Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây Sala Loài Cây Thiêng Liêng, Ý Nghĩa, Các Tác Dụng Của Cây

Mô tả về cây sala

Cây Sala có tên khoa học là Shorea Robusta, dân gian còn gọi chúng là cây Ngọc Kỳ Lân, cây Thala, cây Hàm Rồng,...

Nguồn gốc xuất xứ: Cây sala (cây vô ưu) có nguồn gốc xuất xứ từ miền Trung và Nam Mỹ. Chúng được trồng nhiều tại những ngôi chùa của Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.

Cây SaLa là cây thân gỗ lớn, thân thẳng, lá dày, tán rộng, cây có thể cao từ 30m đến 35m. Lá của cây Sala có hình dạng giống với lá cây Lộc Vừng nhưng lá mỏng và mép lá không có răng cưa. Vì vậy, tại những nơi cần cây công trình lớn thì loài cây này sẽ nằm trong top đầu đề cử. Nó góp phần tạo không gian thoáng mát để mọi người có thể ngồi nghỉ ngơi, thư giãn.

 


Truyền thuyết hoa SaLa

Chùm hoa SaLa nhìn giống với rắn thần(Naga). Mỗi bông hoa giống như đầu và miệng phùng mang che phần nhụy chính giữa có hình một lingam của thần Shiva và nhiều Shivalingam nhỏ bao quanh. Chính vì thế nhìn chùm hoa người ta dễ liên tưởng đến con rắn hổ mang chín đầu, bành mang để bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài nhập tịnh 49 ngày dưới gốc cây Bồ Đề.

Truyền thuyết lưu giữ kể lại khi Đức Phật Thích Ca được hoàng hậu Maya sinh dưới gốc cây SaLa, lúc bà lên cơn đau thì một cành cây đã chìa ra cho bà nắm lấy như tiếp thêm sức mạnh. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn kể rằng Phật Như Nai đã chọn giữa 2 tàng cây này để nằm nghỉ và đi vào Niết Bàn. Khi Ngài vừa nằm xuống chúng nở hoa rực rỡ, thơm ngát, mặc dù lúc đó không phải là mùa ra hoa như kính tiếc giã biệt một bậc Thầy của Trời và người.


Đặc điểm nổi bật của cây sala 

-         Cây sala là cây lâu niên với thân gỗ lớn, cây có thể phát triển tới 30 – 35m (110ft), thân gỗ lớn màu xám đậm.

-         Lá cây sala (vô ưu) to và thuôn dài màu xanh mướt và bóng khá giống với cây lộc vừng nhưng to hơn nhiều, gân lá đậm. Lá cây thường mọc trên cụm ở đầu của cành như những chùm hoa xanh lớn, thường dài 8 đến 31 cm (3 đến 12 inch).


-         Hoa sala : mọc ra trực tiếp từ thân cây. Độ dài của chùm hoa có thể lên tới 80 cm (31 inch). Vào mùa hoa nở, với một cây sala cỡ lớn có thể cho tới hơn 1000 hoa một ngày, toàn bộ thân cây được bao trùm bởi một sắc hoa đằm thắm. Hoa sala có hương thơm ngọt ngào, quyến rũ đặc biệt về buổi đêm và sáng sớm hương thơm của hoa càng nồng nàn hơn. Hoa sala (đầu lân) có chứa rất nhiều phấn hoa. Với hương thơm ngọt ngào chúng thu hút rất nhiều loài ong tới làm mật. Loài ong sử dụng chúng như là một nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong suốt những bữa ăn.
 Một chùm hoa gồm nhiều bông hoa nhỏ với đường kính bông từ 6- 14cm  gồm 6 cánh hoa chính và 2-3 cánh hoa phụ nhỏ. Màu sắc của cánh hoa rất độc đáo từ các sắc thái của màu hồng và màu đỏ xen kẽ với các vân vàng mỏng hướng vào tâm hoa.

 


Khác với các loài hoa khác, nhụy hoa của cây sala khá đặc biệt, chúng có màu hồng sáng, bản lớn và dày mọc lệch từ 1 bên và hơi cong hướng về tâm hoa.

Hoa Sala nở quanh năm, nhưng rộ nhất là từ tháng 2 đến tháng 5.

-         Quả của cây sala có hình cầu khá lớn với vỏ gỗ cứng màu nâu nhạt, đường kính quả lên đến 14 - 25 cm. Một cây có thể đạt tới 150 quả tròn tròn như quả bóng. Khác với hoa, quả cây sala có mùi hôi khó chịu. Phổ biến cây được gọi là “cây cannonball”vì cây không chỉ gồmnhững quả lớn, tròn và nặng, màkhi rơi xuống đấtchúng sẽ tạo ra nhữngtiếng ồn lớn và nổ. Và đương nhiên cây sala thường ít được được trồng sát bên cạnh các lối đi bộ, bởi vì quả rơi xuống có thể dễ dàng gây ra thương tích tử vong.


-         Hạt cây sala: Một quả sala có rất nhiều hạt. Quả nhỏ hơn có thể chứa khoảng 65 hạt, trong khi những quả lớn có thể giữ đến 550 hạt.


Ý nghĩa cây SaLa

Theo dân gian truyền rằng, khi về già đau yếu,Đức phật Thích Ca đã chọn rừng Sa la để làm nơi Niết Bàn ( dịch theo tiếng việt là nơi yên nghỉ ). Do vậy cây sa la thường được gắn liền với đạo phật và được trồng trước cửa đền, chùa.

Cây sa la còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trong trắng, thanh cao, thanh khiết, thư thái, thanh tịnh.

Theo phong thủy của người Việt thì trồng cây sa la,trong khuôn viên nhà mình sẽ luôn mang lại sự an lành, may mắn, hạnh phúc. 

Nhiều người nhận xét rằng khi nhìn thấy hoa SaLa trong tâm bỗng khởi lên niềm hoan hỷ lạ kỳ. Giúp tâm hồn người ta trở nên an lành, tĩnh lặng lạc quan về ngày mai. Loài hoa SaLa nhắc người ta tìm về bản tính có sẵn khi sinh ra: hiền lành và yêu thương tất cả mọi người.

Ngoài ý nghĩa tâm linh nó còn có tác dụng chữa bệnh trong đời sống hằng ngày. SaLa có chứa các chất kháng sinh, kháng nấm nên có tác dụng sát khuẩn và giảm đau. Người ta dùng loài cây này để chữa bệnh cảm lạnh và đau bụng. Nước ép từ lá của SaLa được dùng để chữa các bệnh ngoài da.


Sala có tác dụng gì?

1 Trang trí

Tuy mới được du nhập vào nước ta chừng vài năm nhưng cây sa la đã được nhiều nhiều người chơi cây cảnh săn đón bởi đây là loài cây có nhiều giá trị khác nhau.

Cây sa la có thân thẳng đứng, vươn cao, có hoa đẹp và mùi hương quyến rũ nên thường là nơi dừng chân của du khách hay những người tu hành để chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn giá trị linh thiêng của loài cây này.

Tán cây sa la rất rộng, thân cao,thường được trồng để làm bóng mát ở các nơi như: Đền, chùa, công viên, khu đô thị. Ngoài ra còn được trồng để phủ xanh đồi núi trọc, tạo bầu không khí trong lành, cùng với nhiều loài cây khác từ đó làm lá phổi xanh cho nhân loại.

 


>>> Xem thêm bài viết 7 cây cảnh để bàn máy tính hút bức xạ máy tính hiệu quả

2 Làm dược liệu chữa bệnh

Các bộ phận của cây sa la đều có công dụng tốt đối với sức khỏe con người như:

Lá cây sa la thì dùng để đun tắm chữa trị các bệnh ngoài da, một số người còn dùng lá non để chữa đau răng.

Nhựa cây sa la có tính kháng sinh, kháng nấm mạnh, do đó còn được dùng để khử trùng vết thương,giảm đau tại chỗ rất tốt.

Ngoài ra theo nghiên cứu của ngành Y dược Ấn Độ thì cây sa la còn được dùng để chữa bệnh phụ khoa của phụ nữ.


3 Làm trà thảo mộc

Những người thích nghiên cứu về trà đạo đã dùng hoa sa la sao khô rồi đem hãm nước uống như trà xanh cũng có tác dụng giảm chứng mất ngủ, đường huyết cũng ổn định. Người bệnh Tăng đường huyết cũng nên áp dụng phương pháp này để thay thế cho các các loại tân dược hiện nay.

>>> Xem thêm bài viết cây tùng la hán, cách trồng và chăm sóc

4 làm gỗ chế biến

Cây sa la có chất gỗ cứng, thân to nên còn được dùng trong nghề Mộc, để chế tác, trạm trổ ra những bộ bàn ghế,giường, tủ..


Có nên trồng cây SaLa trước nhà?

Quan niệm trồng cây “trước cau sau chuối” đã có nhiều thay đổi. Vị trí trồng cây sẽ được chủ nhà quyết định do cách nghĩ và sở thích của mình. Cây Ngọc Kỳ Lân được coi là loài cây linh thiêng được nhiều người chọn trồng trước nhà hoặc trong sân vườn. Người ta tin rằng nó sẽ mang lại cho gia đình những may mắn tốt lành.

Với tán cây cao rộng, lá xanh quanh năm cùng hương hoa dịu nhẹ đã tạo được điểm nhấn cho không gian sống. Do đó khi thiết kế sân vườn cho các ngôi nhà biệt thự người ta đã mạnh dạn đưa loài cây này vào.

Vị trí trồng, đặt cây 

Nếu chọn cây sa la là cây cảnh thì nên đặt ở hướng Đông vì theo quan niệm của người việt, hướng đông là hướng mặt trời mọc, cây được chiếu sáng đầy đủ sẽ phát triển tươi tốt. Trồng cây ở hướng này sẽ đem lại sự thịnh vượng, phát tài phát lộc cho gia chủ. 


Xem thêm bài viết khác trên trang blog: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét