- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Cây dướng có tác dụng gì?
Cây dướng còn có tên khác: Chử thực, rau ráng, câu thụ,…Tên
khoa học: Broussonetia papyrifera (L.) L’Hérit. ex Vent., họ Dâu tằm
(Moraceae). Đây một loại cây mọc tự nhiên ở miền núi phía Bắc nước ta. Cây
dướng có nhiều giá trị về kinh tế, nó được sử dụng để làm giấy, dây thừng, làm
thức ăn cho gia súc và cây cảnh. Bên cạnh đó, cây dướng cũng là một dược liệu sử
dụng nhiều trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền chữa bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc
là nhựa cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá và quả. Vỏ thân thu hái quanh năm; lá thu hái
vào mùa hè và thu, dùng tươi hay sấy khô. Quả chín thu hái vào mùa hè thu, rửa
sạch, phơi khô.
Đặc điểm cây dướng
Dướng là loài cây thân gỗ nhỏ đường kính khoảng 2,5cm, thường
cao từ 10-16m. Vỏ thân cây thường nhẵn, màu tro. Cành cây lá dướng mọc hướng tỏa
rộng, cành non màu lục nhạt có lông tơ mềm bao phủ, trong khi đó cành già nhẵn
và có màu xám. Cây ưa sáng, lớn nhanh và sống được trên nhiều loại đất.
Lá cây có hình dạng không cố định, dạng hình tim hay hình trứng
từ không thùy tới xẻ thùy sâu, đầu lá nhọn, mép lá có khía răng cưa. Các lá dài
khoảng 7–20 cm, rộng 3-8cm, với bề mặt phía trên thô nhám, phủ lông tơ mềm phía
dưới. Cuống lá 2,3–8 cm.
Hoa dướng là loại đơn tính, đực cái khác gốc cây. Hoa đực dạng
bông dài ở ngọn cành, hoa cái mọc thành cụm hoa, hình cầu. Quả màu đỏ hoặc cam,
đường kính khoảng 2-4cm, vị ngọt, mềm và là nguồn thức ăn cho động vật hoang
dã. Mùa hoa vào tháng 5-6 hàng năm, mùa quả thu hoạch vào các tháng 8
>>> Xem thêm bài viết Cây Bún Và Những Hình Ảnh Đẹp Của Cây Bún
Tác dụng dược lý của cây Dướng
Cao chiết với cồn 50° của cả cây Dướng, trừ rễ có tác dụng
làm giảm huyết áp trên huyết áp bình thường của động vật thí nghiệm.
Cây Dướng theo Y học cổ truyền
Quả Dướng có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh can, tỳ, thận.
Có tác dụng bổ hư lao, mạnh gân cốt, sáng mắt, bổ thận, lâu già. Lá vỏ cây có
tác dụng lợi tiểu, tiêu phù.
Công dụng của cây Dướng
Quả Dướng dùng làm thuốc bổ thận, bổ gân cốt, làm sáng
mắt, chữa cảm ho, thủy thũng, mắt mờ, dùng riêng hay phối hợp với Phục linh hay
Đại phúc bì. Ngày dùng 8 – 16g, dạng thuốc sắc.
Lá Dướng được dùng làm thuốc nhuận tràng cho trẻ em, nấu
nước xông khi bị cảm, làm thuốc lợi tiểu, tiêu phù. Lá Dướng tươi 50 – 100g,
giã nát vắt lấy nước uống, hay sắc uống chữa lỵ.
Vỏ thân cây Dướng chữa lỵ, chảy máu tử cung, với liều 8
– 16g, dạng thuốc sắc. Nhựa mủ của cây đắp lên các vết rắn cắn, chó cắn, ong đốt.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây dướng
Chữa di tinh, mộng tinh, chảy nước mắt khi ra gió, đổ mồ hôi trộm
Lẩy 1kg quả dướng, 1kg đậu đen và 300g câu khởi, đêm đậu hầm
nhừ rồi lọc lấy nước nước ngâm quả dướng trong 24 tiếng. Tiếp đó vớt quả dướng
ra đem phơi khô rồi tiếp tục ngâm quả dướng trong nước đậu đen và phơi khô đến
khi nước đậu được thấm hết. Cuối cùng đem quả dướng và kỷ tử đem sao vàng rồi
tán thành bột uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần uống 15g.
Chữa rong kinh, kinh nguyệt không đều – Cây dướng có tác dụng gì?
Lấy vỏ cây dướng sao đến khi cháy đen thành than thì tán
thành bột mịn rồi bảo quản sử dụng dần. Mỗi lần uống lấy 8 – 10g uống cùng với
một ly rượu nhỏ, nếu không uống được rượu có thể thay thế bằng nước lọc.
>>> Xem thêm bài viết Hoa mao lương là hoa gì? Ý nghĩa của hoa mao lương
Chữa người già yếu suy nhược, tiểu nhiều, chân phù
Lấy 12g quả dướng, 10g phục linh, 10g bạch truật,
10g câu kỷ tử, 10g đỗ trọng, 8g ngưu tất và 3g tiểu hồi
hương. Đem các dược liệu sắc với 3 bát nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước cạn
còn 1 bát thì ngưng, chia thuốc làm 3 ngày uống 3 lần và uống trước khi ăn 30
phút.
Chữa phù thũng toàn thân
Lấy số lượng lớn lá dướng tươi nấu cô đặc thành cao lỏng, mỗi
lần uống một muỗng cà phê, mỗi ngày uống 3 lần, nên uống khi đói bụng.
Hoặc có thể lấy 12g phần vỏ trắng phía trong của cây dướng sắc
cùng với 16g cườm thảo, 12g mộc thông, 8g vỏ rễ cây dâu, 4g trần bì và 3
miếng gừng tươi sắc uống trong ngày.
Chữa phong độc – Cây dướng có tác dụng gì?
Lấy một nắm lá dướng nấu với lượng nước vừa đủ tắm mỗi ngày
1 – 2 lần, song song đó kết hợp với cành và lá cây dướng sắc lấy nước uống giúp
cải thiện triệu chứng bệnh.
>>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét