- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Vài nét về cây Sa Mộc
Tên tiếng Việt: Sa mộc, Sà mu, Sa núc, Thông tàu, Thông mụ, Co may (Dao), Long len, Xa mu
Tên khoa học: Cunninghamia lanceolata, tên tiếng Pháp
là sapin de Chine (dịch nghĩa là lãnh sam Trung Hoa) và samou hoặc cha-mou (rõ
ràng là phiên âm của杉木, sam
mộc).
Tên đồng nghĩa: Pinus lanceolata Lam.
Họ: Cupressaceae (Hoàng đàn)
Công dụng: Sưng tấy, sát trùng (Nhựa bôi). Di tinh,
ecpet. Tinh dầu (gỗ).
Đặc điểm cây sa mộc: Cây gỗ cao tới 40m hay hơn, có
nhánh thường rụng. Lá xếp theo một mặt phẳng ngang, cứng, dai, dài 3-7cm, rộng
3-4mm, hình dải, có chóp nhọn, mép răng cưa, cong xuống dưới với một dải lỗ khí
màu trăng trắng ở mặt dưới lá; ở phía này hoặc phía kia của gân giữa. Hoa đực xếp
cụm 15-20 cái, hình trụ thành đuôi sóc ở ngọn, xếp thành nhóm 5-6 cái một. Hoa
cái hình trứng, đơn hay cụm lại. Nón dài 3-4cm, rộng 3cm ở gốc, vẩy có răng, có
chóp hình tam giác, tận cùng thành mũi thon. Hạt hình trái xoan, có cánh hẹp.
Cây sa mộc ra hoa vào tháng 3, quả chín tháng 10-11.
Cây trồng được 8 năm bắt đầu nở hoa, thường thu hái giống ở tuổi 10 trở đi, chu
kỳ sai quả 3-4 năm.
Sa mộc ưa nơi khí hậu ôn hoà, vùng có nhiều sương mù, đất sâu ẩm, thoát nước,
mát thoáng, nhiều mùn. Sa mộc ưa sáng, mọc tương đối nhanh so với các
loại cây lá kim khác. Tái sinh chồi mạnh.
Gỗ Sa mộc thơm, lõi màu vàng nâu hoặc đỏ nhạt, nhẹ,
thớ thẳng bền đẹp, ít bị mối mọt, sâu nấm ăn hại, dễ cưa xẻ, bào trơn đánh
bóng, có thể dùng vào: đóng tàu thuyền, ô tô, trụ mỏ, đồ gia dụng. Hình dáng cây
Sa mộc đẹp nên có thể dùng tạo cây cảnh trong khu du lịch, nơi công cộng.
>>> Xem thêm bài viết Khuôn chậu vuông chân liền, chân rời và ý nghĩa họa tiết.
Tính vị, công năng
Sa mộc có vị cay, tmh hơn ôn, vào các kinh tỳ và phế, có tác
dụng tịch uế (tẩy bẩn) chỉ thống, tán thấp độc, hạ nghịch khí.
Công dụng:
Cây sa mộc thường được trồng để phục hồi rừng đã bị tàn phá.
Về mặt thuốc, nhiều bộ phận của sa mộc được dùng trong những trường hợp sau:
Vỏ rễ tươi (lượng vừa đủ) thêm ít rượu trắng giã nát, đắp chữa
viêm khớp, vết thương.
Lá sa mộc tươi (160 g), nước (500 ml), sắc còn 150 ml, thêm
đường, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 ml. Dùng 10 ngày. Chữa viêm phế quản ở người
già.
Hạt sa mộc (30g), giã nát, sắc hoặc làm bột uống. Chữa thoát
vị bẹn, di tinh.
Dầu sa mộc bôi ngoài chữa bệnh nấm da.
Tinh dầu sa mộc có mùi thơm được dùng chữa vết thương do dụng
giập, xây xát, thâm tím, thấp khớp và bệnh ngoài da.
Ở Trung Quốc, sa mộc còn được dùng chữa lở sơn do dị ứng, mụn
nhọt, ghẻ lở, hắc lào, độc sang, cước khí, di tinh, thoát vị bẹn, đau răng, đau
vú, viêm phế quản.
Bài thuốc có sa mộc:
Chữa đau răng: Lá sa mộc 90 g; xuyên khung, tế tân, mỗi
vị 60 g. Các vị trên thái nhỏ ngâm với 800 ml rượu, lọc bỏ bã, dùng làm thuốc
ngậm, không được nuốt.
>>> Xem thêm bài viết Cây cỏ bàng có những ứng dụng gì trong đời sống?
Ứng dụng
Nhờ vào những ưu điểm kể trên mà Sa Mộc trở nên rất được ưa
dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ; hay làm các vật dụng trong gia đình, làm
nhà.
Ngoài ra, gỗ còn được dùng vào nhiều công việc như: làm cột
buồm, đóng tàu thuyền, cột điện, trụ mỏ, đồ gia dụng.
Cây sa mộc cũng có thể cho ra tinh dầu dùng làm thuốc trong
y học. Tinh dầu sa mộc dùng chữa trị các vết thương và xây xát, thâm tím, đau
thấp khớp. Vỏ, rễ, lá cây có thể dùng làm thuốc.
Hình dáng cây Sa mộc đẹp, nên được trồng cây làm phong cảnh:
nơi công sở, ven đường, quanh nhà hay trồng quanh đồi để ngăn trâu bò phá hoại
hoa màu.
>>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét