- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Truyền thuyết về cây liễu
Cây liễu trong phong thủy được người xưa cho rằng có thể
khống chế trăm quỷ. Vì vậy mà mọi người thường đặt cành liễu cạnh cửa để trừ
tà, trấn áp ma quỷ. Vì để xua tan âm khí bởi quỷ rất sợ liễu, cho nên trước kia
còn có tục lệ trồng liễu trong tiết Thanh Minh.
Theo truyền thuyết Trung Hoa kể rằng có hai vị thần tiên tên
là Thần Đồ và Úc Lũy đi bắt quỷ. Sau khi bắt được những con quỷ hại dân lành.
Hai vị Thần tiên đã dùng cành liễu dai và chắc buộc miệng chúng lại. Kể từ đó
mà loại quỷ rất sợ cành liễu. Vì vậy mà chúng không còn dám theo về nhà hãm hại
dân lành nữa.
Trong âm Hán, Liễu được đọc như từ “Lưu”, có nghĩa là ở lại,
lưu lại. Nếu không may trong nhà có người bị bệnh nặng thì trồng liễu trước nhà
lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đó là níu kéo người bệnh ở lại dương gian. Không
tùy ý cho họ đi theo quỷ Vô Thường hay còn gọi là thần chết. Ngoài ra cây liễu
trong phong thủy còn có ý nghĩa lưu giữ tiền bạc, không để trôi đi mất.
Cây liễu rũ là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây liễu rũ
Cây liễu rũ có tên khoa học là Salix babylonica thuộc
họ cây Salicaceae. Cây liễu rũ hay cây liễu có nguồn gốc từ Trung Quốc
và được trồng phổ biến ở khắp châu Á.
Cây liễu rũ thuộc nhóm cây thân gỗ nhỏ nhiều nhánh,
cây trưởng thành thường có chiều cao đến 16m. Tán lá cây liễu xanh
đậm, dày có chiều rũ xuống dưới mặt đất. Cây mềm mại, dễ uốn nắn
khi cây còn nhỏ, điều này tạo nên điểm đặc biệt cho cây.
Phân loại cây liễu
Cây liễu rủ
Là giống cây Liễu thông thường được trồng phổ biến nhất hiện
nay. Chúng thường xuất hiện nhiều tại công viên, bờ hồ, vườn hoa.... với hình dạng
nghiêng nghiêng và các tán lá rủ xuống dưới mặt nước. Cây vô cùng dễ trồng và
có sức sống cao, bền bỉ với thời gian.
Cây dương liễu bonsai
Là giống cây Dương Liễu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được
biến thể để làm cây cảnh bonsai trồng trong nhà. Cây liễu này có thể tạo thành
nhiều thế khác nhau vô cùng bắt mắt và độc đáo.
Cây sơn liễu bonsai
Là giống cây Liễu mọc bụi có chiều cao khiêm tốn. Cây khá mềm
và có cành lá nhỏ, thích hợp để làm cây cảnh bonsai do dễ uốn nắn và tạo thế.
Cây liễu thủy sinh
Đây là giống Liễu chỉ phát triển được dưới hình thức thủy
sinh. Thân cây khá mỏng manh và mềm mại, cây có thể sinh trưởng tốt với nhiều
kiểu khí hậu, bạn có thể trồng chúng ở trong nước hoặc trên cạn tùy ý.
Cây liễu đỏ
Hay còn được gọi là cây Tràm Liễu, loài cây này có hoa màu đỏ
rực, chiều cao từ 6-8m, lá thuôn dài mọc rủ xuống dưới và thích nghi được với
nhiều kiểu khí hậu hiện nay.
Cây liễu trắng
Là giống cây Liễu có nguồn gốc từ khu vực châu Âu. Chúng chỉ
xuất hiện tại những nơi đầm lầy, bờ sông hoặc ao hồ. Tán lá của chúng có màu
xanh đậm xen lẫn màu trắng, thường được trồng để tạo bóng mát và làm đẹp cảnh
quan.
Cây dương liễu
Cây Dương Liễu hay còn được gọi là cây Phi Lao, là loài cây
Liễu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây cao từ 5-15m, thường được trồng phổ biến ở
các công viên, ven hồ hoặc trong các khuôn viên nhà hàng, khách sạn,... Nhiều
người hay thắc mắc rằng cây Dương Liễu có ý nghĩa gì khác so với các loài Liễu
rủ thông thường. Tuy nhiên sự thật rằng chúng đều có nét giá trị tương đồng với
nhau chứ không có nhiều khác biệt.
Cây sơn liễu
Là giống cây Liễu mọc bụi xuất hiện phổ biến tại nhiều nước
trong khu vực châu Á hiện nay. Chúng được trồng để làm cây cảnh cho lối đi,
hàng rào hoặc ban công. Đặc biệt cây Sơn Liễu có thể thích nghi với khí hậu khô
nóng, khắc nghiệt.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây liễu là gì?
Cây liễu đã xuất hiện trong câu chuyện dân gian và nghệ thuật
của người Châu Á xưa. Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại, họ tin rằng
cây liễu có khả năng xua đuổi được tà ma. Chính vì vậy, loài cây này thường được
trồng trước cửa nhà để xua đuổi đi tà khí, những điều xui xẻo.
Một lưu ý trong phong thuỷ khi trồng cây liễu:
Nếu bạn trồng cây liễu ở trước cổng nhà thì sẽ xua đuổi được
tà ma, cân bằng âm dương, ngược lại nếu bạn trồng cây liễu đằng sau nhà âm khí
sẽ càng nặng thêm. Hãy trồng cây liễu đúng hướng đúng cách để vận may gõ cửa
nhà bạn.
Cách trồng và chăm sóc cây liễu rũ phong thủy
Cách chọn giống và trồng cây liễu rũ phong thủy
Chọn những cây liễu nhỏ nhìn khỏe mạnh, chắc chắn, không bị
sâu bệnh, lá phải rủ đều xuống dưới.
Có thể nhân giống cây liễu bằng cách chiết cành hay trồng bằng
hạt.
Khi mới trồng phải cắm cọc để đảm bảo cây không bị nghiêng,
đổ ảnh hưởng đến sự phát triển của thân và rễ.
2 năm đầu tiên là thời gian cần chăm sóc thật tốt cho cây để
có bộ rễ phát triển khỏe mạnh, ổn định nhất.
>>> Xem thêm tự làm chậu cảnh mini
Chăm sóc cây liễu như thế nào cho đúng cách?
Đất trồng: cây liễu rũ phong thủy không quá kén chọn đất
trồng, tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nhất thì nên chọn loại đất có nhiều
dinh dưỡng, đủ độ ẩm và thoát nước tốt, ví dụ như đất ven hồ, sông, suối,...
Ánh sáng: liễu rũ cần môi trường thoáng đãng, có đầy đủ
ánh sáng mặt trời. Trong những ngày mưa bão, cần lưu ý đến vấn đề gãy cành,
nhánh bởi chúng khá nhỏ và mảnh. Nếu cây trồng ở nơi có nhiều bóng râm sẽ ốm yếu,
phát triển chậm.
Cắt tỉa cây: vì liễu rũ có tốc độ phát triển ở mức
trung bình nên nếu muốn tỉa cành, nhánh cần hạn chế, chọn những thời điểm cuối
đông đầu xuân là thích hợp nhất. Riêng với những cành khô héo, hay lá sâu bệnh
thì nên cắt tỉa nhanh chóng.
Chế độ tưới nước: khi trồng cây liễu ở những vùng đất
khô thì nên tưới nước hàng ngày, đảm bảo cây không bị khô rễ. Nếu trồng ven mặt
nước thì thời gian tưới không cần quá thường xuyên.
Xử lý sâu bệnh: phần đa cây liễu rũ phong thủy thường gặp
các bệnh như bệnh phấn trắng, đốm lá, rệp, nấm hay sâu đục thân… Khi thấy hiện
tượng cần có biện pháp xử lý ngay lập tức. Thuốc trừ sâu đặc trị được cho là biện
pháp tốt nhất nhưng phải sử dụng theo liều lượng quy định.
Nhận xét
Đăng nhận xét