- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Cây lộc vừng là gì?
Cây lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, thuộc chi lộc
vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cây được trồng nhiều ở những
vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, tại Việt Nam thì cây phát triển rất tốt
từ Nam ra Bắc.
Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình
mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi
nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8,
lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.
Cây thuộc tam Đa gồm cây Sung ( Phúc), cây Lộc vừng (Lộc),
cây Vạn tuế ( Thọ), vì mang chữ Lộc trong tên nên cây rất được nhiều người trồng
trong sân vừa che bóng mát mà vừa hút tài lộc.
Các đặc điểm của cây lộc vừng lá lớn
Cây lộc vừng là loài cây thân gỗ nhỏ có kích thước tùy thuộc
vào môi trường cũng như cách chăm sóc khác nhau thì sẽ cho ra những cây lộc vừng
với kích thước là khác nhau về đường kính gốc. Đường kính thân lên đến
35-40cm nếu trồng trong các chậu cảnh. Trồng ở các không gian rộng lớn
hay các loại công trình lớn thì thường có đường kính là 40cm trở lên. Cây
lộc vừng cổ thụ thường có thân cây hơi xù xì với những cành khẳng
khiu mọc ra cùng đó là tán lá khá xum xuê. Lá của cây lộc vừng khá to với mặt
trên xanh và bóng còn mặt dưới có màu xanh trắng với các đường gân lá rất rõ
ràng.
Cây lộc vừng có hoa nhỏ mọc theo chùm thẳng dài thành một
chuỗi như pháo giấy ngày tết, lộc vừng thường có hoa màu trắng, hoặc đỏ với
những sợi tua tủa rũ xuống rất đẹp mắt, còn một số loại lộc vừng khác còn có thể
có hoa màu vàng mọc ra từ các nhánh lá của cây lộc vừng.
>>> Xem thêm bài viết: Trồng ngay 15 loại cây này trong nhà bạn không cần sợ không khí ô nhiễm khí
Những loại Lộc Vừng phổ biến hiện nay
Lộc Vừng có nhiều loại với màu sắc hoa, hình dáng quả khác
nhau. Dưới đây là một số loại bạn có thể biết.
Cây Chiếc hay Rau Vừng
Giống Lộc Vừng này có thể cao tới 20m. Có nguồn gốc từ khu vực
Nam Bộ, sống chủ yếu ở môi trường ngập mặn, hải đảo nhiệt đới. Nên loại Lộc Vừng
này được cái chịu hạn, chịu mặn rất tốt. Cây được trồng dọc theo các đường phố
để phục vụ cho mục đích trang trí và cung cấp bóng mát cho người dân.
Đặc điểm nhận biết cây Lộc Vừng được: điểm đặc trưng của loại
cây này được tạo nên từ quả chứ không phải từ hoa. Cây Chiếc có quả lớn với mặt
cắt ngang dạng hình hộp, đây cũng là đặc điểm dễ phân biệt nhất với các loài Lộc
vừng khác.
Hoa đỏ
Lộc vừng hoa đỏ, tên khoa học là Barringtonia Acutangula nổi
bật với chuỗi hoa có màu sắc đỏ tươi rực rỡ đẹp mê mẩn lòng người. Nguồn gốc của
giống Lộc Vừng này là từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc miền nam châu
Á, Bắc Úc, các quần đảo ở Philippines và đảo Queensland.
Quả của Lộc Vừng hoa đỏ có hình tròn và khi ra hoa có màu
trông rất đẹp. Đây chính là điểm khác biết của Lộc Vừng hoa đỏ để có thể phân
biệt với các loài cây Lộc Vừng khác.
Cây Lộc Vừng hoa chùm, hoa trắng
Lộc vừng hoa trắng thường được gọi với những tên khác như Lộc
vừng hoa chùm, hay Chiếc chùm, có tên khoa học là Barringtonia racemosa. Khi đến
mùa hoa, cây sẽ nở ra từng chùm hoa treo màu trắng hoặc hồng nhạt vô cùng bắt mắt.
Tỏa mùi khá thơm. Phù hợp để trồng làm cảnh trong khu vực sân vườn.
Lộc vừng lá lớn, to
Cây Lộc Vừng lá lớn thông thường có đường kính thân lên đến
35 – 40cm. Phần thân cây hơi xù xì, tán lá lớn xum xuê. Hoa của cây Lộc Vừng lá
to khá nhỏ so với những loại khác, mọc theo từng chùm thẳng dài thành chuỗi như
pháo giấy ngày tết. Hoa có màu trắng, hoặc đỏ với những sợi tua tủa rũ xuống rất
đẹp mắt.
Lộc vừng lá nhỏ
Nguồn gốc xuất xứ của cây Lộc Vừng lá nhỏ là từ các nước
Đông Nam á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Cây Lộc Vừng lá nhỏ là một
trong các loại Lộc Vừng được trồng để làm bóng mát, thanh lọc không khí. Loại
này có hoa màu đỏ rất đẹp, giúp tô điểm không gian sống bắt mắt hơn.
>>> Xem thêm bài viết: Đặc điểm và ý nghĩa nghĩa khi cây vạn tuế ra hoa
Tác dụng từ cây Lộc Vừng mang lại
Cây không chỉ dùng để trang trí nhà cửa mà đây còn là một dược
liệu để chữa các bệnh rất hữu ích. Các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để
chế biến thành thuốc như:
Quả Lộc Vừng
– Chữa chàm: dùng quả xanh ép lấy nước và bôi lên chỗ bị
chàm
– Trị đau răng: giã nát quả rồi đâm đi ngâm rượu trong khoảng
1 tháng. Sau đó ngậm nước rượu đó hằng ngày để chữa đau răng.
– Ngoài ra quả của nó còn chữa trị được ho, hen suyễn.
Rễ cây Lộc Vừng
– Giải nhiệt, hạ sốt cơ thể: rửa sạch rễ sau đó phơi khô hoặc
dùng rễ tươi sắc lấy nước uống, phương pháp này vô cùng hiệu quả vừa giảm long
đờm, trị ho hay kể cả việc tiêu hóa.
– Ngoài ra, nhiều nơi còn dùng rễ cây để chữa các bệnh ngoài
da như viêm, sởi, nấm.
Vỏ cây Lộc Vừng
– Trị tiêu chảy, làm ấm cơ thể, hạ sốt: cạo sạch vỏ
thân cây lộc vừng. Sau đó thái lát mỏng rồi đem đi sấy khô. Sắc nước uống
đều đặn 2 lần/ngày.
Hạt Lộc Vừng
– Chống viêm, trị đau mắt: hạt lộc vừng được chế dưới dạng
tân dược để trị bệnh rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, với vẻ đẹp vô cùng bắt mắt rất phù hợp cho việc
làm quà tặng trong các buổi tân gia, khai trương hoặc trang trí cho nơi làm việc
có không gian rộng lớn.
Ý nghĩa cây lộc vừng trong phong thủy
Do nằm trong bộ Tam Đa, cây Lộc Vừng được đánh giá rất cao
không chỉ bởi vẻ đẹp độc đáo trong giới cây cảnh mà còn về ý nghĩa phong thủy
cây có thể mang lại cho gia chủ.
Cây Lộc Vừng mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, cuộc sống sung
túc, bình an, gặp nhiều may mắn và thành công giống như cái tên “Lộc” mà cây vốn
có.
Sự xum xuê của hoa và lá cây còn tượng trưng cho sự sum vầy,
đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
Gốc cây lộc mưng có đường kính to, chắc chắn tượng trưng cho
ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ.
Tuổi thọ của cây Lộc Vừng rất cao còn mang điềm tốt lành về
sự trường tồn, bền vững với thời gian. Nếu nhà có người lớn tuổi thì họ sẽ luôn
được “bách niên giai lão”.
Khi cây lộc vừng ra hoa, người ta tin rằng nó là điềm báo
thành công nở rộ, công việc thuận lợi như ý. Nên nhiều người kinh doanh lớn thường
tận dụng thời điểm này để phát triển công việc.
Hoa lộc vừng đỏ mang ý nghĩa của hỷ sự, sự sung túc, phát
tài phát lộc và thịnh vượng.
>>> Xem thêm bài viết: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét