- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Cây dược liệu là những loại cây có khả năng chữa bệnh, hỗ trợ điều trị một căn bệnh nào đó hoặc dùng để bồi bổ cơ thể. Chúng còn được gọi là thảo dược và được sử dụng nhiều trong Đông y hay Y học cổ truyền.
Danh sách một số cây dược liệu
Cây lưỡi hổ
Một vài nghiên cứu về tính chất dược lý của cây lưỡi hổ đã
chỉ ra rằng gel từ lá cây lưỡi hổ có khả năng kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt với
vi khuẩn lao. Hoạt chất etyl axetat trong lá cây lưỡi hổ giúp ức chế sự phát
triển của vi khuẩn s.aureus và e.coli.
Ngoài ra, hoạt chất barbaloin, aloin và aloe emodin có trong
cây lưỡi hổ còn giúp kích thích tiêu hóa và điều hòa co bóp của dạ dày.
Theo Đông y, cây lưỡi hổ có tính mát, vị chua, tác dụng
thanh nhiệt giải độc, sinh cơ rất tốt.
Chỉ định điều trị bằng cây lưỡi hổ cho một số bệnh lý như:
Bệnh lý tai mũi họng: Viêm tai, ho, khàn giọng, viêm họng,...
Bệnh lý hệ tiêu hoá: Rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, viêm
loét dạ dày, ợ hơi,...
Bệnh về da như viêm da, bỏng nước sôi,...
Sỏi thận, cơn hen suyễn hay các chứng bệnh răng hàm mặt như
chảy máu chân răng, sâu răng,...
Dùng cây lưỡi hổ trị bệnh, chủ yếu dùng lá tươi, ép nước
dùng trực tiếp là tốt nhất. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng từ 6 đến 12g.
Cây thuốc dòi
Theo y học cổ truyền, cây thuốc dòi có vị ngọt, tính mát và
được chỉ định trong các trường hợp sau:
Điều trị các vấn đề về hô hấp, tai mũi họng: ho, ho dai
dẳng, ho có đờm, viêm mũi, đau họng...
Thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt.
Chữa các trường hợp bị viêm sưng vú, thông tắc tia sữa.
Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng thông tiểu, tiêu vết bầm cũng rất tốt.
>>> Xem thêm bài viết Phân loại cây cau cảnh và ý nghĩa trong phong thủy
Cây lưỡi nhân
Thuộc loại cây bụi, thân tròn cứng nhỏ.
Lá cây có hình mác chóp tròn giống lưỡi người nên được gọi
là cây lưỡi nhân, phía mặt trên lá có những viền ngang màu xám, mặt dưới xanh đậm.
Hoa lưỡi nhân màu nâu đỏ, kích thước nhỏ thường nở vào khoảng
tháng 4 đến tháng 11, hay mọc tập trung thành khóm ở thân cây.
Ngay nay, cây lưỡi nhân được trồng khá nhiều ở Việt
Nam, không những dùng làm cảnh mà còn được dùng làm thuốc. Lưỡi nhân chủ yếu được
trồng ở các viện nghiên cứu dược liệu hay các viện bảo tàng.
Lá và hoa cây lưỡi nhân có thể được thu hoạch quanh năm. Sau
thu hoạch đem dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần đều rất tốt.
Cây chùm ruột
Theo nghiên cứu hiện đại, chùm ruột có các tác dụng sau:
Giảm đau, kháng viêm: Chùm ruột có chứa nhiều các hợp chất chống
oxy hóa có tác dụng giảm đau và kháng viêm.
Hạ huyết áp: Theo kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy dịch
chiết xuất từ lá cây chùm ruột hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
Bảo vệ gan: Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá chùm ruột
còn có khả năng bảo vệ gan trước độc tính của Paracetamol do sử dụng
quá liều.
Theo Y Học Cổ Truyền, các bộ phận của cây chùm ruột có tác dụng
như sau:
Công dụng của trái chùm ruột: Quả chùm ruột có vị chua ngọt,
tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, bổ gan, bổ máu. Trái chùm ruột giúp cải thiện
chức năng gan, hỗ trợ trong điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả.
Lá chùm ruột có vị chua nhẹ, có tính sát khuẩn cao, có khả
năng tiêu đờm, tiêu độc.
Rễ cây chùm ruột có tính nóng. Hạt và rễ chùm ruột có tác dụng
tẩy.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể
dùng chùm ruột với nhiều cách khác nhau, như là:
Lá cây chùm ruột có thể dùng tươi dưới dạng dã nát bôi đắp
ngoài da, hoặc nấu lấy nước để tắm, điều trị lở ngứa, mề đay...
Vỏ thân cây chùm ruột thường được phơi khô, tán bột và kết hợp
với nhiều nguyên liệu khác.
Trái chùm ruột thường được ép lấy nước, dùng ở dạng
nguyên trái, ngâm mứt đường hoặc làm mứt.
Một số kiêng kỵ khi sử dụng chùm ruột:
Vỏ và rễ cây chùm ruột chứa nhiều độc tố nên tuyệt đối không
được uống hoặc tiếp xúc bằng đường miệng.
Nếu uống nước sắc hoặc rượu ngâm từ vỏ rễ cây chùm ruột sẽ
có triệu chứng ngộ độc. Nhẹ thì nhức đầu, nặng thì có thể bị đau bụng dữ dội thậm
chí gây tử vong.
Người mắc bệnh gout và sỏi thận không được ăn trái chùm ruột vì nó rất giàu acid oxalic.
>>> Xem thêm bài viết: Chậu cây hoa cúc đẹp - Tác dụng của loài hoa này
Lá ổi
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Nếu gia đình bạn có tiền sử đái tháo đường thì
cách đơn giản nhất để ngăn ngừa tình trạng này là thường xuyên uống trà lá ổi.
Loại trà này có thể giúp giảm hàm lượng glucose trong cơ thể thông qua việc giảm
hoạt tính của enzym alpha-glucosidease. Nhờ đó, lượng đường huyết sẽ giảm mà
không làm tăng sản xuất insulin trong cơ thể.
Giảm cholesterol
Uống nước lá ổi non hoặc nước ép quả ổi mang lại nhiều lợi
ích cho sức khỏe tim mạch. Khi tiêu thụ, loại nước ép này sẽ giúp giảm
cholesterol xấu mà không ảnh hưởng đến các cholesterol tốt trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng 1 tách trà lá ổi mỗi ngày
có thể làm tăng sức khỏe tim mạch trong vòng 8 tuần.
Giúp phục hồi sau tiêu chảy
Một trong những công dụng phổ biến nhất của lá ổi là để làm
thuốc chữa tiêu chảy. Nguyên nhân do lá ổi chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm
mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có công dụng
kháng khuẩn.
Các chiết xuất từ lá ổi có thể kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn Staphylococcus aureus thường gây tiêu chảy. Ngoài ra, uống trà
lá ổi còn làm giảm đau bụng, kiểm soát phân lỏng và hỗ trợ người bệnh phục hồi
nhanh chóng.
Bằng cách lấy rễ và lá ổi cho vào cốc nước sôi, sau đó lọc lấy
phần nước và uống ngay khi đói người bệnh sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Hỗ trợ giảm cân
Một trong những lợi ích chính của lá ổi đối với sức khỏe và
làm đẹp chính là giúp giảm cân nhanh chóng. Khi bạn uống nước lá ổi
xay cùng với hoa quả khác sẽ giúp ngăn ngừa tinh bột nạp vào cơ thể và chuyển
hóa thành đường, nhờ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Do vậy, để có một cơ thể thon gọn và đẹp dáng, các chị em
nên thường xuyên uống nước ép từ lá ổi.
Điều trị dị ứng, tăng cường miễn dịch
Trong lá ổi có các hợp chất giúp ngăn ngừa sự giải phóng
histamin - nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng. Ngoài ra nước lá ổi còn
giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người già.
Trên đây là một số thông tin về quả ổi và tác dụng của
lá ổi mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng bài viết trên đã mang tới cho quý độc
giả những kiến thức sức khỏe hữu ích để có thể áp dụng hàng ngày.
lá vối
Các công dụng của lá vối
Trong lá vối và nụ vối có tanin, một số vitamin và chất
khoáng, có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt
được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Một số công dụng của lá vối có thể
kể đến:
Hỗ trợ điều trị gout
Nhờ công dụng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều
dầu mỡ, giúp giảm béo, lợi tiểu, tiêu độc nên lá vối được coi là vị cứu tinh với
những bệnh nhân mắc bệnh gout.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do chế độ ăn uống có nhiều
chất béo, ngọt gây ứ đọng axit uric. Mặt khác hệ thống tiêu hóa và thận
bài tiết, đào thải không tốt khiến cho uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng
sưng nóng, đỏ, đau khớp.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Trong chè nụ vối có các hợp chất flavonoid rất hiệu quả
trong việc phòng và điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh đái tháo
đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu,
chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa
đục thủy tinh thể ở bệnh nhân tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.
Giảm mỡ máu
Trong nước lá vối có một số loại muối khoáng và vitamin cần
thiết cho cơ thể, đồng thời còn giúp giảm mỡ máu. Công thức đun nước lá vối để
giảm mỡ máu:
Chuẩn bị 15-20g nụ vối, hãm lấy nước uống thay trà uống
trong ngày, hoặc nấu thành nước đặc chia làm 3 lần uống trong ngày. Để hiệu
nghiệm, người bệnh cần duy trì uống thường xuyên.
Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu
Lá vối dù tươi hay khô, khi sắc đặc đều có thể dùng như một
loại thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da như: ghẻ lở, mụn nhọt. Dân
gian cũng truyền tai nhau cách chữa chốc lở rất hiệu quả, đó là vò nát lá vối
tươi rồi nấu với nước sôi lấy nước đặc để gội đầu, tắm rửa.
Chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính
Lá vối cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon
miệng hơn. Mỗi khi ăn nhiều chất đạm hoặc dầu mỡ, người ta thường uống nước đun
lá vối để kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt
hơn, ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, trong lá vối cũng chứa tanin
giúp bảo vệ niêm mạc ruột và tinh dầu có tính kháng khuẩn, giúp chữa đau bụng
đi ngoài phân sống.
Cây cỏ tai chuột
Trong Đông y, cỏ tai chuột có tính mát, vị hơi chua, là vị
thuốc để chữa các bệnh:
Phụ nữ bị khí hư
Nước tiểu vàng, lợi tiểu
Tiêu viêm, phù thũng
Bệnh lậu
Nước tiểu vàng, lợi tiểu
Tiêu viêm, phù thũng
Bệnh lậu
Ngoài ra, cây tai chuột còn có tác dụng với các bệnh
ngoài da như phỏng, chín mé, thối tai. Với mẹ đang nuôi con cho bú, tai
chuột là vị thuốc giúp lợi sữa.
Tuy nhiên, Y Học Hiện Đại vẫn chưa nghiên cứu nhiều về loại
dược liệu này nên hạn chế sử dụng.
Cây đỗ trọng
Chiết xuất từ dược liệu này có thể ức chế được sự tiến triển
của viêm xương khớp.
Khả năng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ, có khả năng có thể được
áp dụng trong phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh lý về thoái hóa thần kinh
như bệnh alzheimer.
Cây đỗ trọng đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ sụn ở
chuột khi bị viêm xương khớp, làm chậm lại quá trình thoái hóa khớp.
Cây đỗ trọng trị bệnh gì?
Vỏ thân cây đỗ trọng được sử dụng trong điều trị một
số bệnh lý như:
Thận hư
Đau lưng
Chân gối yếu mỏi
Phong thấp
Sưng tê phù
Tăng huyết áp
Di tinh, liệt dương
Phụ nữ có thai bị đau bụng hoặc động thai ra huyết
Tiểu đêm
Bại liệt
>>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét