- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Cây bạch hạc, nam uy linh tiên, thuốc lá
nhỏ…
Tên khoa học: Rhinacanthus nasutus
Thuộc họ: Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae)
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây Kiến cò thường mọc thành bụi, có rễ chùm và có chiều cao
từ 1 – 2m. Thân cây có 6 gốc tròn. Thân non và lá có lông rất mịn. Lá mộc đối xứng,
có cuống dài từ 2 – 5mm, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới
có lông mịn, thân lá có 5 – 6 cặp gân. Hoa nhỏ, chùm tụ tán nhỏ, lá hoa dài khoảng
2mm, đài cao 5mm, có vành trắng, lông trắng. Ống hoa dài 2cm, môi dưới dài khoảng
1,5cm, môi trên cao 1cm. Hoa Kiến cò thường mọc thành xim, có nhiều hoa ở đầu
cành, nách lá hoặc ngọn thân. Hoa có 2 tiêu nhị, noãn sào có 4 hạt. Vì hoa có
màu trắng và hình dạng như con hạc đang bay nên được gọi là bạch hạc. Quả nang
dài có lông.
Cây kiến bò thường mọc ở đâu? Nơi phân bố
Theo các nhà thực vật học, kiến cò thường mọc hoang ở các nước
Châu Á như: Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam ở một số nước Châu Phi. Ở nước ta, chúng
phân bố ở các tỉnh miền Bắc, vẫn chưa có tỉnh hay khu vực trồng loại cây này,
phần lớn đều thu hái sẵn trong tự nhiên.
Trong Đông y, lá và rễ của cây kiến bò thường được sử dụng để
làm thuốc. Tuy nhiên phần rễ có nhiều dưỡng chất tốt nên sử dụng nhiều hơn phần
lá.
Thu hái, chế biến và bảo quản
Phần rễ, thân và lá cây kiến cỏ được thu hoạch quanh năm, thời
điểm thích hợp nhất là lúc ra hoa vào tháng 8, hoặc vào mùa vụ Đông Xuân. Sau
khi thu hái, rửa sạch phần rễ và lá khỏi bụi bẩn, đất cát, rồi mang đi phơi khô
hoặc sấy.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến chúng bằng cách ngâm rượu hoặc
giấm từ 1-2 tuần hoặc nấu thành cao. Để sử dụng lâu dài, nên bải quản nơi khô
ráo thoáng mát, tránh sâu bọ, ánh nắng trực tiếp.
>>> Xem thêm bài viết Cây giảo cổ lam là gì? Tác dụng của cây giảo cổ lam
Cây kiến cò trị bệnh gì?
Theo một vài nghiên cứu về tính chất dược lý của cây kiến
cò, các nhà khoa học kết luận rằng nhờ khả năng chống oxy hóa mà cây kiến cò có
tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý liên quan đến thoái hóa thần kinh
như bệnh Parkinson, bệnh alzheimer, bệnh huntington hay đột quỵ
và chứng mất trí nhớ,...
Cây kiến cò có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp
tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư và bệnh
cao huyết áp.
Mặt khác, trong cây kiến cò có chứa nhiều hoạt chất giúp
kháng viêm chống nấm, kháng virus vi khuẩn rất hiệu quả.
Các sản phẩm từ rễ, thân và lá cây kiến cò được dùng để hỗ
trợ điều trị một số bệnh ngoài da như ghẻ, hắc lào, chàm,...
Bên cạnh đó, cây kiến cò còn có tác dụng là giảm sự tích tụ
các chất béo trong gan, hạ mỡ máu, ngăn ngừa tình trạng béo phì. Một trong
những tác dụng không thể bỏ qua của cây kiến cò là có khả năng tiêu diệt muỗi với
một số loại côn trùng.
Dựa trên thực nghiệm lâm sàng cho thấy, cây kiến cò có ảnh
hưởng đến độ nhạy của insulin trên những người bệnh tiểu đường.
Theo đông y, cây kiến cò có vị ngọt, tính bình, công dụng trừ
phong thấp, chữa đau nhức xương khớp do lạnh rất tốt.
>>> Xem thêm bài viết Đặc điểm cây cà gai leo, dược liệu Cà gai leo chữa bệnh gan
Trị hắc lào bằng cây kiến bò và những tác dụng mang lại!
Cây kiến bò còn có nhiều tên gọi khác như cây lác hoặc cây bạch
hạc, là loại cây thường được trồng làm cảnh ở nước ta.
Theo tây y, rễ của cây kiến bò có chứa loại chất gần giống với
axit frangulic và axit cryzophanic (khoảng 1,87%). Các hoạt chất này có tác dụng
hỗ trợ điều trị kháng viêm, chống loét đối với các loại bệnh lý ngoài da rất tốt
như bệnh hắc lào, mụn rộp, mụn mủ, eczama mạn tính…
Còn theo đông y, cây kiến bò có vị ngọt dịu, tính bình nên
có tác dụng sát trùng, chống ngứa rất tốt. Do vậy đối với bệnh nhân mắc chứng hắc
lào có thể giúp kháng viêm, kháng khuẩn tránh vết thương loét hoặc nhiễm trùng
nguy hiểm cho bệnh nhân. Đặc biệt kiến bò còn có tác dụng chống các yếu tố
phong trong cơ thể (đây là một trong những nguyên nhân gây ức chế các tế bào da
tạo nên hắc lào ngoài da). Ngoài ra dùng loại cây này còn hỗ trợ phòng chống mắc
các loại bệnh lý da liễu khác, bệnh đau thần kinh tọa hoặc đau nhức xương khớp
do phong thấp.
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét