Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây Gõ Đỏ Là Gì? Ứng Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây gõ đỏ là gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây gõ đỏ

Cây gõ đỏ hay còn gọi là cây gỗ hổ bì hay cà te, có pháp danh khoa học là Afzelia xylocarpa, thuộc họ họ đậu - Fabaceae, bộ đậu – Fabales. Từ xưa, nó được liệt vào 1 trong 4 loại gỗ quý gồm Lim - Sến - Trắc - Gụ (Gõ), nên luôn được săn đón.

 - Cây gỗ đỏ thường phát triển chậm, là loài cây thường phân bố trong rừng xanh hoặt rừng nửa rụng lá, thường mọc trên các loại đất có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất thấp, đất bằng hay sườn thoát nước, là loại cây ưa sáng.

 - Chính vì đặc tính đó mà cây gõ đỏ thường được phân bố ở một số nước Đông Nam Á như: Lào, Campuchia. Thái Lan, Trung Quốc...ở Việt Nam, là loại gỗ phân bố khá rộng từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến miền núi.

Đặc điểm nhận dạng cây Gõ Đỏ

Cây gỗ Gõ Đỏ là loại cây gỗ lớn, cây trưởng thành cao từ 25 - 30m, đường kính thân từ 80 - 100cm. Thân cây gỗ dạng thẳng tròn, có vỏ màu xám trắng và khá sần sùi.

Cây phân cành thấp, cành non nhẵn. Lá cây dài từ 5 - 6 cm có dạng hình trái xoan, đầu lá nhọn, gốc lá tù, phiến lá nhẵn. 

Gõ Đỏ là thực vật có hoa, nở hoa vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Hoa có màu trắng hoặc màu hồng, mọc thành dạng chùm ở đỉnh cành.

>>> Xem thêm bài viết Hoa Nhung Tuyết Là Hoa Gì? Ý Nghĩa Và Biểu Tượng Hoa Nhung Tuyết

Phân loại gỗ gõ đỏ

Hiện nay gỗ gõ được phân thành hai loại chính là: gỗ gõ đỏ Lào và gỗ gõ đỏ Nam Phi. Cách phân loại dựa vào mức độ sử dụng gỗ. Đây là hai loại gỗ được sử dụng nhiều để làm đồ gỗ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ. Dưới đây là một số đặc điểm để nhận biết hai loại gỗ gõ đỏ này.

Đặc điểm gõ đỏ Lào

Gỗ gõ đỏ Lào có màu đậm thẫm. Gỗ khá đều màu. Các thớ gỗ dày, đặc nên rất cứng. Khi cầm lên tay cảm giác khá nặng. Tuổi thọ của các cây gỗ Lào thường từ mấy chục năm đến mấy trăm năm nên phần lõi gỗ rất bền và chắc chắn. Do đó mà giá trị của gỗ gõ Lào rất cao.

 Đặc điểm gỗ gõ đỏ Nam Phi

So sánh với gỗ gõ đỏ Lào thì gỗ gõ Nam Phi có giá trị thấp hơn. Do gỗ Nam Phi có khối lượng nhẹ hơn, màu sắc nhạt hơn, thớ gỗ mỏng, đường vân không rõ nét. Tuy không bằng gỗ gõ Lào, nhưng loại gỗ này vẫn có độ cứng và bền hơn nhiều loại gỗ trên thị trường. Đó là lý do mà người ta yêu thích gỗ gõ đỏ Nam Phi sau gỗ Lào.

Một lý do nữa khiến gỗ gỏ đỏ Lào có giá trị cao hơn gỗ gõ Nam Phi là do nguồn gốc. Người ta thường khai khác gỗ gỏ đỏ trong các khu rừng tự nhiên ở Lào. Còn gỗ gõ đỏ Nam Phi là gỗ được con người trồng để khai thác lấy gỗ. Do đó mà thời gian sinh trưởng ngắn hơn chỉ có mấy chục năm. Trong khi gỗ gõ Lào có thể lên tới trăm năm.

Ứng dụng của cây gõ đỏ

Gõ đỏ được biết đến là loài cây quý hiếm, được nhiều người săn lùng để trồng lấy gỗ, dưới đây là những ứng dụng mà cây gõ đỏ mang lại, mời bạn cùng tham khảo.

Tạo giá trị kinh tế cao

Gỗ cây gõ đỏ rất nặng. Thớ gỗ mịn, bền và cứng. Loại gỗ này không bị mối mọt, không bị cong vênh dưới tác động của thời tiết. Khi được đánh bóng, bề mặt gỗ nổi vân cực đẹp. Vì thế, nên gỗ gõ đỏ được ứng dụng làm các đồ nội thất sang trọng, đắt đỏ. Giá cây gõ đỏ thuộc hàng đắt đỏ nhất trong số các cây lâm nghiệp.

Đặc biệt, cây gõ đỏ còn đặc biệt so với những loại cây khác ở chỗ khi sinh trưởng nếu cây bị thương tật, hay chặt, chém, … tạo nên vết xây xước trên thân cây thì cây sẽ sinh ra chất dinh dưỡng để nuôi vết thương ấy lành lại.

Chất dinh dưỡng từ đất và tự nhiên sẽ tích tụ khiến chỗ thương tật đó phát triển phình ra tạo thành các bươu. Và những bươu này có vân gỗ xoăn rất đẹp mắt nên được sử dụng làm ghế hoặc đồ mỹ nghệ với giá trị cao. Tuy nhiên, quá trình tạo bươu rất khó, hàng trăm cây mới có được một bươu.

Tạo cảnh quan, bóng mát

Cây gõ đỏ có tán lá xanh, tạo bóng mát lớn và cảnh quan đẹp. Ngoài tác dụng cung cấp gỗ với giá trị kinh tế cao, loài cây này còn tạo cảnh quan, bóng mát và cải tạo đất rừng.

>>> Xem thêm bài viết Chậu xi măng là gì? Chậu xi măng có nhiều tác dụng khác nhau

Cách trồng và chăm sóc cây gõ đỏ

Cách trồng cây gõ đỏ tại nhà

Để trồng cây gõ đỏ, bạn chỉ cần chọn cây giống chắc khỏe, không sâu bệnh, lựa chọn nơi trồng thích hợp, đào hố và đặt cây con vào. Sau đó, lấp đất lại và tưới nước cho cây đủ độ ẩm.

Cách chăm sóc cây gõ đỏ

Đất trồng: Bạn chọn phần đất trồng màu mỡ, dễ thoát nước.

Tưới nước: Ở thời gian đầu thì bạn chỉ cần tưới 3 lần/ngày, sau khi cây lớn cứng cáp thì giảm xuống 2 lần/ngày. Tránh tưới sát gốc cây để tránh cây thoát nước không kịp, gây ra úng rễ.

Bón phân: Bạn có thể bón phân đạm, phân lân hay phân NPK trong giai đoạn cây phát triển.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây gõ đỏ

Trước khi trồng bạn nên bôi thuốc kích mọc rễ như N3M, Bimix super root, Roots 2… để tăng khả năng ra rễ cho cành giâm.

Nếu trồng cây bằng hạt, bạn nên chọn mua hạt giống tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chọn được hạt giống có chất lượng và tỉ lệ nảy mầm cao.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy hạt từ từ những quả gõ đỏ. Hãy chọn những quả đã già, mập mạp, khỏe, hạt chắc mẩy. Tuy vậy, cách này có tỉ lệ nãy mầm của hạt tương đối thấp và chất lượng cây khi mọc cũng không được đảm bảo.

>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét