Hoa Thúy Điệp - Vẻ đẹp dịu mát trang trí ngôi nhà

Cây trầu bà là gì? Tác dụng và ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây?

Cây trầu bà là gì? Tác dụng và ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây?
Cây trầu bà là loài cây cảnh được rất nhiều người ưa chuộng, dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây có tác dụng thanh lọc không khí tốt, bên cạnh đó cây có ý nhĩa phong thủy tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển thịnh vượng.

1. Cây trầu bà là gì?

Cây trầu bà thuộc họ dây leo thân mềm, lá và thân có màu xanh, lá có hình trái tim, dày mọng nước. Rễ cây tuôn ra tua tủa theo từng đoạn trên thân cây. Cây phát triển tốt trong môi trường bóng râm.
Hiện nay có rất nhiều loại cây trầu bà, tuy nhiên Công CNC sẽ giới thiệu đến bạn một số loại cây trâu bà được yêu thích nhất: cây trầu bà đế vương, trầu bà chân vịt, trầu bà pháp, trầu bà sữa, trầu bà vàng.

2. Tác dụng của cây trầu bà

- Trầu bà có tác dụng loại bỏ đi các độc tố trong không khí: lá trầu bà có thể hấp thụ các chất độc có trong không khí như formal dehyd, trichloroethene, xylene, benzen và toluene giúp cho không khí trở nên trong sạch hơn.
- Trầu bà còn có khả năng hấp thụ các bước sóng điện tử gây ảnh hướng đễn sức khỏe của con người từ các thiết bị điện tử như: máy tinh, tivi, điện thoại, bếp từ,...
- Khi bạn trồng cây trầu bà trong bể cá, rễ trầu bà sẽ hấp thụ nitrat làm cho nước trong bể sạch hơn, giúp cho cá trong bể phát triển khỏe mạnh.
- Bên cạnh đó, tốc độ sinh trưởng và phát triển của trầu bà khá nhanh, không cần chăm sóc nhiều. Lá xanh mướt, thân dây đeo rễ bám có thể làm khung hàng rào trang trí cây xanh, làm dây leo ban công, làm cho không gian sống của bạn trở nên đẹp hơn, trong lành hơn.


Xem thêm bài viết cây bồ đề là gì? Một số vấn đề có thể bạn chưa biết.

3. Cách trồng và chăm sóc trầu bà

3.1. Những lưu ý khi trồng cây

Nhiệt độ trồng cây trầu bà:

- Nhiệt độ trồng cây trầu bà lý tưởng nhất là trong khoảng từ 15 độ C – 30 độ C để cây có điều kiện phát triển mạnh nhất.
- Cây trầu bà không chịu được lạnh nên cần đảm bảo nhiệt độ trên 8 độ C.
- Cây trầu bà là loại cây ưa bóng mát, phù hợp với cường độ ánh sáng nhẹ đến trung bình.
- Nên trồng trong nhà ở nơi có ánh sáng tự nhiên, râm mát hoặc chỉ cần dùng ánh sáng điện huỳnh quang là cây sẽ phát triển tốt.
- Còn nếu trồng ngoài trời thì cần làm mái che để hạn chế tình trạng cây bị vàng lá, cháy lá.
- Nếu cây trầu bà để bàn thì không đặt ở nơi có ánh nắng quá gay gắt hay gần cửa kính.
- Cây trầu bà hút nước nhiều, ít cần chất dinh dưỡng từ phân bón và có thể trồng thủy 

Lựa chọn đất và kỹ thuật trồng cây

- Để trồng cây trầu bà, bạn cắt một đoạn cành có nhánh, có mầm mang trồng vào chậu cát thô hoặc đá trân châu.
- Không nên trồng cây trầu bà trong nước hoặc đất ẩm vì nó chỉ có thể nhân giống khi bị chặn sinh trưởng.
- Đất sử dụng trồng cây trầu bà nên là loại đất tơi xốp, thoáng khí, đủ độ ẩm và giàu chất dinh dưỡng để nuôi cây phát triển.
- Có thể trộn hỗn hợp xơ dừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoại mục để làm đất trồng, sử dụng đất vườn hay đất thịt vẫn được.
- Cần làm thêm giàn leo hoặc cắm cọc để cây trầu bà có giá leo, nếu không thì để cây trầu bà leo bám trên một thân cây khác.
- Nếu trồng cây trầu bà trong nước thì rửa sạch rễ cây rồi cho vào bình đựng dung dịch để trồng cây.

3.2. Cách chăm sóc cây:

Một số lưu ý khi chăm sóc cây trầu bà để cây luôn phát triển tốt và mang đến những điều may mắn cho gia chủ:
- Cây trầu bà là loại cây ưa ẩm, không thể chịu hạn, nên nếu trồng ngoài trời thì cần tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
- Còn nếu trồng trong nhà, mỗi tuần tưới 2 lần cho cây đủ ẩm đất là được, cũng nên mang cây ra phơi nắng mỗi tuần vào sáng sớm khoảng 15 - 30 phút.
- Tuy nhiên khi trồng trong đất, đảm bảo lượng nước vừa đủ, tránh quá nhiều gây hiện tượng ngập úng, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ.
- Đối với cây trầu bà thủy sinh cần lượng nước ngập 2/3 bộ rễ, khi nào cạn nước thì đổ thêm nước vào là được, nên thay toàn bộ nước mỗi tuần và tỉa bỏ bớt rể hư.
- Về dinh dưỡng, không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho cây trầu bà, thỉnh thoảng chỉ nên sử dụng một số loại phân bón lá cho cây phát triển tốt.

4. Cây trầu bà có độc không?

Ngoài những tác dụng tuyệt vời thanh lọc không khí trong lành của cây thì trong cây trầu bà ở phần lá và thân có chất độc gọi là calcium oxalate đây là loại chất có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, bóng rát niêm mạc. Cực kỳ nguy hiểm nếu ăn phải, vì vậy bạn cần chú ý không cho trẻ em đến gần loại cây này.

Nhận xét