Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Giới thiệu về cây si - Ý nghĩa và tác dụng của cây si là gì?

Cây Si là một trong bốn loài cây trong bộ cây tứ trụ có tuổi thọ cao nhất và được trồng nhiều ở nước ta. Không những là cây xanh có bóng mát tuyệt vời thu hút người chiêm ngưỡng bởi dáng cây đẹp, tán xòe rộng, nhiều rễ phụ mọc từ cành nhánh nhỏ buông rủ xuống đung đưa trong gió tạo nét đẹp nhẹ nhàng, bình dị mà cây Si rất gần gũi và ưa chuộng trồng phổ biến làm cây xanh đô thị, tiểu cảnh sân vườn, cây cảnh bonsai ở nước ta.

Giới thiệu chung về cây si

Thông tin chung về cây Si

Tên thường gọi

Cây si (tên gọi khác là cây gừa)

Tên tiếng anh

Ficus microcarpa

Loại cây

Họ Dâu tằm

Tuổi thọ

Cây sống lâu năm

Nguồn gốc xuất xứ

Đông Nam Á

Nơi sống

Vùng nhiệt đới ẩm có mưa nhiều và nóng

Cây si thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm như: ở ven đường, ven suối, ven rừng thứ sinh. Nó phân bố ở một số quốc gia như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ,… Riêng ở Việt Nam thì cây mọc nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ dọc từ miền Bắc vào đến miền Trung.

Đặc điểm của cây

Cây si là thực vật thân gỗ có kích thước lớn. Trong tự nhiên nếu có điều kiện phù hợp cây có thể phát triển lên tới 30m. Những cây trung bình thường cao khoảng 15-20m. Nó có khả năng phân nhánh cao với rất nhiều cành mọc ngang hướng ra xung quanh. Thân và cành si khỏe mạnh và có độ dẻo dai cao nên rất thích hợp để tạo dáng thành cây bonsai.

Trên thân và các cành si có những sống gờ hoặc các cục bướu nổi lên do quá trình sinh trưởng nhanh chóng. Ngoài bộ rễ đâm sâu trong lòng đất, từ thân và cành cây mọc ra những rễ phụ nhỏ hướng xuống đất nhìn khá đẹp. Các rễ này được hình thành và phát triển đa số trong mùa mưa ẩm để hút nước và ít có tác dụng trong mùa khô.


Lá si có hình trái xoan nhọn ở đầu và khá nhẵn bóng trông khỏe mạnh. Lá cây si có màu xanh khá đạm, mặt trên lá tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nên đậm hơn so với mặt dưới lá. Các lá nhỏ, mọc so le với nhau dài 10-15cm và rộng 5-6cm. Lá cây mọc dày và phân bố sát nên nhìn rất xum xuê và xanh tốt.

Cây si có hoa nở mỗi năm một lần. Sau khi hoa tàn, cây sẽ ra quả vào khoảng tháng 9 tới tháng 12. Quả có dạng hình cầu, xanh khi non và lúc chín thì dần chuyển màu vàng. Trái si không có cuống mà mọc trực tiếp từ chùm quả trên ngọn cây hoặc các cành nhánh.

Nhiều người hay nhầm lẫn mà không biết si và cây sanh khác nhau thế nào. Tuy cả hai rất giống nhau nhưng vẫn có một số điểm để ta phân biệt. Lá cây sanh nhỏ hơn và cong hình chiếc ghe thay vì phẳng như lá si. Rễ cây sanh cũng nhọn chứ không to và bè như rễ si. 


 >>> Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa hoa trà my - Nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng

Ý nghĩa phong thủy của cây si

Theo một số quan niệm phong thủy cho biết, cây si thuộc một trong những nhóm cây ngũ quỷ. Trong đó bao gồm: Liễu, Hòe, Đa, Si và Gạo. Đây là những loại cây mang tính âm. Do đó, nó có thể là nơi trú ngụ của ma quỷ, do vậy không tốt cho vận khí của ngôi nhà.

Ở một số khía cạnh khác, si được biết đến là loài cây thuộc trong bộ tứ linh. Đối với cây tứ linh trong phong thủy sẽ được biết đến là cây cát tường. Do vậy, loại cây này sẽ mang tới những khí tốt cho gia chủ. Khi đặt đúng chỗ, loại cây này còn giúp tăng sinh khí, trấn yểm những mảnh đất xấu, mang nhiều ác khí.

Tác dụng của cây si

Cây si hiện nay được trồng nhiều ở sân vườn, đường phố, công viên…với tán lá rộng cây được trồng như một cây bóng mát, vừa có tác dụng che mát vừa dùng để trang trí, với màu xanh mướt mắt cây còn có tác dụng làm cho môi trường thêm mát mẻ, xanh mướt, tạo cho bầu không khí thêm trong lành hơn, thoải mái hơn.

Cây si có khá nhiều những rễ phụ thân mềm dễ uốn vì thế nó rất thích hợp là cây trồng bonsai. Những nghệ nhân uốn, tạo kiểu cho cây si thành nhiều những hình dáng khác nhau, tùy vào sở thích của mỗi người mà định giá cho cây, chính bởi thế mà cây si bây giờ đang trở thành một cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao.

Cây si còn được trồng trên những bể cá hay hòn non bộ thậm chí nó còn trồng ở ven hồ để giữ đất bởi lớp rễ chùm khổng lồ ôm chặt lấy đất.

Trong đông y, cây si còn có tác dụng để chữa bệnh nữa nhé, ta có thể lấy lá và rễ của cây si về rửa sạch, phơi khô dùng dần. Nó có vị đắng tính mát nên có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, trị tiêu viêm lợi tiểu. Rễ cây si còn có tác dụng chữa cảm, sốt cao, đau nhức xương khớp…

Cách trồng và chăm sóc cây si.

Cách nhân giống cây si

Có thể nhân giống cây si bằng cách chiết cành, giâm hom.

Những cây si hai năm tuổi là có thể cắt cành đem giâm được. Chọn nhánh có độ dài khoảng 50-60cm, dùng dao sắc cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 15-20cm (tính từ đầu ngọn vào), mỗi đoạn nhánh này là một hom.

Chất liệu để giâm hom gồm có đất mùn mặt vườn trộn đều với phân chuồng đã ủ hoai mục.

Bầu bằng nylon (màu đen) có chiều cao 12cm, chiều ngang 10cm, dưới đáy có đục lỗ để nước có thể thoát ra ngoài. Đoạn hom giâm cứ để nguyên cả lá, sau đó cắm sâu khoảng 3-4cm.

Sau khi giâm cành khoảng hai tháng (cao khoảng 25-30cm) là có thể đem trồng vào chậu hoặc trồng ra vườn.

>>> Xem thêm bài viết Cây hợp với mệnh hỏa là cây gì? Tác dụng

Kỹ thuật trồng

Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt; kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu.

Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng.

Không nên trồng trên đất sét, vì cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân chuồng làm đất trước khi trồng.

Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn; tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.

Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh

Trong tạo dựng nghệ thuật tạo cho cây cảnh có nhiều tán để trưng bày; thưởng ngoạn là cách làm lâu đời của người Việt và truyền lại cho ngày hôm nay.

Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bonsai của thế giới đã được cải biến không ngừng; nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.

 >>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét