Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây điên điển là cây gì? Tác dụng của cây Điên Điển được sử dụng phổ biến

Cây điên điển là cây gì?

Cây điên điển thuộc họ đậu và có tên khoa hoạc là Sesbania sesban. Cây điên điên còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây điền thanh, cây điền thanh thân tía,…

Cây điên điển là loại cây thân bụi, thân tròn bóng, có màu xanh có sọc tím, phân thành nhiều nhánh, cây cao khoảng 2-4m. Thân gỗ nhỏ nhưng thân nhẹ, trọng lượng tối đa 20kg. Mủ từ thân cây có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da.

Các lá mọc đối, hình bầu dài, dài 1cm, rộng 3-4mm,  lá mọc ra từ các cuống lá, cuống dài từ 4-8cm.

Hoa mọc ra từ đầu cành hoặc chót cành, nhìn giống hoa đậu biếc những nhưng có màu vàng, vị hơi đắng, hậu ngọt thanh mát.

Quả hình hạt đậu xanh, dài 4-8 cm, quả non có màu xanh khi quả trưởng thành sẽ chuyển sang màu đen.

Hạt được sắp xếp đối hình lược, nằm trong khoang hạt, hạt điên điển chỉ to bằng ½ hạt tiêu và hạt có nhiều màu.

Rễ cây điên điển là loại rễ cọc, ăn sâu vào đất từ ​​độ sâu 50-80cm, có tính chịu nước tốt

>>> Xem thêm bài viết Cây sang là cây gì? Cách nhân giống cây sang

Khu vực phân bố

Cây điên điển thường sinh trưởng nhanh trong mùa nước nổi mọc điển hình ở miền Tây. Vào mùa nước nổi, hoa điên điển nở khắp nơi, từ bờ sông, ao, hồ, thậm chí có xung quanh nhà.

Loại cây này chủ yếu sống ở các nước hạ lưu sông Mekong, chẳng hạn như Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.

Ở Việt Nam, cây điên điển mọc rất phổ biến ở các đầm lầy và đồng ruộng, từ vùng nước lợ đến vùng cao 500m, rải rác từ các tỉnh phía bắc như Hải Dương, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Nam,… Đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng được trồng rộng rãi ở các tỉnh phía Nam và khu vực Đồng Tháp Mười. Cây điên điển được trồng để lấy phẩn thân phình to, ngập dưới nước dùng làm nút chai, làm mũ. Thân thì đem về làm củi đốt, cành lá thì làm phân xanh, lá thì dùng làm thuốc, thậm chí cả lá, bông và hạt được dùng chế biến món ăn.

>>> Xem thêm bài viết Đặc Điểm Cây Trúc Mây Đài Loan, Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Trúc Mây

Tác dụng của cây Điên Điển được sử dụng phổ biến

Giống Cây Điền Thanh được trồng lấy phần thân xốp trắng, phình to để làm nút chai hay dùng làm mũ. Thân cây cũng có thể sử dụng làm củi đốt. Ngoài ra cành lá cũng được ứng dụng làm phân xanh hữu ích. Lá cây được sử dụng làm thuốc.

Người ta luộc lá cây dùng ăn như rau xanh. Ngoài ra cũng có thể sử dụng làm gỏi ăn hay dùng để nấu canh. Hạt của cây tại Ấn Độ còn được dùng làm thực phẩm chống đói hữu ích. 

Phần gỗ của thân cây cũng được dùng làm những tấm lợp thiên nhiên. Tuy nhiên những công dụng chính của cây là sử dụng làm dược liệu, làm thuốc hữu ích:

– Sắc lá lấy nước uống để giảm đau và thuốc tẩy xổ, kháng sinh hữu hiệu hay sử dụng để chống viêm sưng.

– Kem và thuốc mỡ từ lá cây được dùng để điều trị viêm ngứa da.

– Có thể giã lá với muối để giảm sưng và lành mụn nhọt.

– Dùng trị tiêu chảy, điều hòa kinh.

– Hạt cây Điên Điển có khả năng hạ đường huyết, diệt vi khuẩn.

– Rễ trị ung nhọt, áp-xe.

Lưu ý: lá của cây có chứa saponin có thể diệt tinh trùng và làm tan máu, nên lưu ý khi sử dụng.

Bông điên điển: Bông điên điển chủ yếu được dùng trong ẩm thực và làm thành trà để uống với tác dụng làm se và chống o xi hóa.

Hạt điên điển: Hạt điên điển được dùng trong trường hợp da bị ngứa ngáy, viêm tấy bằng cách giã nát rồi trộn với bột gạo và đắp lên. Bên cạnh đó, nước sắc từ hạt điên điển còn được biết đến với tác dụng điều kinh, giảm tiêu chảy và làm săn da.

Nhựa điên điển: Nhựa điên điển có màu trắng, được biết đến với khả năng điều trị giời leo rất tài tình. Theo kinh nghiệm dân gian, lấy nhựa từ đọt điên điển non tra vào vết giời leo và để khô tự nhiên, khi thấy khô thì tra tiếp nhựa khác lên, chỉ vài lần như thế là khỏi (nên hái vào buổi sáng sớm để được nhiều nhựa).

Rễ điên điển: Rễ cây điên điển được dùng trong trường hợp bị mụn nhọt, áp xe hoặc bọ cạp cắn bằng cách rửa sạch, giã nát và đắp lên

>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét