- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Cây Vạn Lộc hay còn gọi là Cây Thiên Phú, thuộc họ thực vật Ráy. Cây có nguồn gốc từ Indonexia, Thái Lan. cây Vạn Lộc là cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây mang lại một ý nghĩa phong thủy tốt và đem lại tài lộc, may mắn cho người sở hữu nó, chính vì điều này nên Vạn Lộc là cây cảnh rất được ưa chuộng.
Trong phong thủy, nếu trồng Vạn Lộc trong nhà sẽ mang lại cảm giác bình yên, xua đi những điều không may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, Cây Vạn Lộc còn được dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác trong dịp lễ tết, khai trương… Nó thay lời chúc may mắn, làm ăn thịnh vượng nhiều tài lộc.
Đặc điểm của cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc là cây dạng thân thảo mọc theo bụi, không phân cành và nhánh. Vạn Lộc có 2 loại là loại Vạn Lộc lá đỏ và Vạn Lộc lá xanh. Lá cây dày, bề mặt lá bóng có dạng hình trứng rộng. Đỉnh lá nhọn, mép lá nguyên lượn sóng. Lá mọc đan xen xếp từng tầng tròn quanh thân mang lại cảm giác cân đối và thu hút người nhìn. Vạn Lộc lá đỏ viền xanh, đốm hồng cà xanh khắp mặt lá tạo ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên.Vạn Lộc lá đỏ
Vạn Lộc lá xanh
Trong nhóm Vạn Niên Thanh lá màu thì Vạn Lộc là cây rất được ưa thích. Với bộ rễ cây màu trắng ngà, lá cây mềm mại lượn sóng, màu sắc tự nhiên, cùng sắc trắng của hoa tạo nên vẻ đẹp tinh tế sang trọng của câyHình ảnh hoa Vạn Lộc
Đặc điểm sinh trưởng của cây Vạn Lộc
Vạn Lộc là cây ưa ánh sáng, chịu bóng bán phần, chịu hạn kém. Vì vậy Vạn Lộc phù hợp trồng làm cây cảnh trang trí nội thất, cây xanh văn phòng, cây phong thủy,…
Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Lộc
Ngay cái tên của cây cũng gợi cho chúng ta biết phần nào ý nghĩa của cây. Vạn có nghĩa là nhiều, lộc nghĩa là tài lộc, tiền tài, may mắn. Người ta, tin rằng Vạn Lộc là cây mang lại tài lộc, may mắn tràn đầy cho chủ sở hữu, gia chủ. Vạn Lộc có thể sống tốt trong môi trường đất, thủy sinh, cây có sức sống khỏe mạnh. Khi trồng trong môi trường thủy sinh làm nổi bật bộ rễ trắng ngà của cây tôn lên vẻ đẹp tinh tế của cây. Góp phần tăng sức sống cho không gian xung quanh. Điều này cũng mang ý nghĩ tượng trưng cho sự trong sạch, ngay thẳng.
Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Lộc
Ngay cái tên của cây cũng gợi cho chúng ta biết phần nào ý nghĩa của cây. Vạn có nghĩa là nhiều, lộc nghĩa là tài lộc, tiền tài, may mắn. Người ta, tin rằng Vạn Lộc là cây mang lại tài lộc, may mắn tràn đầy cho chủ sở hữu, gia chủ. Vạn Lộc có thể sống tốt trong môi trường đất, thủy sinh, cây có sức sống khỏe mạnh. Khi trồng trong môi trường thủy sinh làm nổi bật bộ rễ trắng ngà của cây tôn lên vẻ đẹp tinh tế của cây. Góp phần tăng sức sống cho không gian xung quanh. Điều này cũng mang ý nghĩ tượng trưng cho sự trong sạch, ngay thẳng.
Hình ảnh Cây Vạn Lộc lá xanh trong môi trường thủy sinh
Trong phong thủy, nếu trồng Vạn Lộc trong nhà sẽ mang lại cảm giác bình yên, xua đi những điều không may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, Cây Vạn Lộc còn được dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác trong dịp lễ tết, khai trương… Nó thay lời chúc may mắn, làm ăn thịnh vượng nhiều tài lộc.
>>> Xem thêm bài viết hoa hồng và ý nghĩa loài hoa này
Ngoài ra Vạn Lộc cũng được trồng trang trí công viên, bồn hoa đường phố, nhà hàng, khách sạn… Với vẻ đẹp ấn tượng cùng màu sắc lá tươi tắn nhự nhiên, cây mang lại cảm giác mới mẻ , tươi trẻ cho không gian xung quanh.
Về mặt sinh học, Vạn Lộc có tác dụng hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại gây bệnh cho con người, giảm bớt khói bụi, thanh lọc không khí giúp mang lại không gian sống và làm việc sạch sẽ, trong lành.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc
Nhân giống cây: cây Vạn Lộc thường được nhân giống bằng cách tách cây con, tách chồi.
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc trong đất
Đất trồng: Vạn Lộc có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Có thể trộn thêm ít tro, chấu, sơ dừa. Hoặc bạn có thể mua trực tiếp đất hữu cơ ở ngoài cửa hàng về trồng.
Cách trồng: Đặt cây vào chậu rồi lấp đất cao đến hết cổ rễ cây. Nén nhẹ đất quanh gốc cây để cây thẳng cho dáng đẹp. Không quá chặt vì sẽ gây tổn thương rễ. Tưới nước cho ẩm đất ngay sau khi trồng cây.
Cách chăm sóc: là cây ưa ánh sáng nhưng nên không đặt cây ở vị trí có ánh nắng gay gắt chiếu vào. Ánh sáng khoảng 50- 70%. Nên tưới ngày 1- 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc trong môi trưởng thủy sinh
Tiến hành rửa nhẹ nhàng sạch rễ cây. Vạn Lộc là loài cây có bộ rễ đẹp nên người chơi cây thường dùng bình thủy tinh để trồng cây. Như vậy có thể ngắm nhìn hết vẻ đẹp của cây. Khi đặt cây vào chậu, bình cần tạo dáng rễ, thân cây vừa đẹp mà cây lại đứng vững rồi đổ dung dịch thủy canh vào. Trang trí thêm cho chậu bằng đá cảnh, viên ngậm nước các màu để tăng vẻ đẹp của chậu cây và nhìn bắt mắt hơn. Cần thường xuyên thay nước 1-2 tuần/ 1 lần cho cây để cây được tươi tốt.
Lưu ý khi chọn chậu cần chọn kích thước phù hợp với cây. Nên chọn chậu có chiều cao bằng 2/3 chiều cao cây. Cũng có thể thay đổi theo sở thích của mỗi người.
Chú ý: không thay nước khi chưa lấy cây ra ngoài. Nếu rễ cây có biểu hiện thâm đen, có mùi thối, lá úa vàng thì nên bổ sung OLC với lượng phù hợp nhằm giúp rễ cây hô hấp tốt hơn.
Dù là cây trồng trong nước hay đất, bạn nên thường xuyên cho cây ra tắm nắng nhẹ 1 tuần khoảng 2 ngày. Việc làm này có tác dụng để cây luôn khỏe, đẹp. Bón thêm phân hữu cơ với lượng phù hợp để cây đủ dinh dưỡng phát triển ( 1 lần/ tháng).
Tác dụng của cây Vạn Lộc
Cây thường được trồng trong chậu nhỏ hoặc trong chậu chứa nước thủy sinh để trang trí bàn làm việc, của sổ, bàn ăn, phòng khách, cửa sổ… Ngoài có tác dụng làm đẹp cảnh quan xung quanh cây còn có ý nghĩa phong thủy tốt.Ngoài ra Vạn Lộc cũng được trồng trang trí công viên, bồn hoa đường phố, nhà hàng, khách sạn… Với vẻ đẹp ấn tượng cùng màu sắc lá tươi tắn nhự nhiên, cây mang lại cảm giác mới mẻ , tươi trẻ cho không gian xung quanh.
Về mặt sinh học, Vạn Lộc có tác dụng hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại gây bệnh cho con người, giảm bớt khói bụi, thanh lọc không khí giúp mang lại không gian sống và làm việc sạch sẽ, trong lành.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc
Nhân giống cây: cây Vạn Lộc thường được nhân giống bằng cách tách cây con, tách chồi.
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc trong đất
Đất trồng: Vạn Lộc có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Có thể trộn thêm ít tro, chấu, sơ dừa. Hoặc bạn có thể mua trực tiếp đất hữu cơ ở ngoài cửa hàng về trồng.
Cách trồng: Đặt cây vào chậu rồi lấp đất cao đến hết cổ rễ cây. Nén nhẹ đất quanh gốc cây để cây thẳng cho dáng đẹp. Không quá chặt vì sẽ gây tổn thương rễ. Tưới nước cho ẩm đất ngay sau khi trồng cây.
Cách chăm sóc: là cây ưa ánh sáng nhưng nên không đặt cây ở vị trí có ánh nắng gay gắt chiếu vào. Ánh sáng khoảng 50- 70%. Nên tưới ngày 1- 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc trong môi trưởng thủy sinh
Tiến hành rửa nhẹ nhàng sạch rễ cây. Vạn Lộc là loài cây có bộ rễ đẹp nên người chơi cây thường dùng bình thủy tinh để trồng cây. Như vậy có thể ngắm nhìn hết vẻ đẹp của cây. Khi đặt cây vào chậu, bình cần tạo dáng rễ, thân cây vừa đẹp mà cây lại đứng vững rồi đổ dung dịch thủy canh vào. Trang trí thêm cho chậu bằng đá cảnh, viên ngậm nước các màu để tăng vẻ đẹp của chậu cây và nhìn bắt mắt hơn. Cần thường xuyên thay nước 1-2 tuần/ 1 lần cho cây để cây được tươi tốt.
Lưu ý khi chọn chậu cần chọn kích thước phù hợp với cây. Nên chọn chậu có chiều cao bằng 2/3 chiều cao cây. Cũng có thể thay đổi theo sở thích của mỗi người.
Chú ý: không thay nước khi chưa lấy cây ra ngoài. Nếu rễ cây có biểu hiện thâm đen, có mùi thối, lá úa vàng thì nên bổ sung OLC với lượng phù hợp nhằm giúp rễ cây hô hấp tốt hơn.
Dù là cây trồng trong nước hay đất, bạn nên thường xuyên cho cây ra tắm nắng nhẹ 1 tuần khoảng 2 ngày. Việc làm này có tác dụng để cây luôn khỏe, đẹp. Bón thêm phân hữu cơ với lượng phù hợp để cây đủ dinh dưỡng phát triển ( 1 lần/ tháng).
Hình ảnh chậu Cây Vạn Lộc tại vườn ươm
Nhận xét
Đăng nhận xét