Hoa Thúy Điệp - Vẻ đẹp dịu mát trang trí ngôi nhà

Phân loại cây cau cảnh và ý nghĩa trong phong thủy

 Không chỉ đẹp, việc trồng cây cảnh trong nhà còn là một xu thế, nó có rất nhiều tác dụng trong việc lọc không khí, tái tạo môi trường sinh thái tự nhiên là điều kiện sống của con người. Trồng cây xanh trong nhà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy mang tới sự may mắn phú quý và tài lộc cho gia chủ… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về loài cây này qua bài viết dưới đây

Đặc điểm của cây Cau cảnh

Cây Cau cảnh hay còn gọi là cây Cau vàng, Cau kiểng vàng. Một số nơi cho rằng Cau cảnh chính là Cau Nhật vì xuất xứ từ Nhật Bản. Danh pháp khoa học của cây là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ Arecaceae (Cau cảnh).

Cau cảnh có chiều cao trung bình khoảng từ 70 cm đến 2 m. Cây mọc thành bụi, thân vươn thẳng, lớn ở gốc và nhỏ dần lên ngọn, màu xanh ngả vàng. Các tàu lá mọc thẳng từ gốc, đối xứng nhau, tỏa đều và xanh mướt. Ở giữa lá có gân cứng màu vàng.

Ta vẫn thường nghe câu hát “Hoa cau rụng trắng sân nhà em, Mà hương cau ngan ngát quanh vườn trầu”. Tuy nhiên, đó là cây Cau thường, hoa trắng quả xanh và lớn. Cây Cau cảnh khó ra hoa hơn Cau thường, một năm nở được 1-2 lần. Hoa có mùi thơm ngát, từng chùm vàng. Quả Cau cảnh khá nhỏ, tròn, màu vàng hoặc đỏ.

Các loại cau cảnh hiện nay

Cây cau ta: là loại quen thuộc và phổ biến từ rất lâu đối với người Việt. Một số nơi còn gọi là cau ăn trầu hay cau ăn quả. Loại này có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, dạng thân cột, cao lên đến 15m khi trưởng thành. Lá cau đơn xài, xẻ thùy như lông chim; hoa màu trắng, thơm ngát; quả cau hình tròn, xanh lúc non và ngả vàng khi chín.

Cây cau đuôi chồn: có hình dạng khá đặc biệt so với các loại khác. Lá cau nhỏ dài và có màu xanh, mọc xếp quanh cành dày đặc, tủa ra tựa như hình dáng đuôi của con chồn. Thân thuộc dạng cây gỗ thẳng đứng, màu xám và hình trụ. Cành lá hầu hết tập trung ở phần ngọn nên nhìn có tính thẩm mỹ cao.

Cây cau cảnh quả đỏ: tên gọi khác là cau bẹ đỏ, cau đỏ (tên khoa học Cyrtostachys renda). Cau quả đỏ là cây thân gỗ, phân đốt và mọc thành bụi. Như tên gọi, thân cây có màu đỏ đặc trưng, lá mọc đối xứng thành tàu lớn. Là loại cây ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp để trồng ở sân vườn, bố trí tiểu cảnh.

Cây cau tứ quý cảnh: hay còn gọi với cái tên cau cảnh lùn, thân cây to khoảng 15 - 20cm, phần gốc và thân to bằng nhau, ở đầu cành có lá kép dạng lông chim. Hoa của cau tứ quý có màu trắng, cánh nhỏ; quả khi non có màu xanh và chuyển vàng khi đã chín. Cây chịu nắng tốt, thích hợp ở môi trường ngoài trời.

Cây cau cảnh Thái Lan: cây có tán lá to hình long vũ, chiều cao trung bình từ 0.8 - 1.8m. Các bẹ lá mọc ốp sát vào thân, về già lá sẽ có màu nâu và tự rụng.

Cây cau Tiểu Trâm: đây là dạng cây cảnh để bàn được yêu thích. Cây có thân thấp, không có hoa, lá không mọc từ thân chính. Kích thước cây khá nhỏ gọn, xinh xắn.

Cây cau cảnh phú quý: là loại cây có thân mọc bụi, chiều cao tối đa khoảng 2m. Cây có phần lá kép chân chim, màu xanh bóng. Đặc trưng của cây là vóc dáng thẳng đứng, thích hợp để trồng trong những chậu men sứ vuông hoặc tròn.

>>> Xem thêm bài viết Chậu cây hoa cúc đẹp - Tác dụng của loài hoa này

Cây cau cảnh có tác dụng gì?

Như đã nói ở trên cây cau cảnh với hình dáng bắt mắt lại nhỏ gọn nên được sử dụng để trang trí cho không gian sống. Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Thực tế, cây cau cảnh có thể hấp thụ khí độc, giúp điều hòa không khí và cấp ẩm rất tốt. Theo Tiến sĩ BC Wolverton, cây cau cảnh sẽ truyền vào không khí 1 lít nước trong 24 giờ nếu ở độ cao 1m8, do đó có thể tránh gây khô hại da. NASA cũng khẳng định các khí độc hại như benzen, formaldehyde, trichloroethylene, xylene, toluene,… đều được cây loại bỏ.

Ngoài ra, cây còn giúp bảo vệ mắt của con người vì nó có khả năng hút các tia bức xạ rất tốt.

Ý nghĩa của cây cau cảnh và tục ăn trầu cau

Theo quan niệm dân gian, cây cau cảnh trong phong thủy là loài cây đại diện cho sự bình yên và những điều tốt đẹp. Thân cây thẳng đứng với các tán lá rộng tập chung ở phần đỉnh nhìn từ xa như một chiếc ô tự nhiên. Vì thế nhiều người quan niệm trồng cây trong nhà có thể bảo vệ và che chắn cho các thành viên trong gia đình khỏi những điều xấu xa và vận rủi. Thân cau mọc thẳng tắp mang ý nghĩa như cây cột chống đỡ khí vận cho gia chủ. 

Cây cau là một trong hai đại diện cho phong tục cưới hỏi không thể thiếu cùng với cây trầu, lá trầu.

Hình ảnh “hoa cau vườn trầu” đã trở thành một phần trong văn hóa người Việt. Những bông hoa cau trắng muốt với hương thơm ngát mang đến điềm may và sự thanh khiết cho không gian quanh nhà. Trồng cây cau cảnh giúp gia tăng vượng khí và nâng cao phong thủy cho ngôi nhà.

Trong văn hóa Việt Nam, cây cau đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu, đặc biệt với các tỉnh miền bắc. Tục lệ ăn trầu cau có từ rất lâu đời và là một phần quan trọng trong nền văn hóa Việt.

Vị trí đặt thích hợp

Cây Cau cảnh trong nội thất

  Vẻ hiện đại, sành điệu của Cau cảnh là một điều không thể chối cãi. Dù là hành lang, góc sân nhà hàng, khách sạn thì Cau cảnh cũng sẽ phát huy hết nét đẹp thẩm mĩ tự nhiên của nó, tăng tính sang trọng trong phong cách của chủ nhân sở hữu, làm sáng bừng không gian, dù đơn điệu nhất.

Rất phù hợp với không gian cần nhiều mảng xanh như: Spa, Phòng khám thẩm mỹ, Công Ty…

>>> Xem thêm bài viết Lan cẩm cù là gì | Ý nghĩa và cách chăm sóc cây cực đơn giản

Điều kiện sống và cách chăm sóc, chữa bệnh cho cây

  Ánh sáng: Cau cảnh là loại cây ưa sáng, nhưng tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu sẽ khiến cây bị vàng lá. Nên đặt cạnh cửa sổ hoặc ban công để cây nhận đủ lượng ánh sáng cần thiết.

Nhiệt độ: Cau cảnh ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cho cây phát triển tốt nhất khoảng 30 độ.

Nước và độ ẩm: Cau cảnh là loại chịu khô hạn tốt, chỉ cần tưới cây 1 lần/ tuần. Tuy nhiên cần đảm bảo lượng nước tưới vừa đủ, giữ đất luôn thông thoáng, tránh tình trạng ngập úng gây thối rễ.

Đất và dinh dưỡng: Nên trồng câu Cau cảnh trong môi trường đất màu mỡ, tơi xốp, kết hợp bón phân hữu cơ khoảng 2 – 3 tháng/lần. Mỗi năm nên thay đất và chậu để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Vì Cau cảnh thuộc loại rễ chùm và phát triển rất mạnh trong lòng đất nên cần chuẩn bị một chậu cây to và có nhiều lỗ thoát nước bên dưới đáy chậu. Nếu sống trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng, Cau Vàng dễ bị vàng và héo lá.

Sâu bệnh thường gặp và cách phòng trừ

  Bạn nên bón chất mùn, phân hữu cơ bổ sung dưỡng chất cho cây khi cây có hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng do hàm lượng các chất Fe, Zn, Mg trong đất thiều hụt dẫn đến hiện tượng vàng lá, cây sẽ kém phát triển.

Khi Cau cảnh bị nấm bệnh bạn nên ngừng việc tưới cây lại và đem cây ra ngoài ánh nắng. Đồng thời phun thuốc diệt nấm để cải thiện sức khỏe cho cây.

Ngoài ra Cau cảnh còn dễ mắc bệnh lethal yellowing – Một loại bệnh thường thấy ở các loài dừa, cau và cọ. Lá cây sẽ chuyển sang màu vàng và rũ rượi khi cây mắc bệnh này, bắt đầu từ những lá già sau đó dần dần lan đến những lá non trên ngọn. Tình trạng này có thể kiểm soát bằng thuốc kháng sinh.

Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét