Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Tác Dụng Cây Bạch Xà Thiệt Thảo

Phân biệt với cây bạch hoa xà

Bạch hoa xà và Bạch hoa xà thiệt thảo là 2 cây hoàn toàn khác nhau:

Bạch hoa xà

Bạch hoa xà còn có tên là bạch tuyết hoa, cây chiến, cây đuôi công, tên khoa học Plumbago zeylanica L., thuộc họ Đuôi công, là loài cây sống dai, cao 0,3-0,6m, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, phía cuống hơi như ôm vào thân, mép nguyên, không có lông, mặt dưới hơi trắng nhạt.

Hoa màu trắng, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá; đài hoa có lông dài, nhớt. Tràng dài gấp 2 lần đài.

Bạch hoa xà có độc tính mạnh, chủ yếu dùng làm thuốc chữa bệnh ngoài da. Khi dùng giã nhỏ rễ hoặc lá đắp vào nơi tổn thương sưng đau, lở loét..

Bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thiệt thảo còn có tên là cỏ lưỡi rắn trắng, bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo...

Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê, là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng.

Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này mọc.

Bộ phận dùng: Toàn cây làm thuốc. Dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, sắc uống, chữa nhiều bệnh.

>>> Xem thêm bài viết Công Dụng Ngãi Năm Ông

Tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo trong y học cổ truyền

Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, đắng, tính hàn; vào các kinh vị, đại tràng, tiểu tràng; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, tiêu thũng, tán kết, kháng nham (chống u)... Thường được dùng hỗ trợ chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, phù thũng... Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng chữa rắn cắn, sởi...

Tác dụng chữa bệnh của bạch hoa xà thiệt thảo có ghi trong nhiều sách khác nhau: 

- 'Truyền châu bản thảo' cho rằng bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, tiêu ung, giải độc.

- 'Quảng Tây trung thảo dược' cho biết có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết.

- 'Mân nam bản thảo' lại nêu có tác dụng giảm đau.

 Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại, bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom ức chế hiện tượng gây đột biến do afla toxin B1 tạo ra. Một tác dụng nữa của bạch hoa xà thiệt thảo là có tác dụng ức chế miễn dịch.

Do có tác dụng tăng cường khả năng đại thực bào của hệ thống lưới - nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm và hỗ trợ trị một số bệnh...

>>> Xem thêm bài viết Cây Thường Sơn Có Tác Dụng Gì?

Cần lưu ý gì khi sử dụng bạch hoa xà? 

Tuy mang nhiều hợp chất tốt nhưng bạch hoa xà vẫn cần thời gian nghiên cứu, chứng minh thêm về tác dụng điều trị bệnh. Loại cây thân thảo này chưa phải một loại thuốc thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì thế bạn không nên lạm dụng, sử dụng một cách bừa bãi mà chưa tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ. 

Chỉ nên dùng ngoài da: Vì dược tính tương đối mạnh nên bạch hoa xà nói chung chỉ phù hợp dùng ngoài da. Trường hợp sắc uống, bạn phải tuân thủ liều lượng và chỉ dẫn từ thầy thuốc, không kết hợp bừa các nguyên liệu với nhau. 

Cẩn thận khi dùng rễ hoa xà bôi ngoài da: Trong rễ của bạch hoa xà chứa Plumbagin, tạo mùi hắc dễ gây bỏng da, tổn thương ngoài da. Nếu đắp ngoài da mà thấy da bị bỏng rát thì bạn nên tạm dừng sử dụng, làm sạch vùng da bằng nước sạch. 

Không dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng bất kỳ bài thuốc nào có chứa rễ bạch hoa xà. Bởi hợp chất trong rễ của loài cây này dễ gây sảy thai, tương tác với thuốc tránh thai. Ngoài ra thì em dưới 12 tuổi cũng không nên dùng thuốc chữa thành phần gây bạch hoa xà. 

Sử dụng không quá 120g bạch hoa xà/ngày: Mỗi ngày, một người trưởng thành tuyệt đối không nên sử dụng quá 120g bạch hoa xà tươi. Đối với dược liệu đã qua sấy khô, liều lượng sử dụng cũng không quá 40g/ngày. 

>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét