Hoa Thúy Điệp - Vẻ đẹp dịu mát trang trí ngôi nhà

Nên trồng cây gì trước của nhà? 10 cây phong thủy trước nhà rước tài lộc

Nên trồng cây gì trước nhà để giữ được sự thoáng đãng, sạch sẽ và mang lại sức sống, sinh khí cho gia chủ? Cùng Khuôn chậu cảnh Công CNC điểm danh ngay 10 loại cây này nhé!

Cây xanh không chỉ mang lại sự trong lành, thanh lọc không khí, xua đuổi côn trùng mà lựa chọn phù hợp còn giúp mang tài lộc, bảo vệ gia chủ khỏi những điều không may. Trong phong thủy, phía trước ngôi nhà được xem là nơi sinh khí và sinh tài lộc, tuy nhiên không phải ai cũng biết nên trồng cây gì trước nhà để mang đến may mắn. Dưới đây là một số gợi ý mà Công CNC dành cho bạn.
10 loại cây phong thủy nên trồng trước nhà mang lại may mắn cho gia chủ

1. Cây tre, trúc cảnh

Khi trồng trước nhà loại cây có dáng thanh mảnh, cao ráo đều mang lại phong thủy tốt. Hai loại cây tre và trúc cảnh mang nét mềm mại, dù gặp mưa gió, điều kiện khắc nghiệt vẫn đứng vững, hiên ngang. Tre là biểu tượng của sức sống, sự trường thọ, đoàn kết bền vững bởi tre sống theo khóm, sinh trưởng tốt dù sống ở nơi đất cằn sỏi đá.

Trúc còn mang ý nghĩa rất tốt đẹp, là hình ảnh của trời đất rộng dài, trường xuân vĩnh cửu. Nên trong phong thủy, trước nhà trồng một khóm tre, trúc sẽ đem lại may mắn, tốt lành, xua đi những rủi ro, vận xui cho gia chủ.
Cây trúc cảnh mang lại may mắn khi trồng trước cửa nhà

Cách chăm sóc tre, trúc:

- Nên trồng trong loại đất có khả năng giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, độ pH từ 5 – 5.7
- Trồng cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng hoặc trong bóng râm đảm bảo 70% ánh sáng. Nếu trồng trong môi trường thiếu sáng, thân cây sẽ bị muội đen và trở nên yếu ớt hơn nhiều.
- Các loại tre trúc sẽ bị chậm phát triển nếu như đất quá ẩm hay bị ngập úng, vì thế cần phải tưới nước cẩn thận, đủ liều lượng, đủ độ ẩm cho cây.
- Phun bón lá cho cây định kỳ 30 ngày/lần, bón phân vi sinh tổng hợp 30 – 40 ngày/ lần.

2. Cây cau cảnh

Cây cau cảnh có thân mảnh mai, cao vút, không làm khuất ánh sáng, nắng sớm hay ngăn cản gió thổi vào nhà. Cau cảnh giúp tăng cường dương khí, giảm âm khí, mang may mắn vào nhà và đem lại cảm giác an bình cho gia chủ.

Cây cau cảnh mang cảm giác bình yên cho gia chủ

Cách chăm sóc cau cảnh:

- Nên trồng cây ở nơi có thể đón được nhiều ánh sáng mặt trời.
- Môi trường sống thông thoáng, đất dễ thoát nước.
- Cây ưa nước nên phải tưới nước thường xuyên, không để đất quá khô hạn nhưng không để đất bị ẩm ướt hay ngập úng lâu.
- Định kỳ 2 tháng tưới cây bằng nước phân chuồng để cây phát triển và đảm bảo độ xanh lá.
- Nếu trồng cau cảnh trong chậu thì sau 2 – 3 năm, khi cây đã phát triển cao lớn hơn thì nên thay đất cho cây, bởi nếu sống trong môi trường thiếu dinh dưỡng, cây sẽ vàng lá và trở nên héo úa.

3. Cây dừa cảnh

Về mặt sức khỏe, dừa cảnh có khả năng thanh lọc không khí, giữ môi trường sống sạch sẽ cho gia đình nên được nhiều người lựa chọn trồng trước nhà.

Về mặt phong thủy, cây dừa cảnh chính là loại cây mang lại những điều may, tốt lành cho gia chủ; giúp công việc làm ăn của bố mẹ thuận lợi, công việc học hành của con cái suôn sẻ.

Cách chăm sóc cây dừa cảnh:

- Dừa cảnh không dễ trồng nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng.

- Đất trồng cây cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đất ẩm nhưng khả năng thoát nước tốt như đất thịt, đất phù sa hay đất cát pha…

- Đảm bảo tưới nước thường xuyên cho cây, nhất là trong những ngày mới trồng, không để đất khô hạn làm cây bị héo úa.

- Dừa cảnh ưa sáng nên cần trồng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, trồng ở nơi khuất sáng thì lá cây sẽ bị vàng và không còn độ xanh bóng, sức phát triển cũng chậm lại.

- Bón phân ít nhất 2 lần/ năm vào đầu và gần cuối mùa mưa.

- Khi cây mới 1 – 2 tuổi, cần xịt thuốc trừ bọ cánh cứng hàng tháng vào đọt để ngăn chặn chúng cắn phá dừa khi còn non.

4. Cây họ cam, chanh

Trong phong thủy, cam và chanh có nhiều lá tròn xoe viên mãn, cành quả nặng trĩu, là hình ảnh tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng. Cây càng sai quả thì sẽ càng đại cát, đại lợi. Nếu trồng cam quýt ở hướng Đông Nam thì gia chủ sẽ càng giàu có, thu hút được tài vận.

Theo quan niệm, cam canh khi chín đều có màu vàng, cam được phát âm là kim nên tượng trưng cho vàng.

Cây cam cảnh tượng trưng cho sự thịnh vượng

Cách chăm sóc cam, quýt:

- Cam, quýt có thể sống và phát triển trong khoảng 13 – 39 độ C, cây sẽ ngừng sinh trưởng dưới 13 độc C và chết ở -5 độc C.

- Cây không thích ánh sáng chiếu trực tiếp và phù hợp với cường độ ánh sáng vào lúc sáng sớm và chiều muộn, vì thế nên trồng cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ nhàng.

- Đất trồng cam quýt phải đảm bảo độ thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, giàu dinh dưỡng, độ pH thích hợp là từ 5 – 7.

- Khi mới trồng nên tưới ướt đẫm đất cho cam quýt, sau đó tưới 2 ngày/ lần, khi cây xanh tốt ổn định rồi thì tưới 5 – 7 ngày/ lần. Vào mùa khô hạn nên tưới 3 – 5 ngày/lần, không để gốc cây khô quá nhưng cũng cần tưới sao cho thoát nước kịp, không bị úng.

- Hằng năm nên quét vôi, xử lý thuốc trừ nấm bệnh vào gốc cây cam, quýt.

5. Cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan có sắc lá xanh bóng, rìa lá màu vàng tươi, giàu sức sống nên rất tốt trong phong thủy. Đây là cây của sự phát tài, có thể hấp thụ những luồng khí không tốt, xua đi đều đen đủi và mang lại tài lộc, may mắn, sức khỏe cho những người cùng sống trong khuôn viên ngôi nhà đó.

Thiết mộc lan thể hiện cho mong muốn phát tài, phát lộc

Cách chăm sóc thiết mộc lan:

- Cây có khả năng sống tốt và sống lâu nếu được trồng ở nơi có ánh sáng râm mát, đủ ánh sáng.
- Nên có chế độ chăm sóc định kỳ cho cây, 2 ngày tưới nước 1 lần và bón phân lân hàng tháng.
- Cây thiết mộc lan có sức sống tốt, ít bị sâu bệnh, chỉ cần chăm sóc và theo dõi thường xuyên.

6. Cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong y học, cây có khả năng hấp thụ nhiều khí độc, xua đuổi muỗi nên người ta thường chọn ngũ gia bì để trồng trước nhà. Còn trong phong thủy, cây ngũ gia bì mang ý nghĩa của sự trường thọ, may mắn.

Cây ngũ gia bì giúp xua đuổi nguồn khí độc, hút may mắn

Cách chăm sóc ngũ gia bì:

- Cũng là loại cây ưa sáng nên trồng ngũ gia bì cần lựa chỗ có thể hứng nhiều ánh sáng, không bị che khuất bởi những cây cao lớn khác.
- Cây không chịu được đất ẩm ướt, ngập úng nên cần chú ý tưới nước với lượng vừa đủ, có thể 2 ngày tưới nước một lần cho cây.
- Lân và Kali là hai loại phân bón thích hợp cho ngũ gia bì. Khoảng 25 – 30 ngày tưới 1 lần theo tỉ lệ Lân : Kali là 1 : 1.5 và tưới đẫm. Khi cây có hiện tượng vàng lá, héo úa có thể tưới thêm Dinamic để cây chóng hồi phục.

7. Cây hoa hòe

Nhắc đến các loại cây nên trồng trước nhà không thể không nhắc đến cây hoa hòe. Cây hoa hòe là cây phong thủy trước nhà có nhiều công dụng đặc biệt như: lá và hạt cây làm thuốc, làm thực phẩm, làm trà; hoa dùng để nhuộm màu; hạt dụng dùng làm thuốc sáng mắt, bổ não, kéo dài tuổi thọ, kích mọc tóc; là loại thực vật có lợi cho sức khỏe, giúp kéo dài tuổi xuân.

Về giá trị phong thủy, người xưa có câu “Một cây hòe trước nhà, không chiêu báu cũng chiêu tiền bạc”, vì thế nếu trồng cây hoa hòe trước nhà, sẽ mang lại tiền tài, công danh, sự nghiệp cho gia chủ.


Cây hoa hòe mang lại nhiều tác dụng trong cuộc sống và phong thủy

Cách chăm sóc cây hoa hòe:

- Hòe có rễ cọc, khả năng chịu hạn tốt nên không cần phải tưới nước nhiều, cần nhất là tưới đủ nước cho cây vào mùa khô.
- Khi cây cao khoảng 1.2 – 1.5 m thì nên tiết hành cắt ngọn cho cây ra cành, sau đó tiếp tục bấm ngọn cho cây ra cành cấp 2. Cây càng ra nhiều cành thì hoa nở càng nhiều, càng đẹp hơn.
- Hòe cũng ít bị sâu bệnh. Vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 âm lịch là thời gian cây ra lộc, cành lá còn non nên có thể mắc một số bệnh như nấm thân, thối rễ, rệp xám, nhện đỏ, bọ cánh cứng hay sâu đục thân. Có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để loại trừ.

8. Cây vạn niên thanh

Hình dáng thân cây vạn niên thanh uốn lượn mềm lại, trồng vạn niên thanh trước nhà, bám vào cổng, tường thành sẽ tạo nét đẹp bình yên, nhẹ nhàng cho những người sống trong nhà.

Đối với sức khỏe, cây vạn niên thanh có khả năng thanh nhiệt, giải độc, trị suy nhược cơ thể; cây còn khả năng như một máy lọc khí, có khả năng hấp thụ một số loại khí độc có trong tự nhiên.

Trong phong thủy, vạn niên thanh mang lại sung túc cho gia chủ, như lời cầu chúc hòa hợp trong hôn nhân và lời chúc sống thọ, sống lâu đối với người lớn tuổi trong nhà.

Cây vạn niên thanh đại diện cho sự sung túc

Cách chăm sóc cây vạn niên thanh:

- Vạn niên thanh có khả năng tích nước ở thân và lá nên vấn đề về nước không quá quan trọng. Có thể tưới nước 2 lần/ tuần và mỗi lần tưới đủ ẩm ½ đất.

- Nên trồng cây ở nơi tránh ánh nắng gắt vào buổi trưa, hứng được ánh sáng vào buổi sáng và chiều tối.

- Cây phát triển nhanh, tốt ở nơi đất thịt rắn chắc, loại đất mùn có nhiều dinh dưỡng, có độ thoáng khí.

9. Cây đại lộc

Nếu bạn đang phân vân nên trồng cây gì trước nhà để mang lại may mắn, hãy lựa chọn ngay cây đại lộc. Cây đại lộc có nhiều dáng đẹp, nên trồng trước nhà sẽ làm đẹp, tạo điểm nhấn nổi bật cho khuôn viên vườn nhà.

Trong phong thủy, cây đại lộc là biểu tượng của tài lộc, thịnh vượng; giúp sản sinh và điều hòa những dòng năng lượng tích cực xung quanh nhà.

Cây đại lộc mang đến nhiều năng lượng tích cực

Cách chăm sóc cây đại lộc:

- Đại lộc là loại cây có khả năng chịu hạn rất tốt nên không sợ cây bị khô héo. Khi trồng cây ngoài trời cần tưới nước hằng ngày. Khi tưới phải tưới thân và lá ướt đẫm để làm sạch bụi bẩn, giúp cây quang hợp tốt.

- Cây ưa thích đất màu mỡ, có nhiều dinh dưỡng và đảm bảo độ thông thoáng, thoát nước tốt.

- Khoảng 2 – 3 tháng cần cung cấp cho cây một lượng phân hữu cơ, phân trùn quế hay phân hoa học để bổ sung năng lượng, cải tạo đất giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

- Cây có thể sống trong môi trường thiếu sáng hay nhiều sáng đều được

- Khi thấy các lá bên dưới bị vàng úa thì cần phải tỉa bỏ đi ngay, tránh ảnh hưởng những lá khác và sức khỏe của cây.

10. Cây tùng

Trồng cây tùng trước nhà sẽ giúp thanh lọc không khí, mang lại một luồng khí trong lành, tươi mát vào nhà, mang lại sức khỏe cho cả gia đình.

Cây tùng có sức sống tốt, có khả năng chịu hạn, chịu được mưa gió nên được ví như hình tượng của đấng nam nhi, mạnh mẽ, kiên cường. Cây tùng cũng có tác dụng trừ tà, mang lại bình yên.

Cây tùng giúp trừ tà, mang lại bình yên

Cách chăm sóc cây tùng:

- Cây tùng ưa sáng, ưa nắng đầy đủ, nắng càng nhiều thì cây càng mang dáng vẻ mạnh mẽ, phong trần hơn.

- Tùng là cây ưa ẩm nên cần được tưới nước đầy đủ và chỉ tưới khi thấy mặt đất nơi trồng đã hơi khô.

- Cây tùng ưa nước bể phốt nên có thể lấy loại nước này để tưới thay phân bón, kết hợp với bón phân NPK để cây sinh trưởng mạnh mẽ.

- Tùng thường gặp một số loại bệnh như rệp trắng, mốc trắng rễ, thối rễ,… Vì thế cần trồng cây trong môi trường thông thoáng để đảm bảo cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Lưu ý khi trồng cây phong thủy trước nhà

- Nên trồng những cây có thân mảnh khảnh, cao ráo; không nên trồng những cây to, cành lá sum suê, chúng sẽ che khuất ánh sáng chiếu vào nhà, làm cho ngôi nhà bị thiếu sáng, tối tăm, thiếu dương khí,… như thế sẽ không tốt cho gia chủ.

- Không nên chỉ trồng một cây đại thụ trước nhà. Nếu không thể chặt được thì nên tỉa bớt cành cho ánh sáng chiếu vào nhà và thắp thêm đèn để hóa giải.

- Không để cây phong thủy trước nhà bị khô hay chết, như vậy gia chủ sẽ phải chịu những điều không hay. Nên cần phải chăm sóc cây tốt, giữ cho cây luôn xanh tươi, sinh trưởng tốt. Nếu cây chết thì phải nhanh chóng chặt đi và trồng thay thế cây khác vào.

Với bài viết trên, Khuôn chậu cảnh Công CNC mong rằng bạn đã có được câu trả lời nên trồng cây gì trước nhà để có được may mắn và bình an. Đừng quên chú ý đến các yếu tố phong thủy nhà ở để hạn chế những điều xui xẻo, mang đến những điều may mắn, cát lộc cho gia đình.
https://khuonchaucongcnc.blogspot.com

Nhận xét