Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây Bồ Đề

Cây bồ đề là gì?

Tên thường gọi: Bồ đề, Cánh kiến trắng, An tức bắc, Săng trắng, Bồ đề trắng, Hu món (Tày)…
Tên khoa học: Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hart.
Họ khoa học: Styracaceae (Bồ đề).

Cây bồ đề là loài cây thân gỗ to, cao khoảng 30m. Lá cây bồ đề to với chiều dài từ 10cm đến 17cm và rộng từ 8cm đến 12cm. Lá có hình tim cùng cuống dái từ 6cm đến 10cm. Mặt trên của lá cây bồ đề có màu xanh nhẵn còn mặt dưới có lông màu trắng nhẹ. Hoa mọc tràng tràng dạng ống, có lông tơ mịn và có mùi hương nhẹ. Còn quả bồ đề thì có hình trứng nhỏ với đường kính chỉ từ 1cm đến 1.5cm.

Nhựa cây Bồ đề là bộ phận được thu hái nhiều nhất để chữa bệnh và ứng dụng rộng rãi trong y học.

Có nguồn gốc từ Ấn Độ hay vùng Đông Dương, sau này cây bồ đề đã được du nhập vào Việt Nam. Ngoài sử dụng làm thuốc, cây bồ đề còn được trồng như một loại cây cảnh. Ở nước ta dễ thấy cây bồ đề ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ,... hay ở các đình chùa và miếu.

Đặc điểm cây bồ đề.

Cây Bồ đề có nguồn gốc từ Ấn Độ, là loại cây thường xanh với tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ. Đây là loại cây ưa sáng, dễ nhân giống nên được trồng phổ biến ở khắp các vùng miền của Việt Nam, tập trung nhiều ở những khu vực đồi núi trung du như Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Sơn La… Người ta thường trồng cây để lấy gỗ làm que diêm, làm giấy và lấy nhựa.

Thu hái nhựa của cây vào tháng 6 – 7 hằng năm. Nhựa có phẩm chất tốt phải được thu hoạch ở cây 5 – 10 năm tuổi. Lấy nhựa của cây bằng cách rạch vào cành hoặc thân cho mủ chảy ra. Loại tốt có màu vàng nhạt, mùi thơm vani. Loại xấu màu đỏ, mùi kém hơn, lẫn nhiều tạp chất.

Cây bồ đề có hoa không?

Hoa cây bồ đề bắt đầu nở cuối tháng 1 và kéo dài đến đầu tháng 5. Hoa đơn tính, mọc tạo thành các cụm trên thân và hoa có kích thước khá nhỏ. Hoa bồ đề màu đỏ rất bắt mắt và có dạng hình bầu dục hoặc elip.

Quả bồ đề cũng mọc thành từng chùm dính sát vào thân cây giống với hoa và gần như không có cuống. Khi non, quả có màu xanh lục và sẽ chuyển sang màu tím khi chín. Trái bồ đề có hình cầu với kích thước khá nhỏ, đường kính cỡ 1,5 – 2cm. Tầm tháng 5 tháng 6 khi hoa tàn là lúc mà mùa quả bắt đầu.


Tác dụng của cây bồ đề

Làm cây bóng mát

Cây bồ đề thường được trồng trên đất ở sân vườn, quán cà phê, công viên, vỉa hè, đường phố… hay trồng trong chậu cảnh bonsai đặt trên hiên nhà, văn phòng, nhà hàng…tạo bóng mát, khoảng xanh không chỉ thế cây bồ đề còn giúp hấp thụ những khí độc hại, khói bụi nhả khí oxy tạo môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp.

Thanh lọc không khí

Bên cạnh tác dụng làm cảnh trang trí sân vườn, cây bồ đề cảnh còn góp phần giúp bảo vệ môi trường. Bởi bồ đề có thể điều hòa, thanh lọc không khí khi hấp thụ các chất khí độc, khói bụi và nhả khí oxi ra môi trường. Không những thế, cây còn giúp giảm tiếng ồn hiệu quả. Thế nên, cây mang lại không gian thoáng đãng, mát mẻ cùng bầu không khí trong lành, dễ chịu cho chúng ta

Mang lại giá trị kinh tế cao

Làm đồ thủ công mỹ nghệ

Làm tranh hình phật từ xương lá cây bồ đề





Ngoài ra, gỗ bồ đề khá bền đẹp và mịn, nên gỗ cây được dùng làm trong các đồ nội thất, các đồ gỗ mỹ nghệ và còn được ứng dụng trong công nghệ giấy ..vv Có rất rất nhiều ứng dụng từ gỗ cây bồ đề được mọi người biết đến và áp dung hữu ích.

Làm thuốc chữa bệnh

Cây bồ đề là thảo dược quý góp phần chữa nhiều bệnh. Bồ đề là một trong những cây cảnh đóng góp nhiều vào trong nền tảng y khoa. Cây bồ đề là một trong những vị thuốc sử dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Thành phần trong cây có tính sát trùng cao, vì thế mà cây chữa các bệnh ngoài da như ghẻ, loét. Và các bệnh về đường ruột, như tiểu đường hay tiêu chảy…và rất nhiều bệnh khác được y khoa nghiên cứu vv.

Những ứng dụng khác của cây bồ đề

Một phần của bồ đề được sử dụng nữa đó là phần nhựa của nó. Ít ai biết đến rằng nhựa của cây cũng có khả năng ứng dụng làm nước hoa, nhựa của cây có mùi hương thơm nhẹ, và dễ chịu vì thế mà nhựa cây bồ đề được ứng dụng chiết xuất làm tinh dầu thơm, nước hoa..vv

Cây Bồ Đề ngoài việc là một loại cây cảnh trang trí, vừa là cây mang lại bóng mát, thanh lọc không khí cho con người. Thì trong phong thủy cây bồ đề là biểu tượng cho sự tỉnh thức, chân lý thông suốt và sự giác ngộ. Ngoài ra, cây còn biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành, xua đuổi tà ma.

Về nghĩa bóng, trồng cây bồ đề giúp con người ta hướng thượng, tham gia tích công đức, phước lành cho đời này và đời sau.

Lá bồ đề có hình dạng giống trái tim mà trái tim thì thường ấm áp, mãnh liệt và dạt dào tình cảm nên cũng tượng trưng cho tình thương, sự từ bi của Đức Phật luôn dành cho con người. Vì thế mà vật phẩm lá bồ đề mạ vàng được mệnh danh là thần hộ mệnh cho tất cả mọi người. Lá bồ đề sẽ giúp mọi người suy xét mọi việc một cách thấu đáo trước khi quyết định bất kì chuyện gì. Lá bồ đề còn giúp tâm mình được che mát, soi sáng, thức tỉnh.

Phần đuôi lá bồ đề cũng có hình dạng giống với biểu tượng giác ngộ trong đạo Phật nên lá bồ đề đại diện cho sự giác ngộ, tịnh tâm.


Nếu các bạn hiểu quá trình tu hành dưới gốc bồ đề của Đức Phật dưới gốc cây bồ đề thì có rất nhiều yêu ma quấy rối, và chính nhờ vào cây bồ đề ấy đã che chở giúp Đức Phật đánh bại tâm ma tu thành chánh quả. Do đó, nhiều người tin rằng, lá bồ đề cũng có thể giúp khu trừ tà ma, giữ vững tâm tính, loại bỏ tham sân si mà ngộ đạo. Do đó, có rất nhiều phật tử rất coi trọng những lá bồ đề này.

Lá bồ đề vàng

Nếu bạn có điều kiện thì nên bạn nhé, nên có 1 lá bồ đề treo ở nhà sẽ giúp gia đình yên ổn, giải trừ ác nghiệp các bạn nhé. Tuy nhiên nếu không có điều kiện hoặc không biết thỉnh lá bồ đề vàng ở đâu thì có thể dùng lá bồ đề khô các bạn nhé.

Nếu bạn không biết thỉnh lá bồ đề vàng ở đâu thì hiện tại bên phía Chatuchak.Vn cũng đang có bán mẫu lá bồ đề vàng dạng dây treo có thể dùng để treo trong nhà hoặc treo trên oto để giúp tĩnh tâm, tập trung không tà ma quấy rầy các bạn nhé.

Kỹ thuật trồng cây bồ đề

Chủ yếu và phổ biến là gieo hạt thẳng. Thời vụ trồng thích hợp từ tháng 10 đến tháng 12.
Xử lý hạt: Ngâm hạt vào nước lã lấy hạt chìm ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh từ 3-6 tiếng rồi ủ 1-2 ngày sau đó đem gieo.


Mật độ trồng 2500 cây/ha (cây Xcây = 2m; Hàng X hàng = 2m). Cuốc hố 40X40X40 cm, lấp đất nhỏ và gieo hạt ngay, mỗi hố 4-5 hạt dùng đất tơi nhỏ lấp kín hạt dày 2cm.

Chăm sóc:

Năm thứ 1:

Lần 1: Xới nhẹ xung quanh gốc

Lần 2:
Phát cỏ dại, cuốc quanh hố sâu 10-15cm, đường kính 180cm, tỉa chỉ để lại 1 cây tốt trong hố.

Lần 3: Phát cỏ dại, dây leo chèn ép, vun gốc.

Năm thứ 2: Phát chăm sóc, tỉa thưa, chỉ để lại 1600 -1700 cây/ha.

Năm thứ 3: Tỉa còn 1200-1300 cây/ha.

Năm thứ 4: Tỉa còn 900-1000 cây/ha.

Bảo vệ rừng trồng tránh sự phá hoại của trâu bò. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp diệt trừ, tránh để lan rộng gây ảnh hưởng đến rừng trồng.

Nhận xét