- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Hoa hồng nhung hay còn được gọi là hồng sadet
Loài hoa ấy không những làm hoa cắm lọ, hoa trang trí, mà
còn được lựa chọn làm hoa cưới, quà tặng những người thân yêu nhân dịp sinh nhật,
ngày kỷ niệm, hoa cưới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về loài hoa này qua
bài viết dưới đây.
Đặc điểm cây hoa hồng nhung
Cây hoa hồng nhung thuộc họ Hồng truyền thống của
Việt Nam- Rosaceae cũng có tên khoa học là Rosa sp nằm trong hàng trăm giống hồng
trên toàn thế giới.
Tên hoa được đặt theo sự liên tưởng từ màu sắc đậm đà,thắm đỏ của cây giống như
gấm vóc, nhung lụa.
Hồng nhung tại Việt Nam có từ rất lâu đời được đánh giá là
những giống hồng cổ quý. Cũng giống như các anh chị em của mình, hồng nhung thuộc
loại cây thân gỗ, dạng bụi thấp, sống lâu năm, nếu chăm sóc tốt hồng nhung có
thể đạt tới chiều cao 1,7m. Trên cây phân hóa nhiều cành nhánh với nhiều gai nhọn,
càng ở gốc gai càng cong. Rễ hồng dạng chùm có xu hướng mở rộng nhiều theo chiều
ngang.
Hồng nhung có lá kép dạng lông chim, mỗi lá kép có 3-9 lá
chét, ở cuống lá có lá kèm nhẵn. Phân theo giống mà hồng nhung có lá xanh nhạt
hay xanh thẫm, hình dáng thuôn dài hay hơi tròn, với răng cưa sâu hay nông, ít
hay nhiều… Hoa hồng nhung thường chỉ có một bông trên cuống dài. Cuống hoa cứng
chắc với đài hoa màu xanh đậm và bóng.
Nụ hoa mập khỏe, đầy sức sống. Hoa hồng nhung có vẻ đẹp rất
cuốn hút với màu đỏ thẫm, cánh hoa dày, đường kính hoa thường từ 4-12cm, số lượng
lớp cánh đạt khoảng 20-50 lớp. Nhiều lớp cánh khi bung nở có viền lượn sóng rất
đẹp mắt. Không chỉ có hình dáng đẹp, hồng nhung còn có hương thơm rất dịu dàng,
quyến rũ, tạo cảm giác lưu luyến khó phai cho người thưởng thức.
Hoa hồng nhung thuộc loại lưỡng tính tức là chứa nhị cái và nhị đực trên cùng một
hoa. Xung quanh vòi nhụy có các nhị đực liên kết với nhau, khi phấn chín rơi
trên đầu nhụy giúp thụ phấn cho hoa. Quả hồng hình trái xoan được ôm gọn bởi
các cánh đài. Hạt hồng nhỏ, bề mặt có lông, vỏ hạt rất dày nên khả năng nảy mầm
kém.
>>> Xem thêm bài viết Cây phú quý thủy sinh có gì đặc biệt? Cách trồng và chăm sóc
Ý nghĩa của hoa hồng màu nhung
Để tìm hiểu sâu về các tầng ý nghĩa của hoa hồng nhung, ta
có thể lội ngược dòng lịch sử và khám phá xem vẻ đẹp của chúng được con người
ta sử dụng như thế nào.
Sự biểu trưng cho tình yêu nồng nàn, đằm thắm, vĩnh cửu
Hoa hồng nhung xuất hiện nhiều trong văn thơ tình cảm từ cổ
đại đến đương đại. Với vẻ quyến rũ, bí ẩn và ngọt ngào, loài hoa này luôn được
phái đẹp dành một tình cảm ưu ái đặc biệt. Chính vì vậy, trong những dịp
valentine, cầu hôn, hay hẹn hò, hoa hồng nhung được các đấng mày râu lựa chọn
như một món quà kiều diễm chinh phục trái tim người đẹp.
Sự cống hiến, tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ
Ngoài những tầng ý nghĩa về tình yêu đôi lứa, hồng nhung còn
hiện lên với vẻ kiều diễm bất khuất, đầy gai góc nhưng lại dịu dàng. Biểu trưng
cho hình ảnh những người phụ nữ vĩ đại, như người mẹ, người vợ, vị sếp nữ. Vì vậy,
hồng nhung còn mang tầng ý nghĩa thể hiện sự công nhận cống hiến và tôn vinh vẻ
đẹp của người phụ nữ.
Thay lời muốn nói, nhắn gửi yêu thương, thể hiện đồng cảm
Có những điều khó nói ra thành lời, có những tình cảm chân
thành không dễ thổ lộ ra. Hồng nhung như thay lời muốn nói, nhắn gửi yêu
thương đến những người bạn thân yêu như bố mẹ, người thân, vợ chồng. Tất cả những
tình cảm yêu thương đó, sẽ được hồng nhung cất lời thay cho những xúc cảm sâu sắc
và chân thành nhất.
Sự may mắn
Cuối cùng, hồng nhung nở rộ vào những ngày đầu xuân, thể hiện
cho sự may mắn, vui tươi cùng một năm mới tràn đầy sức sống. Vì vậy mà loài hoa
này còn được xem là một biểu tượng của sự may mắn, gửi gắm những mong ước cho cả
năm bình an, phát triển và tốt đẹp hơn năm cũ.
Công dụng hoa hồng nhung đối với đời sống
Làm quà tặng: Với biểu tượng tình yêu nồng nhiệt, vĩnh
cửu, hoa hồng nhung luôn được lựa chọn để làm món quà tặng người yêu, gia đình
với mong muốn gửi trao những thông điệp yêu thương. Đặc biệt bó hoa hồng
nhung vào ngày cưới không chỉ đẹp mà còn mang thông điệp lời chúc cho đôi uyên
ương mãi mãi bền chặt, hạnh phúc.
Trang trí không gian nhà: Hoa hồng nhung còn là điểm nhấn
thu hút cho căn nhà của bạn khi hoa có thể được trang trí ở phòng khách, phòng
làm việc, bàn ăn hay những bụi hoa hồng được trồng trước cổng tạo nên một
không gian tươi đẹp cho ngôi nhà của bạn.
Công dụng mỹ phẩm, làm đẹp: Hoa hồng nhung với hương
thơm dễ chịu được chiết xuất để lấy tinh dầu làm nước hoa, sữa tắm, làm nước
hoa hồng, hoặc các mỹ phẩm tẩy trang, son môi, chăm sóc da mặt,...
Thư giãn đầu óc: Sau một ngày làm việc với biết bao áp
lực đè nặng, được ngâm mình trong bồn tắm có thả những cánh hoa hồng tỏa hương
có tác dụng làm đẹp cho làn da, ngắm và hít hà hương thơm tự nhiên của hoa.
Cách trồng cây hồng nhung
Chọn giống cây
Cây thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Khi
được chăm sóc chu đáo, bông rất to (cỡ hai bàn tay). Lựa chọn những cây hoa hồng
nhung có thân mập mạp không bị sâu bệnh, nấm ở trên thân. Lá nhiều và xanh
tươi, cuống lá to, nhiều cành và chồi non đang phát triển như vậy khả năng cao
cây sẽ cho rất nhiều hoa. Nếu chắc chắn bạn có thể chọn cây đã có búp hoa sẵn.
Nên lựa chọn mua cây hồng nhung tại những vườn ươm lớn, uy
tín sẽ cho cây con chất lượng. Ưu tiên chọn những cây đã trồng trong chậu hoặc
giỏ ươm vì lúc này bạn có thể nhìn rõ nhất sức khỏe của cây phát triển thế nào.
Thực hiện trồng hoa hồng nhung trong chậu
Chuẩn bị:
Đất trồng: Đất mùn tơi xốp có trộn lẫn một lượng phân hữu cơ
bằng 30% đất.
Chậu trồng: Chọn chậu cây có kích thước vừa phải với đường
kính từ 30 đến 50cm, độ sâu của chậu khoảng 25 đến 35cm. Bên dưới chậu có các lỗ
nhỏ để thông hơi và thoát nước khi tưới hoặc mưa, rễ cây không bị úng thối.
Cách trồng:
- Đổ đầy đất vào chậu cây, không đổ đầy tràn miệng của chậu.
Đào từ 1 đến 2 lỗ ở giữa chậu (tùy kích thước chậu mà trồng từ 1 đến 2 cây, mỗi
lỗ tương ứng với một cây trồng).
- Cho cây hoa hồng nhung vào lỗ đã đào, đặt ngập rễ, tay
trái giữ cho cây thẳng đứng, tay phải gạt đất vào lấp kín gốc cây rồi ấn nhẹ để
giữ cây đứng thẳng, không lung lay. Cắm một cái que thẳng đứng gần sát gốc sau
đó dùng dây vải buộc cố định lại với que đó để giữ cây không bị gió thổi lung
lay, đứt rễ khiến chết cây. Sau khi được 1 đến 2 tuần cây bén rễ thì tháo dây
buộc ra.
- Trồng cây xong, dùng bình có vòi hoa sen tưới nước cho
cây, tưới ẩm đất là được, không nên tưới nhiều. Sau đó đặt cây vào vị trí có
ánh sáng nhẹ, đợi vài ngày để cây thích nghi dần rồi cho cây ra ngoài nắng tự
nhiên.
>>> Xem thêm bài viết Hoa mai đỏ loài hoa tượng trưng cho sự sung túc, sum vầy
Chăm sóc hoa hồng nhung
Để cây ra hoa đều, phát triển tốt, không bị sâu bệnh thì cần
lưu ý chăm sóc cây cho tốt.
Bón phân
Cây ra hoa nhiều hay ít, ra hoa bông có nở to, màu đỏ rực rỡ,
số lượng nhiều bông hay ít bông phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của
cây.
Đối với cây mới trồng trong vòng 3 tuần thì chưa cần bón
phân cho cây. Sau 3 tuần thì hàng tháng hãy bón phân NPK với liều lượng khoảng
1 muỗng cafe và rắc xa gốc để không bị xót và chết cây.
Nếu những mầm hoặc cây non mới nhú lên mà thân có màu đỏ
tía, mập mạp là cây đủ dinh dưỡng. Còn nếu như thân gầy, cao màu đỏ nhạt là cây
đang thiếu và cần bổ sung phân bón.
Tưới nước
Sau khi trồng cây từ 4 đến 10 ngày, cây bắt đầu bén rễ, lúc
này tăng lượng nước tưới. Nếu trồng hoa hồng nhung ở vườn vườn, thì có thể tưới
2 ngày 1 lần. Nếu như trồng hồng trong chậu thì bạn tưới mỗi ngày một lần.
Nên tưới vào buổi sáng sớm, hoặc tối mát, không tưới vào lúc
trời đang nắng, sẽ khiến cây bị sốc vì mất nước liên tục dẫn tới chết cây. Nếu
tưới ban đêm thì bạn nên tưới vào phần đất, không nên tưới vào lá và hoa. Nước
sẽ đọng lại qua đêm nếu bạn tưới vào hoa, và là nguyên nhân phát sinh sâu bệnh.
Nếu cây bị thiếu nước sẽ có hiện tượng vàng lá và rụng.
Ánh sáng
Trồng hoa hồng nhung dưới đất cần lưu ý đến hướng sáng vì
đây là cây ưa nắng. Hoa hồng chỉ ra hoa khi có ánh nắng chiếu vào vậy hãy trồng
cây hồng nhung ở nơi có hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu
xuyên là tốt nhất.
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng hoa hồng nhung là nơi có nền
nhiệt từ 22-27 độ C đối với ban ngày, ban đêm từ 12 đến 18 độ C. Cây có thể chịu
được nhiệt độ cao tới 35-38°C, tuy nhiên khi trời quá nắng gắt, nên sử dụng
màng lưới che chắn cho cây để tránh ảnh hưởng đến việc ra hoa và sinh trưởng.
Cắt tỉa cành
Cắt tỉa cành hoa hồng nhung khi nào thì phù hợp? Thời điểm cắt
tỉa chia làm ba loại chính: cắt tỉa thường xuyên, cắt tỉa sau khi hoa tàn và cắt
tỉa đồng loạt. Quan sát tỉa bỏ cành yếu, xấu, bỏ bớt lá dưới gốc để gốc thông
thoáng, ít nấm bệnh.
- Cắt tỉa thường xuyên: Cắt tỉa những cành già, sâu bệnh,
cành không cần thiết đồng thời tạo dáng cho cây.
- Cắt tỉa sau khi hoa tàn: Mục đích cắt tỉa giai đoạn này là
ngăn không cho cây tạo quả, bởi khi cây tạo quả các chất dinh dưỡng của cây sẽ
dồn vào việc nuôi quả mà không tạo hoa mới.
- Cắt tỉa đồng loạt: Giúp cây tái tạo lại và ra hoa một cách
đồng loạt.
Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu bệnh khi
trồng hoa hồng nhung cần lưu ý như:
- Bệnh đốm đen: Mầm bệnh này có tồn tại trong đất, và khó trị,
lây lan nhanh. Đặc biệt khi trời vừa mưa xong, đất ẩm ướt khiến cây dễ nhiễm bệnh.
Lúc đầu là những chấm nâu, về sau chuyển thành đen trên các bề mặt lá với hình
dạng chấm tròn hoặc không đều, làm cho lá cây rụng sớm dần, các chồi non cũng dễ
dàng bị lây bệnh.
- Bệnh phấn trắng: Ở ẩm độ cao khoảng 85% và nhiệt độ thấp
dưới 18 độ C là điều kiện thích hợp để bệnh phấn trắng gây hại phát triển. Các
bộ phận bị ảnh hưởng như lá, thân, cuống hoa, đài hoa và cánh hoa, trên những
phần non của cây sẽ phủ một lớp nấm trắng như bột làm cho lá bị khô héo và rụng
hàng loạt.
>>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét