- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Thạch hộc tía là gì?
Thạch hộc tía có tên khoa học Dendrobium officinale Kimura
et Migo, thuộc chi Thạch hộc, họ Lan (Orchidaceae).
Tên gọi khác của thạch hộc tía: Cây còn gọi là kim thoa thạch
hộc, thiết bì thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo. Cây có tên thạch hộc là do
cây này thường mọc ở trong các kẽ đá.
Đặc điểm của thạch hộc tía
Thân dài 30 – 50cm, thường mọc thành bụi. Thân hơi dẹt, có
rãnh dọc, phía trên hơi dày hơn, có đốt dài 2,5 – 3cm, có vân dọc. Lá mọc so le
thành dãy đều ở hai bên thân, thuôn dài, hầu như không cuống, đầu lá hơi cuộn
hình mỏng, có 5 gân dọc, dài 8-12cm, rộng 2,3cm, chùm hoa ở kẽ lá.
Hoa to màu hồng, mọc thành chùm trên những cuống dài. Mang
2-4 hoa có cánh môi hình bầu dục nhọn, cuốn thành phễu trong hoa. Ở họng hoa có
những điểm màu tím. Quả nang hơi hình thoi, khi khô tự mở. Hạt nhiều, mùa hoa:
tháng 2-4, mùa quả: tháng 4-6. Cây mọc hoang ở rừng núi, trên cây gỗ và được trồng
làm cảnh ở Việt Nam.
Phân bố của lan thạch hộc tía
Lan thạch hộc tía thường sống tập trung ở phần dốc núi râm
mát, độ ẩm cao và vách núi đá của những khu rừng có độ cao 1.000m - 3.400m so với
mực nước biển.
Trong điều kiện môi trường tự nhiên, lan thạch hộc tía
ưa độ ẩm 70%, nhiệt độ không khí khoảng 12 - 18 độ C, lượng mưa
900mm – 1.500mm.
Lan thạch hộc tía được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Việt
Nam, Lào, Trung Quốc, Myanmar và các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Ở Việt Nam, lan thạch hộc tía phân bố ở các
tỉnh miền núi, nhiều nhất ở các tỉnh có địa hình núi đá vôi như Hòa Bình, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Lào Cai, Lai Châu Quảng Trị, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Gia Lai, Lâm
Ðồng…
Thành phần hóa học của thạch hộc
Thân cây thạch hộc chứa các alkaloid 0,3% và các thành phần
được phân lập bao gồm dendrobine, nobilonine, 6-hydroxydendrobine, dendramine,
dendroxine, 6-hydroxydendroxine, 4-hydroxydendroxine, dendrine,
3-hydroxy-2-oxydendrobine.
Người ta cũng báo cáo rằng có 5 gốc amoni bậc bốn được phân
lập, bao gồm N-methyldendrobinium, N-isopentenyldendrobinium, dendrobine
N-oxide, và N-isopentenyl-6-hydroxydendroxinium. Ngoài ra, nó vẫn chứa
nobilomethylene, denbinobin, β-sitosterol và daucosterol.
>>> Xem thêm bài viết Cây Bàng Vuông là cây gì? Công Dụng
Dược thiện thạch hộc hỗ trợ phòng trị bệnh
1. Thuốc sắc thạch hộc, ngọc trúc, nước mía
- Thành phần: Nước mía 200 ml, thạch hộc tươi 18g,
ngọc trúc 12g.
- Cách dùng: Sắc chung, đun sôi 30 phút thì chắt lấy
nước, uống trong ngày.
- Công dụng: Dùng trong trường hợp người tân dịch
hao tổn, khát nước nhiều do nhiệt làm tổn thương tiết nước bọt.
2. Nước thạch hộc, đường phèn
- Thành phần: Thạch hộc tươi 15g, đường phèn vừa đủ
- Cách dùng: Hãm với nước sôi trong bình kín, sau
30 phút là dùng được, uống trong ngày.
- Công dụng: Dùng cho người miệng khô, khát nhiều,
không thiết ăn uống.
3. Thạch hộc lạc nhân
- Thành phần: Lạc nhân 200g, thạch hộc tươi 30g.
Gia vị vừa đủ.
- Cách dùng: Thạch hộc rửa sạch thái khúc, lạc
nhân rửa sạch để ráo nước mới dùng. Đổ lượng nước vừa phải vào nồi, cho thêm 3g
muối ăn, 3g đại hồi hương. Khi nào muối tan hết thì cho lạc nhân, thạch hộc vào
đun to lửa cho sôi. Sau đó đun nhỏ lửa lạc nhân chín là được.
- Công dụng: Dùng cho người phế vị âm hư, họng
khô, nước bọt ít, ho có đờm, đại tiện táo kết.
4. Cháo thạch hộc
- Thành phần: Thạch hộc tươi 30g, gạo lức 50g, đường
phèn vừa đủ.
- Cách dùng: Thạch hộc rửa sạch, sắc lọc bỏ bã, lấy
nước khoảng 100 ml nước thuốc, đổ vào nồi cùng với gạo lức, đường phèn, thêm nước
nấu cháo.
- Công dụng: Dùng cho người mắc chứng tâm phiền,
hư nhiệt, miệng khô kèm thêm chứng nôn khan.
5. Thạch hộc xào gan dê
- Thành phần: Thạch hộc 100g, gan dê 1 bộ
- Cách dùng: Thạch hộc sắc 2 nước, gộp chung, lọc
sạch, cô đặc. Gan dễ thái miếng mỏng, cho dầu thực vật và gia vị vào xào lên,
sau đó cho nước thuốc thạch hộc vào, ngày ăn 2 lần.
- Công dụng: Dùng cho người mất ngủ, ngủ hay mơ,
khô mắt, huyết áp cao.
>>> Xem thêm bài viết Cây xăng lẻ có đặc điểm gì? Kỹ thuật trồng và chăm sóc
6. Cháo thạch hộc, ngọc trúc
- Thành phần: Thạch hộc 12g, táo tầu 5 quả, ngọc
trúc 9g, gạo lức 60g
- Cách dùng: Ngọc trúc và thạch hộc sắc bỏ bã, lấy
nước thuốc, cho táo tầu, gạo lức vào nấu cháo. Ăn ngày 1 thang, ăn liền 7
thang.
- Công dụng: Dùng cho người viêm dạ dày mạn tính
do vị nhiệt âm hư sinh ra.
7. Thang thạch hộc, phục linh, sa sâm, xương lợn
- Thành phần: Thạch hộc 12g, phục linh 12g, xương
sống lợn 500g, rau chân vịt 100g, sa sâm 12g, gia vị vừa đủ.
- Cách dùng: Các vị thuốc trên bỏ vào túi vải thắt
miệng lại. Rau chân vịt rửa sạch. Xương sống lợn cho vào nồi, đổ 800ml nước, đập
gừng tươi vào, đun sôi, vớt lớp váng mỡ nổi lên trên, nấu 30 phút, thả túi thuốc
vào, đun 20 phút nữa, còn độ 400 ml nước, vớt túi thuốc ra, cho rau chân vịt
vào đun sôi là được.
- Công dụng: Dùng cho người bệnh đái tháo đường,
ung thư phổi, cao huyết áp, gan thận âm hư nội nhiệt.
8. Rượu thạch hộc, đan sâm
- Thành phần: Bạch phục linh 30g, thạch hộc 30g,
đan sâm 30g, quế tâm 30g, xuyên khung 30g, đỗ trọng 30g, phòng phong 30g, bạch
truật 30g hoàng kỳ 30g, sơn dược 30g, đương qui 30g, gừng khô 45g, ngưu tất
45g, đẳng sâm 30g, ngũ vị tử 30g, chích cam thảo 15g. Rượu 2000 ml.
- Cách dùng: Các vị thuốc trên nghiền thành bột
thô, đựng vào túi vải, cho vào lọ sạch, đổ rượu vào ngâm, bịt kín miệng lọ. Sau
10-15 ngày là dùng được. Uống trước bữa ăn, mỗi lần 20-30ml. Ngày 3 lần.
- Công dụng: Dùng cho người mất ngủ, suy nhược cơ
thể, xương khớp sưng đau.
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét