Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây mật nhân có đặc điểm và công dụng gì?

Mô tả đặc điểm cây thuốc

Mật nhân (tên khoa học Eurycoma longifolia) thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae). Có những đặc điểm như sau:

Là loại cây bụi, thân gỗ trưởng thành có thể cao tới 10 – 15m, tuy cao nhưng thân lại khá mảnh. Cây chủ yếu mọc dưới tán của những vòm cây lớn hơn, thân mọc thẳng, từ thân chính phân ra khá nhiều nhánh nhỏ. Lớp vỏ bao bọc bên ngoài thân cây màu trắng xám hoặc vàng ngà. Toàn bộ cây đều có lông.

Bộ rễ của cây khá lớn, Rễ cây hình trụ có màu vàng nhạt hoặc vàng, mùi thơm nhẹ và vỏ ngoài màu vàng nâu, trơn láng hoặc xù xì nếu mọc nhiều rễ con, nặng có khi lên tới hàng chục kí. Cắt ngang rễ thấy có màu trắng ngà, không chứa vân. Chất cứng, dùng tay rất khó bẻ gãy, có mùi thơm.

Lá Mật nhân thuộc loại lá kép lông chim, lá chẵn, có khoảng 20 – 40 lá mọc đối xứng nhau. Mặt trên lá màu xanh bóng, mặt dưới màu trắng. Một lá kép có thể dài đến 1 mét, trong đó các lá chét thường có chiều dài khoảng 5 -20 cm và chiều ngang tối đa khoảng 6cm.  Lá có dạng hình trứng dài, dày và nhẵn. Cành lá có cuống rất dài, khoảng 30-40cm. Cuống màu đỏ nâu, mọc nhiều ở phần ngọn.

Hoa thuộc dạng lưỡng tính, thường mọc thành cụm nhỏ hình chùy ở nách lá. Hoa có màu đỏ nâu, Cánh hoa rất mềm và nhỏ. Hoa và bao hoa phủ đầy lông.

Quả hình trứng chứa một hạt, vỏ cứng có rãnh nhỏ ở giữa, chiều dài từ 1 – 2cm, bề ngang khoảng 0,5 – 1cm, bề mặt của hạt thường bám nhiều lông ngắn. Quả mật nhân khi còn non màu xanh, chín sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm.

Mật nhân ra hoa vào khoảng tháng 3 – 4, có quả vào tháng 5 – 6.

Phân bố

Cây Mật nhân được tìm thấy lần đầu tiên của Malaysia và Indonesia, sau đó cây được thấy thêm ở nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào và cả Việt Nam.

Tại nước ta, cây mọc nhiều tại các tỉnh miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cây ưa sống ở những vùng núi có độ cao dưới 1000 mét hoặc các khu vực trung du, hay những vùng đồi có chiều cao thấp.

>>> Xem thêm bài viết Đặc điểm và công dụng của kim anh tử

Công dụng

Cây mật nhân (bách bệnh) có nhiều công dụng đã được y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu, được bào chế thành nhiều bài thuốc trị bệnh. Trong cuốn Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam đã chỉ ra tác dụng dược lý của thảo dược này:

Cao chiết từ mật nhân có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét trong thử nghiệm nuôi cấy in vitro.

Tăng cường sinh lý nam giới và nội tiết tố sinh dục nam trong huyết thanh

Tác dụng lợi mật, không làm thay đổi thành phần của mật khi tiến hành thí nghiệm với chuột lang, tăng thải trừ BSP của gan thỏ so với đối chứng

Làm chậm quá trình hư biến của gan chuột cống trắng gây nên do carbon tetraclorid

Chữa ăn uống không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy

Chữa sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu

Chữa lưng đau mỏi do thấp, nhức mỏi tay chân

Mật nhân chữa bệnh gout

Trị bệnh chàm, ghẻ, mẩn ngứa

Cơ chế hoạt động của cây mật nhân

Rễ cây mật nhân chứa một số chất có những tác động khác nhau trong cơ thể. Một số chất ảnh hưởng đến cách cơ thể sản sinh ra hormone. Nghiên cứu ở động vật và con người cho thấy cây mật nhân có thể làm tăng testosterone trong cơ thể.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của mật nhân là gì?

Liều dùng của mật nhân có thể khác nhau đối với từng đối tượng và dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây mật nhân có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây mật nhân

Cây mật nhân có các dạng bào chế như sau:

Chiết xuất bổ sung dạng viên nang

Bột

Chiết xuất chất lỏng từ gốc mật nhân

Bột thô mật nhân.

 


Cách nấu rượu cây mật nhân

Rượu mật nhân có khá nhiều tác dụng tốt nên được ưa chuộng để ngâm rượu nhằm trị bệnh chẳng hạn như cơ xương khớp. Dưới đây là công thức ngâm rượu mật nhân:

Rễ cây mật nhân 1Kg

Chuối hột rừng 1Kg

Táo mèo 2 Kg

Rượu trắng 10 lít.

Đổ tât cả nguyên liệu vào hủ, ngâm trong 20 ngày, mỗi ngày uống 2 chén nhỏ.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của cây mật nhân

Nếu sử dụng loại thảo dược này quá mức hoặc khi kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau mà chưa có sự đồng ý từ dược sĩ, bạn có thể gặp phải các tình trạng sau:

Buồn nôn

Chóng mặt

Ói mửa

Hạ huyết áp

Ngộ độc.

Ngoài ra, những người có sức khỏe yếu cũng được khuyến cáo không nên sử dụng cây nhân mật bởi hệ miễn dịch sẽ bị dược tính làm cho suy giảm.

>>> Xem thêm bài viết Hoa hạnh phúc là gì? Công dụng & ý nghĩa của hoa hạnh phúc

Tác dụng phụ của cây mật nhân nếu bệnh nhân sử dụng

Do khả năng tăng kích thích sản xuất các hormone nam mà những bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh như ung thư, tim, bệnh thận, bệnh đái tháo đường, bệnh thân, bệnh mất ngủ… sẽ chậm hồi phục sức khỏe.

Thêm vào đó, nếu vừa phục hồi bệnh cũng không nên sử dụng các bài thuốc từ cây nhân mật ngay vì có thể khiến sức khỏe chuyển biến theo hướng xấu.

Thận trọng

Những ai không nên sử dụng cây nhân mật

Các dược sĩ đã đưa ra lời khuyên các nhóm đối tượng sau đây không được dùng cây nhân mật:

Người bị bệnh gan, dạ dày, tim mạch hoặc các bệnh về nội tạng

Mang thai

Trẻ em dưới 9 tuổi

Dị ứng với bất kỳ chất nào của cây mật nhân, các loại thuốc hoặc các loại thảo mộc khác

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng mật nhân với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của mật nhân như thế nào?

Mật nhân an toàn khi uống trong thời gian lên đến 9 tháng.

Tương tác

Mật nhân có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng mật nhân.

>>> Xem thêm bài viết https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét