Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây Siro Là Cây Gì? Cách Trồng, Tác Dụng Và Ai Không Ăn Trái Siro

Cây siro là loài cây cảnh, cây ăn quả còn khá xa lạ đối với tất cả mọi người. Cây si rô (tên khoa học Carissa carandas) có nguồn gốc ở Ấn Độ, Indonesia. Cây mọc trải dài ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới vùng Nam Á như: Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka… Cây cũng được phát hiện ở miền Nam Việt Nam. Để giúp bạn biết thêm chi tiết về giống cây siro, cách chăm sóc cây siro như thế nào? Cùng thích trồng cây xem bài viết sau nhé.

Đặc điểm nổi bật cây si rô

Cây Si rô thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 2-4m.

Cây có nhiều cành nhánh, thân và cành có gai nhọn. Do thân siro nhỏ nên có thể leo dựa dạng cây hoa giấy, khi trồng trong chậu, cây sẽ phát triển thấp hơn với dáng đẹp hơn.


Lá siro màu xanh đậm, hình bầu dục, hơi nhọn ở đầu, bứt lá chảy mủ trắng.

Hoa nhỏ xinh màu trắng, mọc thành chùm, nở quanh năm.

Quả si rô tròn, khi non có màu trắng, chuyển hồng, đỏ rồi chín đen. Si rô còn non rất chua, nên được dùng thay chanh làm gia vị. Quả chín có vị ngọt hơn dùng làm nhiều món ăn. Quả chứa 1-2 hạt.  Khi quả xanh sẽ có màu tím, lúc chín chuyển sang màu đỏ rồi dần qua đen. Kích thước quả siro chỉ bằng quả nho.


Siro rất sai quả, từng chùm quả nổi bật trên nền lá xanh thẫm trông bắt mắt, đầy sức sống.


Cách trồng cây siro

Cây siro thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, chiết cành hoặc gieo hạt. Trong đó gieo hạt và chiết cành là chủ yếu.

Cây si rô thuộc loại cây khỏe mạnh, không cầu kỳ chăm sóc, ít sâu bệnh:

Ánh sáng: si rô ưa sáng hoàn toàn, càng nhiều nắng lá và quả càng đậm màu, giàu sắc tố.

Nhiệt độ: siro ưa khí hậu mát mẻ, chịu nóng kém hơn lạnh. Nhiệt độ phù hợp nhất đối với cây là 15-28oC. Nóng quá cây sinh trưởng phát triển kém.

Độ ẩm: Siro ưa ẩm trung bình

Đất trồng: siro không kén đất nhưng phải tránh ngập úng. Nếu trồng chậu, muốn cây ra quả thì đường kính chậu tối thiểu 40 cm.

Tưới nước: Lượng nước tưới vừa phải, tưới nhiều làm úng thối rễ. Chỉ nên tưới khi đất trên mặt chậu se khô. Trung bình 3-4 ngày tưới khoảng 2 lít nước/ cây.

Bón phân: cây ra quả liên tục nên cần nhiều dinh dưỡng, hàng tháng nên bón phân điều độ cho cây bằng các loại phân đa vi lượng : NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế…

>>> Xem thêm bài viết cây tùng la hán, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây


Tác dụng dược lý

Trên phương diện khoa học, thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dược lý cho thấy trái si rô có nhiều tính năng tuyệt vời:

Tăng sức chịu đựng cơ thể: Hoạt chất Axit lanost-5-en-3β-ol-21-oic (lanostane triterpenoid) trong trái si rô làm tăng sức chịu đựng khi bơi, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi thiếu oxy trong mô. 

Trị sốt rét: Thử nghiệm cho thấy chiết xuất trái si rô chống lại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, mở ra triển vọng một cây thuốc có khả năng trị sốt rét đầy hứa hẹn.

Chống ung thư: Chiết xuất của trái si rô cho thấy khả năng chống ung thư phổi và ung thư biểu mô buồng trứng ở người. 

Kháng vi-rút: Thử nghiệm cho thấy dịch chiết của trái si rô có tác dụng kháng vi-rút bại liệt HIV-1 và vi-rút herpes simplex

Chống táo bón và chống tiêu chảy: Chiết xuất trái si rô có tác dụng kích thích ruột gây tiêu chảy thông qua việc kích hoạt các thụ thể muscarinic và histaminergic; ngược lại, nó gây co thắt làm táo bón thông qua chất đối kháng Ca++.

Chống nôn: Thực nghiệm cũng xác nhận khả năng chống nôn của dịch chiết trái si rô.

Trị giun sán: Chiết xuất từ trái si rô còn xanh có tác dụng làm tê liệt rồi gây chết giun đất sau một thời gian.

>>> Xem thêm bài viết cây sala, loài cây thiêng liêng, ý nghĩa và tác dụng


Ai không nên ăn trái si rô?

Trái vừa hái xuống có mủ trắng gây kích ứng da, nên không được ăn ngay mà phải rửa qua cho hết mủ.

Không tốt cho người đau dạ dày vì trái xanh rất chua, còn trái chín không ngọt hẳn mà cũng vừa chua vừa ngọt.

Trái chín thì cầm máu, trong khi trái xanh lại tăng xuất huyết nên người mắc bệnh này không ăn trái si rô.


Xem thêm các bài viết khác của trang blog: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/


Nhận xét