Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Tìm Hiểu Về Cây tre, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Tìm hiểu về cây tre

Tre là tên gọi chung của một nhóm cây thuộc phân họ tre của họ lúa. Cây tre là cây thân gỗ lâu năm, rỗng ruột và mang rễ chùm. Thân tre chia thành các đốt, có các mấu mắt mọc ở đốt và lớp vỏ ngoài thân màu xanh. 

Nguồn gốc của cây tre vẫn còn chưa được khẳng định. Tuy vậy nó xuất hiện nhiều tại các vùng nhiệt đới ấm và ẩm cũng như vùng khí hậu ôn đới ấm áp. Các khu vực còn lại cũng xuất hiện đa dạng các loại tre khắp từ vùng núi mát đến khu vực nhiệt đới và cả cao nguyên. 

Cây tre có rất nhiều giá trị sử dụng trong cuộc sống của chúng ta. Được đánh giá là nguyên liệu của tương lai và được ví như loại “thép xanh” trong xây dựng. 

Đặc điểm cây tre

Cây tre là loài cây thân cỏ có cấu trúc phần thân đặc biệt hơn các cây thân lấy gỗ. Theo nghiên cứu  nhà khoa học thì cây tre là loại cây có khả năng phát triển nhanh nhất so với các loài khác trên thế giới. Cây tre chỉ cần từ 2 – 4 năm là đã có thể cho khai thác. 

Tre có phần thân phân thành nhiều đốt và rỗng phía trong. Trên thân xuất hiện nhiều mấu và tại đây mọc ra cành non và lá. Lá mọc nhiều ở phần ngọn và thường rủ xuống tạo thành tán rộng.

Hoa của loài này rất đặc biệt, hoa chỉ nở sao khoảng 60 -100 năm trồng. Nhiều người còn không biết là cây tre có hoa không. Nếu một ai bắt gặp cây tre nở hoa là một điều cực kỳ may mắn. 

“Tre già măng mọc” là đặc điểm nổi bật của loài này được đưa vào văn học dân gian Việt Nam.

Cây tre có hoa không?

Ra hoa cũng là một trong những hình thức tại thiết quần thể của loại tre nhưng không được xem là cách thức chính để tái sinh sản. Tre ra hoa là một trong những hiện tượng độc đáo và vô cùng hiếm gặp ở trong thế giới thực vật. Một cây tre có thể ra hoa sau khoảng thời gian là 60 – 120 năm. Tại sao tre lâu ra hoa là một câu hỏi mà các nhà thực vật học khó giải thích được. Vì lý do này mà rất ít người biết được tre có ra hoa không. Nhưng thực tế thì cây hoa sẽ ra hoa nhưng rất lâu và khó để bắt gặp khoảnh khắc này.


Tuổi thọ của cây tre bao nhiêu năm?

Theo đặt tình thì tre có khả năng phát triển và tái sinh rất tốt. Nên duy trì giống loài này tương đối dễ dàng. Tre thông thường có thể sống trong khoảng 13 – 15 năm tuổi. Tùy vào thuộc tính những loài khác có thể tồn tại hàng trục năm. Để duy trì sự tồn tại của một quần thể phát triển mạnh thì việc chọn lựa và khai thác cần phải hợp lý. Để cây có thể tái sinh sản tre non phục vụ nhu cầu sử dụng.

>>> Xem thêm bài viết cây dương xỉ, đặc điểm và tác dụng thần kỳ

Ý nghĩa phong thủy

Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, cây tre luôn gắn bó với chúng ta trong đời sống lao động và sản xuất, thậm chí trong chiến tranh. Có thể nói, cây tre là đại diện cho những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Đó chính là sự trường tồn theo năm tháng, sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió cuộc đời.

Còn trong phong thủy, cây tre được biết đến với tác dụng mang lại sức khoẻ, hạnh phúc, tình yêu và sự thịnh vượng. Người ta thường trồng cây tre trong sân hoặc trong văn phòng để làm tăng vượng khí, từ đó tạo ra một không gian sống thoải mái và an toàn.


Ứng dụng cây tre

Sử dụng cho mục đích xây dựng

Từ xưa đã có rất nhiều công trình làm từ các nguyên liệu thực vật, trong đó có cả tre. Đây là một trong những loại cây có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới nên tre là một loại nguyên liệu có tính phục hồi mau chóng.

Cây tre giống như cây gỗ là một loại vật liệu xây dựng tự nhiên được sử dụng từ rất lâu. Nó có những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, độ bền tốt, sức chịu tải cao nên được ứng dụng rộng rãi.

Tại các nước Đông Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương, tre là vật liệu xây dựng truyền thống rất phổ biến. Người ta dùng tre để dựng nhà cửa, làm cầu qua sông và làm giàn giáo cho các công trình. Tại Nhật Bản, cây tre cảnh được dùng làm vật liệu trang trí hoặc bổ sung cho các kiến trúc.

Những cây tre dùng cho mục đích xây dựng phải đảm bảo sự cứng cáp và dẻo dai. Đồng thời hàm lượng đường trong cây cũng phải ở mức rất thấp để tránh sâu bọ đục ăn thân cây. Vì vậy cần chú ý thời gian sinh trưởng của cây để thu hoạch đúng lúc.

Sử dụng trong ẩm thực

Tre non hay măng tre có tác dụng gì? Ngoài được sử dụng làm vật liệu xây dựng, tre còn là một loại thực phẩm quen thuộc với người Việt. Cây tre non mới nhú lên mặt đất được gọi là măng có thể chế biến thành món ăn nếu được trừ độc đúng cách. Bởi trong măng tre có chứa chất độc taxiphyllin gây hại cho ruột. Nếu hấp thụ một lượng lớn taxiphyllin có thể dẫn đến chết người.

Tùy từng địa phương mà măng tre được chế biến thành những món ăn khác nhau. Măng được thái lát và nấu với các nguyên liệu khác thành món canh hoặc nấu nước dùng trong các món bún. Tại một số quốc gia, măng cũng được ngâm lên men làm món ăn kèm.

Thân tre cũng có thể sử dụng để chế biến món ăn. Người ta cho gạo cùng với đường và nước cốt dừa vào trong các đốt tre và tiến hành nướng. Các chất đường có trong thân tre sẽ được gạo hấp thu tạo nên vị ngon ngọt rất đặc trưng. Ngoài ra, tại Hàn Quốc cũng phát huy công dụng của lá tre như một loại trà trong văn hóa của họ.

>>> Xem thêm bài viết cây vạn tuế, cách trồng và chăm sóc cây vạn tuế

Cách trồng và chăm sóc cây tre

Đất trồng

Tre phải được trồng trên đất cao ráo, không bị ngập úng. Để giúp cây nhanh bén rễ và phát triển tốt sau nầy cần cung cấp khoảng 10-15kg phân hữu cơ đã hoai mục (như phân chuồng, phân rơm rạ…) cộng với 0,5-1kg phân lân trộn đều với đất mặt và lấp đầy hố.

Tùy loại đất mà tre được trồng với nhiều mật độ khác nhau như: 3 x 3m, 4 x 4m, 4,5 x 4,5m và 5 x 5m.

Chọn giống và trồng tre

Đối với các loài tre nói chung có nhiều cách nhân giống từ thân ngầm, hom gốc, thân khí sinh (hom thân), hom cành hay trồng bằng hạt. Khi nhân giống nên chọn những bụi (khóm) tre phát triển tốt, không sâu bệnh, chưa ra hoa. Lựa những cây không quá non hoặc quá già (bánh tẻ), khoảng 7-8 tháng tuổi để làm giống.

Sau khi chuẩn bị đất trồng và giống xong đặt cây giống xuống hố nghiêng khoảng 45 độ (nếu là hom gốc), dùng đất nhỏ mịn lấp đầy hố và nén chặt trường hợp trồng bằng hom thân, hom cành thì khi đặt hom vào giữa hố theo chiều thẳng đứng, phần gốc chồi nằm dưới miệng hố không quá 10cm rồi lấp đất và nén chặt.

Trồng xong nên tưới nước thật đẫm, đảm bảo rễ cây tiếp xúc tốt với đất, dùng rơm rạ tủ chung quanh gốc cây một lớp dày 10 x 20cm để chống cỏ dại vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô.

Chăm sóc

Mỗi năm bón thúc hai lần vào thời điểm trước khi ra măng 1 tháng và sau khi thu hoạch măng nhằm giúp cây phục hồi sức nhanh. Dùng 15-20kg phân chuồng hoai (hoặc 10kg phân hữu cơ vi sinh) và khoảng 1kg phân NPK bón cho mỗi bụi tre trong thời kỳ kinh doanh. Đối với tre phân chuồng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để tạo ra rau sạch. Đào rãnh nhỏ xung quanh bụi tre cách gốc tre khoảng 0,5m rồi rải phân lấp kín đất lại.

Thu hoạch

Nếu chăm sóc tốt, cây tre sẽ cho thu hoạch măng sau khoảng 2 năm trồng. Sau khi khai thác tre nhất thiết phải đào bỏ thân ngầm già (gốc tre), nhằm giúp đất thông thoáng để măng mọc ra từ thân ngầm khác có điều kiện phát triển tốt hơn, đối với tre mọc tản cũng làm tương tự.

Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét