- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Cây Mao Địa Hoàng (Cây hoa chuông tím)
Hoa mao địa hoàng nhiều màu, có tên khoa học là Digitalis Camelot, xuất xứ miền Tây Châu Âu, hấp dẫn người chơi hoa không chỉ bởi hình dáng đẹp mắt mà còn bởi màu sắc lung linh. Màu sắc của hoa Mao Địa Hoàng rất đa dạng nhiều sắc độ như tím thẫm, tím nhạt, rồi cam đen, hồng đỏ, kem và trắng.
Mặc dù xuất phát từ vùng ôn đới nhưng đã được trồng rất nhiều tại Việt Nam bằng cách ươm trồng loài hoa này ngay tại khu vườn nhà mình.
Cây hoa mao địa hoàng là một loài cây mọc thành những lùm, cây nhỏ cao chỉ khoảng 50cm, thân
đơn trục thẳng, ngọn cây có thể dài gấp 3 lần so với thân gốc, lá rộng hình lưỡi
mác hoa hình chuông màu hồng tím hat màu trắng nở thành cụm dài.Chính vì sự
xinh xắn của cây và sự sặc sỡ của hoa mà chúng rất hay được trồng làm cảnh ở
các nước phương Tây, tại các vị trí ven cửa ra vào.
Mao địa hoàng cây thân cỏ, sống lâu năm. Thân có lông trắng và mềm. Mỗi cây sẽ có 5 – 7 củ với cuống dài và vỏ màu đỏ nhạt. Cây hoa mao địa hoàng nhiều màu cao trung bình từ 120 – 140cm, lá có hình bầu dục dài, mọc tại các đốt thân gần dưới gốc cây, có răng cưa. Bên trong tràng hoa mao địa hoàng nhiều màu hình chóp ngược có các đốm nhỏ làm tăng thêm vẻ đẹp của hoa.
Mao địa hoàng mọc thành những lùm cây nhỏ cao. Chiều dài của ngọn gấp 3 lần so với thân gốc. Hoa mao địa hoàng biến sắc đa dạng từ tím sang cam đen, hồng đỏ rồi đến kem và trắng. Hoa còn có những đốm nhỏ bên trong tràng hoa tạo thành vẻ đẹp kỳ lạ như một cái chuông nhỏ, thu hút mọi người nên chúng thường được trồng để làm cảnh.
Hoa mao địa hoàng nhiều màu có xuất xứ từ vùng ôn đới, được trồng nhiều ở các nước Phương Tây với tác dụng làm cảnh cho vườn nhà, cây hoa mao địa hoàng mix có lông trắng, mềm.
Cây mao địa hoàng chứa cardiac glycosides (bao gồm
digoxin, digitoxin và lanatosides), anthraquinones, flavonoids và saponins. Chất
digitoxin làm mạnh dần nhịp tim, nhưng bài tiết ra rất chậm. Do đó chất digoxin
thường được dùng làm thuốc chữa trị lâu dài.
Trong lịch sử dược, cây mao địa hoàng nổi tiếng là khám phá của
William Withering, một bác sĩ người Anh ở thế kỷ XVIII. Vì tò mò công thức chế
biến của các nhà dược thảo địa phương, ông đã khám phá ra các công dụng thuốc của
cây. Quá trình làm việc của ông đã đưa đến việc sản xuất ra thuốc cứu chữa cho
sự sống.
>>> Xem thêm bài viết Đặc điểm cây sen thơm - Cách trồng và chăm sóc cây sen thơm
Công dụng của hoa mao địa hoàng nhiều màu
- Hoa mao địa hoàng nhiều màu rất hay được trồng làm cảnh
ở các nước phương Tây, tại các vị trí ven cửa ra vào, vườn hoa, ban công và sân
thượng.
- Hoa hình chuông nhỏ xinh, sặc sỡ, mao địa hoàng đàng chắc
chắn sẽ mang đến cho không gian, sân vườn nhà bạn sự tươi vui, đầy sức sống. Mỗi
ngày, dành một chút thời gian để tưới nước và chăm sóc cho hoa, sau một năm, bạn
sẽ có những chậu hoa/luống hoa đầy màu sắc.
- Ngoài ra mao địa hoàng còn có tác dụng kháng
viêm, làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận.
- Hoa Mao địa hoàng có có tác dụng chữa nhiều bệnh
(theo Đông Y).
Hoa Mao Địa Hoàng có công dụng tốt cho các bệnh về tim.
Khi bệnh tim tiến triển xấu thì khả năng duy trì tuần hoàn bị giảm đi. Hoạt chất
cardiac glycosides sẽ giúp tim đập mạnh, chậm và đều hơn nếu không cần nhiều
oxy.
Mao địa hoàng là một loại thảo mộc, các bộ phận của cây phát
triển trên mặt đất có thể được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng
thuốc có thể không an toàn cho sức khỏe, bởi vì tất cả bộ phận của Mao địa
hoàng đều có độc.
Cùng một lúc, kích thích sự sản xuất ra nhiều nước tiểu để hạ
lượng máu, giảm sự vận chuyển đến tim. Và đó chính là sợi dây kết nối
loài cây Mao Địa Hoàng với y học của nhân loại.
Nên nhớ, nó có thể là vị cứu tinh trong điều trị quy chuẩn,
nhưng nó cũng có thể là “ đại sứ tử thần” khi chúng ta dùng không đúng cách.
Các chất được lấy từ mao địa hoàng được sử dụng để tạo ra một
loại thuốc theo toa gọi là digoxin. Mao địa hoàng được sử dụng điều trị suy tim
sung huyết, làm giảm phù nề, nhịp tim bất thường (như rung tâm nhĩ), hen suyễn,
động kinh, bệnh lao, táo bón, đau đầu và co thắt. Mao địa hoàng cũng được sử dụng
để gây nôn mửa và chữa vết thương, vết bỏng.
Chính vì thế, chỉ dùng khi có sự hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ. Ở nhiều quốc gia cấm sử dụng Hoa Mao Địa Hoàng trong điều trị bệnh tim.
Cơ chế hoạt động của mao địa hoàng là gì?
Các chất được lấy từ mao địa hoàng được sử dụng để tạo ra một
loại thuốc theo toa gọi là digoxin. Những chất này có thể làm tăng sức mạnh co
cơ tim, thay đổi nhịp tim và tăng lượng máu trong tim.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
>>> Xem thêm bài viết Cây hoa mũ len xanh, loài hoa này là biểu tượng của bang Texas ở Mỹ
Kỹ thuật trồng hoa mao địa hoàng
Có nhiều cách trồng hoa mao địa hoàng như gieo bằng hạt
mao địa hoàng hay trồng củ. Thời điểm thích hợp để trồng mao địa hoàng là
đầu tháng tư, nếu muộn nhất là sáng tháng 5 và tháng 6.
Trước khi trồng lựa chọn đất tơi xốp, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bạn có thể dùng phân bón lót trộn đều với đất sau đó tưới nước tạo độ ẩm và
gieo hạt.
Nếu trồng mao địa hoàng bằng củ và trồng tại vườn
thì nên chia theo luống. Trồng mao địa hoàng trên mặt luống cao để tránh ngập
úng.
Kỹ thuật chăm cây mao địa hoàng
Khi hạt đã mọc mầm, cây cứng cáp bạn có thể chuyển sang các
chậu nhỏ hơn để tiện chăm sóc. Trong quá trình cây trưởng thành thì vun xới 1 –
2 lần. Do rễ của cây xiên vào đất góc 400 nên khi làm cỏ, bạn nên xới đất
sâu khoảng 3cm để không làm tổn thương rễ.
Đến khi cây có chiều cao 10 – 13cm thì tiến hành tỉa
cây và ngắt hoa. Tỉa đi những cây nhỏ, để lại những cây khỏe mạnh. Tuy nhiên một
điều bạn nên chú ý khi tiến hành nhổ cây con là dùng kéo để cắt bỏ phần thân
cây trên mặt đất, không dùng tay để nhổ vì như thế sẽ làm cây bên cạnh dễ long
gốc và chết. Như vậy, cây sẽ phát triển tốt hơn và hoa sẽ to hơn vì dinh dưỡng
tập trung cung cấp cho cây và củ chính.
Thời kỳ cây trưởng thành cần nhiều nước nhưng không
nên tưới quá nhiều, trung bình 3 – 4 ngày/lần. Kết hợp với phân bón hòa cùng nước
pha loãng, giúp cây nhanh hấp thụ hơn.
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét