- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Cây Ngọc Ngân Là Gì? Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Cây ngọc ngân là loài cây thân thảo được trồng tại văn phòng, nhà ở hay quán cafe, trong phong thủy cây giúp đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống, công việc cũng như đời sống tình cảm. Hãy cùng Công CNC tìm hiểu thêm về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm cây ngọc ngân.
Cây ngọc ngân còn gọi là cây Valentine, có tên danh pháp là
Dieffenbachia Picta, thuộc họ Ráy. Cây có rễ chùm nên sinh trưởng rất nhanh,
thường mọc thành bụi. Cây trưởng thành cao khoảng 30-50cm. Lá cây mềm,
hình bầu dục, màu xanh đốm trắng khá nổi bật. Chính sự kết hợp màu sắc lá này
mà cây Ngọc Ngân khiến mọi người thích thú ngay những ánh nhìn đầu tiên.
Công dụng của cây ngọc ngân.
Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây ngọc ngân còn là loài cây có
giá trị thẩm mỹ cao, thường được dùng để trang trí nhà cửa, vườn tược, các công
trình cây quan để tạo không gian thoáng mát. Nhờ màu xanh tươi mát
cùng với những đốm trắng trên lá mà cây có sự khác biệt rõ rệt. Chúng khiến cho
không gian thêm tươi sáng, sang trọng hơn.
Hơn nữa cây còn giúp lọc sạch không khí, loại bỏ bụi bặm và
khử độc cho môi trường sống. Cây còn tỏa năng lượng tích cực giúp giải tỏa căng
thẳng hiệu quả. Những loại bụi bẩn hay vi khuẩn gây hại cũng giảm đi đáng kể.
Do vậy mà chúng giúp hạn chế ho, hắt hơi, sổ mũi,… và những bệnh liên quan đến
đường hô hấp.
Ý nghĩa phong thủy của cây ngọc ngân.
Theo phong thủy, ngọc ngân được mệnh danh là cây tài lộc mang về tiền tài, may mắn và thịnh vượng cho chủ nhân. Với dáng cây tao nhã, sang trọng, loài cây này lại có thêm đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc và xanh tốt quanh năm nên Ngọc Ngân thường đem lại những điều may mắn, tích cực. Người ta tin rằng có cây ngọc ngân trong nhà hay phòng làm việc sẽ làm may mắn mỉm cười và tài lộc hưng vượng.
Chữ “ngọc” ý chỉ con người, quan niệm xưa nghĩa ai mang ngọc
bên người thì nhờ đó mà tụ lại những sinh khí, vận khí quanh đó về người mang
ngọc nên mới có câu “ngọc dưỡng người” cũng như ngọc ngày xưa rất quý giá,
không phải ai cũng có để mang và nhiều dạng trong đó có lục ngọc như màu xanh của
cây này nên người ta dùng từ này ghép với từ “ngân” để ám chỉ sự giàu
sang, phú quý.
Để phát huy tác dụng phong thủy, bạn có thể đặt cây tại hướng
Đông Nam, sẽ tích trữ nhiều năng lượng tích cực, vận khí trở nên tốt hơn.
Cây còn có tên Valentine, một trong các đại diện cho tình
yêu, các cặp đôi có thể mua ngọc ngân làm quà tặng trong lễ tình nhân để thể hiện
tâm ý, tình cảm chân thành dành cho nhau.
Xét về mặt cung mệnh thì cây ngọc ngân rất hợp hành Kim bởi
màu trắng của loài cây này, mà trong thuyết ngũ hành thì thổ sinh kim, kim sinh
thủy cho nên mệnh Thủy và Thổ cũng khá hợp khi trồng cây này trong nhà để giúp
khắc chế tính xấu của bản thân và mang may mắn, danh vọng cho chủ mệnh.
>>> Xem thêm bài viết: Cây linh sam, cách trồng và chăm sóc
Cây ngọc ngân có độc không?
Tuy rằng cây ngọc ngân có nhiều ý nghĩa hay và tác dụng rất có ích cho đời sống nhưng cây lại mang chất độc chỉ có họ Ráy có là chất Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt thành phần này chứa nhiều trong nhựa cây. Loại độc tố này khi dính lên da sẽ gây ngứa ngáy khó chịu mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Tuy nhiên, cảm giác ngứa này cũng khá phiền nên khi chăm sóc
cây, bạn nên mang găng tay để hạn chế tiếp xúc với mủ cây đặc biệt là khi cắt tỉa
chúng.
Không chỉ vậy, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng thì
bạn nên đặt cây ở vị trí cách xa tầm với của trẻ và thú cưng, tránh để cho trẻ
nhỏ nghịch ngợm và hiếu động sẽ bứt lá cây cho vào miệng.
Độc của cây ngọc ngân không quá mạnh nhưng có thể gây nên
các triệu chứng như nóng rát miệng, lưỡi và cổ họng, nôn mửa và khó thở. Nếu bạn
phát hiện ra con trẻ ăn nhầm phải lá cây mà có các biểu hiện này thì nên cho trẻ
súc miệng nhiều lần bằng nước sạch rồi đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được
chữa trị kịp thời.
Cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân.
Trồng trong đất
Bạn chọn vị trí trồng hay lựa chọn chậu cây vừa ý, cho đất
vào. Chú ý dùng loại đất tơi, xốp, dễ dàng thoát nước. Sau đó, bạn chỉ cần
đào hố và cho cây giống vào, lấp đất lại là xong. Lưu ý đặt cây vào hố đất nhẹ
nhàng và nhớ tưới cây sau khi trồng.
Trồng thủy sinh
Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị chậu cây vừa ý,
tốt nhất chọn chậu thủy tinh. Cho cây giống vào chính giữa dùng sỏi hay dây kẽm để
cố định gốc, cho nước đã pha dung dịch thủy sinh vào là hoàn thành.
>>> Xem thêm bài viết: Cây phát lộc là cây gì? Ý nghĩa của cây phát lộc trong phong thủy
Cách chăm sóc cây ngọc ngân
Cây ngọc ngân là loài cây thân thảo ưa bóng mát nên tránh đặt
cây hay trồng nơi có ánh sáng gay gắt. Đồng thời, cây rất ưa ẩm và có khả năng
trữ nước nên lưu ý tưới cây 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm và tránh tưới quá
nhiều dễ gây thối rễ cây.
Chú ý cắt tỉa các lá bị hư, thối hay bị vàng, vệ sinh lá cho
cây. Nếu cây bị sâu bệnh bạn có thể mua thuốc trừ sâu hữu cơ để diệt sâu. Bạn
có thể bón phân hữu cơ cho cây khi vừa mới trồng hoặc 2 - 3 tháng thì bón
1 lần, tránh bón gần gốc vì dễ gây cháy gốc.
Hãy trồng cây Ngọc Ngân ở những nơi có ánh sáng nhẹ hoặc
bóng râm. Hạn chế tối đa việc đặt cây ở những nơi nắng gắt.
Bạn có thể trồng chúng trong nhà hoặc văn phòng làm việc.
Tuy nhiên mỗi tuần bạn nên cho cây ra ngoài tắm nắng tầm 2 tiếng với ánh nắng
trước 9h sáng để cây đủ nắng để quang hợp tạo dinh dưỡng.
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét