Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây Hồng Môn | Cách chăm sóc và ý nghĩa phong thủy của cây

Cây Hồng Môn với dạng lá hình tròn nhỏ, màu sắc bắt mắt, cây thường được chọn làm loại cây để bàn đẹp. Nếu bạn trang trí những chậu cây này tại nơi làm việc hoặc nhà ở không những giúp không gian sinh hoạt và làm việc thêm sinh động và còn giúp không khí được trong lành, thư thái.
Cây còn có ý nghĩa phong thủy cây để bàn Hồng Môn có nghĩa là trường tồn, mãi mãi, cây tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Nên khi trong nhà hay khu vực làm việc có một chậu lan sẽ đem đến cho bạn nhiều điều tốt lành.
Hãy cùng theo dõi bài viết dưới này để biết thêm về loài cây này nhé!

Thông tin về cây Hồng Môn

- Tên thông thường: tiểu hồng môn, vĩ hoa tròn, buồm đỏ

- Tên khoa học: Anthirium Andreanum

- Họ thực vật: Araceae (họ Ráy)

- Nguồn gốc xuất xứ: Colombia
Cây có 3 loại chính là: Đại Hồng Môn, Trung Hồng Môn và Tiểu Hồng Môn, được sử dụng phổ biến trong trang trí cảnh quan, đây là loài cây phong thủy thể hiện sự trẻ trung, mang đến nhựa sống và nhiều điều may mắn.


Có thế bạn muốn xem: Cây phát tài: phân loại, đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng của từng loại

Cây Hồng Môn giá bao nhiêu?

Nhờ vào hình thái và màu sắc bắt mắt cũng như ý nghĩa phong thuỷ mà cây hồng môn mang lại cho không gian trưng bày mà ngày nay mọi người càng tìm đến những nơi bán cây cảnh để tìm cho mình một loại hồng môn như ý. Và vấn đề cây hồng môn giá bao nhiêu được xem là thắc mắc chung của hầu hết mọi người. Trên thực tế cây hồng môn giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhu cầu lựa chọn của bạn như màu sắc, kích cỡ, chiều cao… của cây hồng môn muốn mua. Thông thường mức giá dao động từ 200.000 – 300.000 để mọi người dễ dàng sở hữu được chậu cây yêu thích của mình.

Đặc điểm hình thái của cây Hồng Môn

Hồng môn là cây thân bụi có thân ngắn, lá cây có phiến xanh hình tim, lá non có màu nhợt nhạt hơn, rộng từ 9 - 15cm và dài từ 18 - 30cm. Cuống lá hình ống trụ, dài tới 30 - 40cm.

Hoa Hồng môn có dạng phiến nở rộng hình tim, có màu đỏ ngọc, hồng và cam. Hoa tự có màu vàng, đính trên mô hoa. Trên mỗi hoa đều có đính nhiều hoa nhỏ, đây là dạng hoa lưỡng tính cùng gốc.

Cách chăm sóc cây Hồng Môn

- Ánh sáng: Hồng Môn là loại cây ưa bóng, chịu ánh sáng khuếch tán khoảng 30 - 50%, không nên trồng ngoài nắng chiếu trực tiếp , cây sẽ bị cháy lá. Nên để cây nơi gần cửa sổ, có màn che dưới hoặc nơi có ít ánh sáng.

- Nhiệt độ:
Cây ưa mát, có thể sống tốt trong môi trường điều hoa, chịu nóng và lạnh kém. Nhiệt độ ưa thích của cây là 18 - 29 độ C, nếu dưới 15 độ C thì cây sẽ xấu và èo uột, còn nếu trên 35 độ C thì cây sẽ bị cháy lá, vàng lá, dẫn đến chết cây. Độ ẩm thích hợp cho cây là 70 - 80%.

- Đất trồng:
nên chọn loại đất có tỷ lệ 2 đất thịt : 2 xơ dừa : 1 trấu hun : 1 phân hữu cơ để đất có đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi cây.

- Lượng nước tưới: cây hồng môn chịu hạn tốt hơn úng, nếu cây bị khô, lá sẽ nhạt màu, thừa nước thì cây sẽ bị thối do úng rễ. Tưới từ 2 - 3 lần/tuần, nên tưới khi mặt chậu đã se khô.

- Bón phân:
hàng tháng nên bón NPK 16 - 16 -8 khi cây bị vàng lá, xấu yếu thì phun thêm B1, Atonik…, thường xuyên tỉa lá già để tạo độ thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát sinh.
>>> Xem thêm bài viết cây tùng thơm, chăm sóc cây tùng thơm đúng cách

Ý nghĩa của cây Hồng Môn

Với màu hoa đỏ thẫm, cánh hoa và lá hình trái tim, cây thể hiện tình yêu bất diệt, tượng trưng cho sự may mắn, vận khí hanh thông, sự bình an và yên ổn.

Trong phong thủy, Hồng môn là cây cảnh phong thủy của người mệnh Hỏa, theo ngũ hành tương sinh, nếu bạn mang mệnh Hỏa thì việc sở hữu một chậu Hồng môn sẽ đem lại tài vận và may mắn cho bạn đấy.


Cây Hồng Môn hợp mệnh gì, hợp tuổi nào?

Theo các chuyên gia, loài cây này rất hợp với những người mệnh Hỏa. Chính vì màu sắc của lá bắc là màu đỏ, còn lá cây lại mang màu xanh, đây đều là những màu tương sinh tương hợp với người mệnh này.

Hành Hỏa là lửa, với sức nóng, đỏ rực và nhiệt huyết. Hỏa có thể mang tới ánh sáng, sự ấm áp nhưng cũng có thể đại diện cho sự bùng nổ hay bạo tàn. Những người mang mệnh Hỏa thường năng động, linh hoạt, hừng hực sức sống nhưng đôi khi dẫn đến quá nóng nảy, bộp chộp, làm việc bất chấp hậu quả, không suy tính trước sau nên gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.

Nếu người mệnh này trồng một chậu Hồng Môn trang trí trong nhà, góc phòng đọc sách hay bàn làm việc, dường như sẽ mang đến nhiều may mắn cho họ. Một mặt màu đỏ của hoa vẫn tiếp thêm những năng lượng tích cực và nhiệt huyết như “lửa” cho người mệnh này. Mặt khác lá cây xanh mướt như khắc chế được bớt sự kiêu ngạo, bốc đồng cùng những tính cách không tốt của mệnh Hỏa.

👉 Những người mang mệnh Hỏa sinh nhằm các năm:

* Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987): mệnh Lư Trung Hỏa

* Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995): Sơn Đầu Hỏa

* Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009): Tích Lịch Hỏa

* Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017): Sơn Hạ Hỏa

* Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965): Phú Đăng Hỏa

* Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979): Thiên Thượng Hỏa

Tất cả những người tuổi này đều mang mệnh Hỏa nên có thể trồng cây Hồng Môn để chiêu tài rước lộc, mang thêm may mắn đến cho bản thân và gia đình.

Bên cạnh đó người mệnh Thổ cũng rất phù hợp trồng cây này, sẽ mang đến tài lộc và may mắn.


Những vị trí đặt chậu cây Hồng Môn thích hợp nhất

- Trên bàn làm việc: đây là nơi có ánh sáng tốt, chúng sẽ hút các tia điện tử độc hại từ máy tính nên rất tốt cho mắt và da, đặc biệt khi bạn phải tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại.

- Ban công, cửa sổ: nếu đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng như nơi này thì cây sẽ cho hoa nhiều hơn, đẻ nhánh nhiều hơn.

- Quầy thu ngân, lễ tân: cây mang ý nghĩa mang đến sự may mắn và tiền bạc nên thích hợp để vị trí này nhằm mang lại may mắn trong kinh doanh.

- Trang trí nhà hàng, khách sạn:
với màu sắc tươi sáng, sang trọng, nếu kết hợp với những chậu màu trắng, hồng sẽ làm cho không gian sang trọng hơn.

- Các công trình nội thất: đối với những quán cafe, sân vườn, hay những bức tường mộc đơn giản, việc bố trí cây Hồng môn sẽ khiến không gian có điểm nhấn và sinh động hơn.

Nhận xét