- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Lan kiếm là loài thực vật thuộc dòng địa lan và có tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum. Lan kiếm có nguồn gốc từ Đông Á và thường xuất hiện ở các vùng rừng nhiệt đới cụ thể là ở các nước: Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, bắc Ấn Độ.
Đặc điểm sinh trưởng
Là giống cây thuộc thân thảo, mọc thành bụi, không có dạng
thân thẳng vươn lên, mà các lá chính là thân mọc chụm lại với nhau tạo thành cá
thể lan rất đẹp. Cây sinh trưởng tốt trong môi trường có độ ẩm cao và hạn chế
ánh nắng trực tiếp, thường tốt nhất là nơi có bóng râm cây sẽ phát triểm tốt.
Thân: Kiếm Tiên Vũ là loại lan dễ trồng và dễ chăm sóc
được sống ở vùng độ ẩm cao nên thân cây sẽ phình ra và cao khoảng từ 5-7 cm(có
thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây). Thân cây phình ra rộng khoảng3-5cm.
Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo
thân, mép lá thường có ánh tím. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng
và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu
phình ra.
Lá: Cây Kiếm Tiên Vũ tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài
hơn nhiều. Lá cây bắt đầu ra từ khi nảy mầm và nằm trên thân.Thường bẹ lá sẽ ôm
trọn cả thân. Cổ lá dạng hình chữ V đến khi dài thì xòe ngang và thường ngả
sang 2 bên. Có 1 số dạng lá hơi vặn xoắn (tùy thuộc vào xuất sứ của cây). Lá
cây thường dài từ 60-90 cm và có thể dài tới >90 tùy thuộc vào tình trạng
cây (nuôi thiếu nắng hoặc đủ nắng) và thường rộng khoảng từ 3-5 cm. Cuối lá thường
2 nửa lá không bằng nhau nên nhìn hơi khyết vào ở giữa. Lá thường có màu xanh đậm
và xanh ánh vàng (tùy thuộc vào điều kiện nuôi trồng).
Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh
sáng. Vàng tùy thuộc vào tình trạng cây đủ nắng hoặc thiếu nắng. Thường cây đến
gần cuối năm sẽ ngừng phát triển và đợi đến mùa ra hoa. Cây rất dễ nhận biết vì
trong dòng kiếm loại này thân lá to nhất.
Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu
trắng tím. Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu
nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng
phát triển hoăc phát triển rất chậm. Cây ra rễ ở gốc, rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất
nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh
con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.
>>> Xem thêm bài viết Hoa phù dung - Ý nghĩa cách trồng và chăm sóc
Một số loại lan kiếm thường thấy
Lan kiếm tiên vũ
Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ thường sẽ có màu vàng tím (cánh hoa màu
vàng sọc tím, lưỡi có màu tím vàng và 1 ít trắng), có màu 5 cánh vàng lưỡi tím,
lưỡi đỏ semi alba và có màu vàng tuyền, xanh tuyền (hoa đột biến var alba).
Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ rừng cánh hoa rất đa dạng như cánh sen, cánh mai, cánh thủy tiên... cánh hoa rất đa đạng làm cho người sưu tầm rất lâu mới có thể khám phá hết,hơn nữa cũng có 1 số cây cũng có mùi hương cũng rất nhẹ nhàng và đầy quyến rũ. Độ bền của hoa khoảng 5-7 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô,cũng có thể lên đến đến khoảng 15 ngày nếu thời tiết mát mẻ .
Lan kiếm lô hội
Lan kiếm lô hội là loài hoa mang ý nghĩa phong thủy rất đặc
biệt, những lá cây lan kiếm dài, thẳng tắp mang sinh khí uy nghiêm bảo vệ cho
ngôi nhà của bạn tránh khỏi những tai ương, tà khí, mang lại cảm giác bình an
cho gia đình bạn.
Chơi lan kiếm còn giúp chúng ta luyện được tính kiên trì, nhẫn nại, hưởng thụ được những tinh túy, hương thơm dịu dàng mà loài hoa này mang lại. Bên cạnh đó, ngắm hoa cũng giúp cái tâm luôn thư thái, thoải mái sau những buổi làm việc mệt nhọc và sau những ồn ào, bon chen của cuộc sống. Từ đó làm được việc thiện, có ý nghĩa hơn cho bản thân và cho xã hội.
Lan kiếm hai màu
Tên Latinh: Cymbidium bicolor Lindl. 1833
Đồng danh: Cymbidium aloifolium var. pubescens [Lindl.] Ridl. 1911; Cymbidium
bicolor subsp. obtusum Du Puy & P.J. Cribb 1988; Cymbidium bicolor subsp.
pubescens (Lindl.) Du Puy & P.J. Cribb 1988.
Tên Việt: Đoản kiếm hai mầu (PHH), Lan Kiếm hai mầu (TH).
Lan kiếm dừa
Tên khác: Cym. Simulans Rolfe. ; Cym. Pubescens Lindl. Được
mô tả năm 1979. Có nguồn gốc từ vùng Đông Ấn, Đông Dương, Caylan. Nuôi trồng tại
châu Âu năm 1789. Phụ sinh, giả hành nhỏ, mang nhiều lá dày, dài 30-50 cm, đầu
lá chia chia hai thùy không bằng nhau. Cọng phát hoa từ đáy giả hành, thòng,
mang từ 10 đến vài chục hoa, kích thước 4-6 cm. Cánh hoa và lá đài thon nhọn,
màu nâu đỏ có viền màu vàng sáng. Cánh môi 3 thùy, 2 thùy bên nhỏ, thùy giữa dạng
bầu dục, nhọn ở đỉnh, màu đỏ thắm. Trục hợp nhụy màu vàng nâu. Ra hoa tháng
10-12. Phân bố ở vùng nóng dưới 1.000 m. Khó ra hoa ở Đà Lạt hay hoa rất ít. Sống
dưới tán rừng dày ven đồi, ưa khô cạn
Ý nghĩa phong thủy cây Lan Kiếm
Trong đa số những cây cảnh được trồng trong nhà. Mỗi cây đều
ẩn chứa những câu chuyện và những ý nghĩa đằng sau nó. Bạn tin được không, cây
cối là của đất trời tạo nên, là những giống loài với những ý nghĩa về mặt tâm
linh khác nhau. Cây phong lan kiếm cũng vậy đấy, mỗi màu hoa tượng trung cho mỗi
loài đều mang những ý nghĩa riêng biệt nhau. Mời bạn cùng tìm hiểu để biết thêm
ngoài những công dụng thì mỗi màu hoa còn đại diện cho những hình ảnh nào dưới
đây:
Màu đen: Đại diện cho vẻ đẹp sang trọng và bí ẩn
Màu đỏ và hồng: Đại diện cho vẻ đẹp gợi cảm, có sức hút. Lộng
lẫy và sự tự tin.
Màu trắng: Đại diện vẻ đẹp của sự tinh khôi, sự ngây thơ
trong trắng.
Màu trắng ngà: Vẻ đẹp đại diện cho trang nhã, duyên dáng và
nữ tính.
Màu tím: Đại diện cho sự chín chắn, say đắm và thủy chung.
Màu tía: là biểu tượng cho vẻ đẹp đằm thắm, thu hút và chân
thành.
Màu lục: Mang ý nghĩa về sự hi vọng, niềm khao khát mãnh liệt,
sức sống tràn đầy và sự tinh tế
Màu vàng: Thể hiện một nguồn năng lượng tràn trề, sự kiêu
sa, vẻ ngoài sang trọng.
Nhiều màu phối với nhau: đây là giống hoa được lai tạo đặc biệt nhất với nhiều màu sắc rực rỡ, chúng thể hiện sự phồn vinh, tráng lệ.
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, hy vọng qua
bài viết vừa rồi chúng tôi đã mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu
ích về loài cây hoa lan kiếm này.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét