rụng thì trên cây vẫn luôn có những chiếc lá màu xanh.

Cây bồ đề có hoa không?

Cây bồ đề có hoa nhé, hoa cây bồ đề bắt đầu nở cuối tháng 1 và kéo dài đến đầu tháng 5. Hoa đơn tính, mọc tạo thành các cụm trên thân và hoa có kích thước khá nhỏ. Hoa bồ đề màu đỏ rất bắt mắt và có dạng hình bầu dục hoặc elip.



Quả bồ đề cũng mọc thành từng chùm dính sát vào thân cây giống với hoa và gần như không có cuống. Khi non, quả có màu xanh lục và sẽ chuyển sang màu tím khi chín. Trái bồ đề có hình cầu với kích thước khá nhỏ, đường kính cỡ 1,5 – 2cm. Tầm tháng 5 tháng 6 khi hoa tàn là lúc mà mùa quả bắt đầu.

Cây bồ đề có các công dụng gì?

Làm cây cảnh trang trí tạo cảnh quan, tạo bóng mát

Chắc chắn có rất nhiều người không biết cây bồ đề có tác dụng gì. Công dụng đầu tiên khi nhắc đến của cây đề chính là trang trí tạo cảnh quan cho đường phố, công viên, trước quán cà phê, nhà hàng,… Với đặc điểm có tán lá rộng, cây đề sẽ cho bóng mát, tạo một không gian dễ chịu, mát mẻ đặc biệt vào những ngày hè oi nóng.

Không những thế, cây còn được trồng trong chậu được uốn cành, cắt tỉa tạo thế cây bonsai để trang trí tiểu cảnh sân vườn trong nhà, đặt trước hiên nhà, khuôn viên công ty, các nhà hàng, quán nước,…

Thanh lọc không khí, bảo vệ môi trường

Bên cạnh tác dụng làm cảnh trang trí sân vườn, cây bồ đề cảnh còn góp phần giúp bảo vệ môi trường. Bởi bồ đề có thể điều hòa, thanh lọc không khí khi hấp thụ các chất khí độc, khói bụi và nhả khí oxi ra môi trường. Không những thế, cây còn giúp giảm tiếng ồn hiệu quả. Thế nên, cây mang lại không gian thoáng đãng, mát mẻ cùng bầu không khí trong lành, dễ chịu cho chúng ta. Chính vì vậy, cây được rất nhiều người yêu thích và được trồng phổ biến ở khắp nơi.

Cây có giá trị kinh tế

Bồ đề khá dễ uốn nên chỉ cần cắt uốn, chăm sóc tạo thế thì rất có thể bạn sẽ tạo ra được cây bonsai đẹp và quý, được nhiều người yêu thích. Những cây như vậy có thể bán đi, tùy vào thế cây như thế nào mà cây có thể có giá trị vài trăm thậm chí vài vài tỷ đồng.



Gỗ cây bồ đề mang những đặc điểm ưu việt như thớ gỗ mịn đều, ít bị cong vênh, mềm và bền đẹp. Chính vì chất lượng gỗ tốt nên cây được trồng khai thác lấy gỗ ứng dụng sản xuất các món đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất và các đồ gỗ gia dụng,… Cùng với đó, gỗ bồ đề còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, tăm,…

Ngoài ra, nhựa của bồ đề cũng có ứng dụng riêng. Nhờ đặc tính hương thơm dịu nhẹ, khác biệt nên nhựa cây được sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa hay được chiết xuất tính dầu thơm. Nhựa còn là an tức hương – vị thuốc nổi tiếng.

Công dụng y học

Một trong những công dụng tuyệt vời của bồ đề, đây là một loại dược liệu quý, được dùng nhiều trong các bài dược, bài thuốc giảm đau, uống vào sẽ chữa trị được rất nhiều bệnh khác nhau.

Tính sát trùng cao có trong thành phần của câu đề giúp chữa được các bệnh viêm ngoài da như lở loét, ghẻ và tăng khả năng miễn dịch, giảm đau. Đồng thời, cây cũng góp phần chữa những bệnh liên quan đến hô hấp, đường ruột như hen suyễn, tiêu chảy, tiểu đường,…

Vị thuốc an tức hương từ nhựa cây chế ra nhiều bài thuốc uống giúp trừ tà, hạ khí, an thần nên thường được sử dụng đối với những ai bị trúng tà khí hay trúng phong.

>>> Xem thêm bài viết cây phát tài, phân loại, đặt điểm và ý nghĩa

Ý nghĩa cây bồ đề

Nguồn gốc, sự tích cây bồ đề trong Phật giáo

Theo những tài liệu cũ về Phật giáo, cây bồ đề có ý nghĩa linh thiêng và có vai trò quan trọng trong cuộc đời Đức Phật – một hoàng tử Ấn Độ tên Siddhartha Gautama. Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề thiền định và dần giác ngộ được giáo lý Phật giáo. Sau khi giác ngộ ra chân lý, Ngài đã đi và truyền dạy đạo Phật ở khắp châu Á.

Vào một ngày nọ, hoàng tử Ấn Độ Siddhartha Gautama đi ra ngoài và thấy 4 loại người: một nhà tu khổ hạnh, một người bệnh, một ông già và một xác chết. Họ khiến hoàng tử Ấn Độ hiểu và tin rằng, cuộc sống là một vòng tròn của đau khổ. Vì thế, sau đó ông quyết định từ bỏ chức vị hoàng tử, từ bỏ cuộc sống nhung lụa, trở thành một nhà tu khổ hạnh, ra đi, khám phá thế giới và học hỏi.

Trong cuộc hành trình ấy, Ngài luôn ăn chay và bắt mình tu luyện khổ hạnh. Đồng thời, ông luyện tập thiền định để tập trung cơ thể và suy nghĩ của mình. Sau 49 ngày ngồi thiền, Siddhartha Gautama đã đạt tới sự giác ngộ cuối cùng cao nhất và trở thành Đức Phật – Thế Tôn.



Trong khoảng năm 300 trước Công nguyên, một nữ tăng ni Phật giáo đã lấy một nhánh cây bồ đề được chiết từ cây gốc mà Phật đã ngồi thiền rồi đem tới Sri Lanka trồng. Đến nay, cây bồ đề đó vẫn còn tồn tại và phát triển ở Anuradhapura, Sri Lanka. Và đây chính là cây bồ đề nổi tiếng nhất và lâu đời nhất thế giới.

Ý nghĩa phong thủy của bồ đề

Không chỉ có ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo, mà cây bồ đề còn mang những ý nghĩa phong thủy tốt lành. Bồ đề tượng trưng cho sự cảnh tỉnh, cách sống ngay thẳng và thánh thiện. Trong phong thủy, cây bồ đề có ý nghĩa về những điều tốt đẹp. Cây giúp xua đuổi tà ma, mang lại những điều may mắn, bình an cho gia chủ.

Giá bán cây bồ đề là bao nhiêu?

Cây bồ đề vốn được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Mức giá cây bồ đề khác nhau phụ thuộc vào kích thước, độ tuổi và dáng cây. Về giá hạt giống, thường dao động ở mức 20.000 – 25.000 VNĐ. Đối với những cây bồ đề thông thường, kích thước nhỏ, dáng không quá xuất sắc giá sẽ dao động từ 200.000 VNĐ/cây trở lên.

Tuy nhiên, có những cây dáng vô cùng đẹp và quý hiếm, giá cây sẽ khá cao, thường thì những người sành cây cảnh sẽ tìm kiếm những cây này. Và mức giá những bồ đề quý hiếm có thể là vài triệu đồng, vài trăm triệu đồng thậm chí lên đến vài tỷ đồng tùy theo mức độ. Mức giá mình đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, vì chúng không cố định mà thay đổi dựa theo nhiều yếu tố.

Về địa điểm bán cây bồ đề, hiện chúng ta có thể dễ dàng mua được cây ở các vườn ươm giống hoặc các cửa hàng cây có sẵn với mức giá cả hợp lý. Nếu như bạn muốn tìm những cây bồ đề quý hiếm thì cần tham khảo nhiều từ những người chơi cây có kinh nghiệm lâu năm hay các nhóm chơi cây cảnh phổ biến.

Trên đây là những thông tin kiến thức hữu ích liên quan đến bồ đề, Công CNC hy vọng có thể giúp bạn có thể lựa chọn cho mình mẫu cây phù hợp.

Nhận xét