- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Hoa cúc vàng một loài hoa đơn sơ và bình dị đến lạ. Hình ảnh hoa cúc đã đi vào thơ ca của con người Việt Nam. Cúc nhẹ nhàng, gần gũi và mang lại nhiều cảm xúc cho tâm hồn người ngắm. Vậy bạn đã biết ý nghĩa hoa cúc vàng là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và cách trồng như thế nào? Hãy cùng Shop Hoa Vip tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đặc điểm của cúc vàng
Cây hoa cúc vàng có tên khoa học: Chrysanthemum indicum L thuộc một loài cây
thân thảo sống lâu năm, có nhiều cành với độ cao khoảng 80 -90cm. Các lá mọc so
le, phiến lá hình trứng được xẻ thành từng thùy sâu mép có răng cưa.
Cúc vàng thường mọc trên đỉnh thân, hoa có hai dạng đơn
tính hoặc lưỡng tính. Một cuống hoa phân nhánh tạo nên nhiều bông, hoa có màu
vàng đặc trưng. Hoa có đường kính từ 3 – 7cm tùy loại. Quả của cây cúc vàng nhỏ,
chứa một hạt, có phôi thẳng mà không có nội nhũ.
Cúc vàng là loại thực vật ngắn ngày, thích hợp với khí hậu mát mẻ. Chúng có thể
trồng trong các bồn hoa, chậu trang trí làm cảnh, kiểng vào những dịp lễ.
Ý nghĩa của hoa cúc vàng
Ý nghĩa của hoa cúc vàng trong ngày tết truyền thống việt nam
Không đặc biệt như mai đào nhưng cứ mỗi lần Tết đến xuân về, những khóm hoa cúc vàng ươm vẫn cứ âm thầm len lỏi vào không gian Tết của từng gia đình khắp mọi miền tổ quốc như một lẽ hiển nhiên đã tồn tại bao đời qua không thể phá vỡ được.
Hoa cúc là loài hoa phổ biến, không trân quý hay đắc tiền,
cho nên từ gia đình khá giả đến thiếu thốn đều có thể mua được một bó hoa cúc
vàng về trang trí nhà cửa. Những cánh hoa cúc nhỏ bé, mỏng manh kiên cường
trong gió cứ như thế vẫn luôn tỏa nắng, thắp lên không khí ấm áp cho bàn thờ
gia tiên hay chiếu sáng nơi hiên nhà lộng gió trong những ngày Tết truyền thống
của Việt Nam.
Ý nghĩa của hoa cúc vàng trong ngày Tết truyền thống Việt Nam
Màu vàng của cúc mang đến tài lộc, may mắn cho ngày đầu năm mới
Trong những ngày Tết, người Việt Nam có rất nhiều quan niệm
và lễ nghi cần phải tuân theo để cả năm được bình an và suôn sẻ. Trong đó, việc
lựa chọn màu sắc để trang trí nhà cửa cũng rất được chú trọng. Đỏ và vàng là
hai màu mang lại may mắn không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết. Ngoài mai đào,
các cành cúc vàng sum xuê, nở rộ cũng rất được ưa chuộng để trang trí nhà cửa
hay bàn thờ tổ tiên trong dịp cuối năm.
Màu vàng tượng trưng cho ánh kim của tiền tài và mang đến
may mắn cho những ngày đầu năm mới. Bên cạnh đó, ở một số nước như Nhật Bản,
Trung Quốc,…hoa cúc vàng được chọn là biểu tượng sự thiêng liêng, quyền lực và
vương giả của hoàng gia.
Những tầng cánh hoa dày tượng trưng cho tuổi thọ và lòng hiếu thảo
Bắt nguồn từ câu chuyện dân gian của người Việt nam, sự tích
về hoa cúc kể rằng, có một cô bé vì thương mẹ bệnh nặng nên đã trèo đèo, lội suối
đi tìm phương thuốc thần kì có thể chữa khỏi cho mẹ. Cảm động trước lòng hiếu
thảo, Đức Phật đã tặng cho cô bé một bông hoa màu vàng, mỗi cánh tượng trưng
cho một năm mà người mẹ được sống thêm. Vì muốn kéo dài sự sống cho mẹ, cô bé
đã xé các cánh hoa ra thành rất nhiều cánh nhỏ hơn. Từ đó, loài hoa với các nhỏ
mỏng manh nhưng xếp cạnh nhau thành nhiều tầng dày đặc được gọi là hoa cúc và
mang theo ý nghĩa về sự trường thọ cũng như lòng hiếu thảo của con cái đối với
đấng sinh thành.
Vào những dịp đặc biệt như ngày giỗ, lễ Tết hay đám tang người
Việt thường chưng hoa cúc như một cách để thể hiện sự kính yêu, tôn trọng của
con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên.
Hoa cúc vàng là biểu trưng của những ngày lễ tết, sự sum họp, đoàn viên
Như đã nói ở trên, hoa cúc vàng được sử dụng nhiều vào những
ngày đặc biệt trong năm như một sự tôn kính của con cháu dành cho tổ tiên. Đồng
thời, những ngày này cũng là dịp mà các thế hệ trong gia đình có thể tụ họp lại,
sum vầy, đoàn viên.Hoa cúc vàng tô điểm thêm sự đầm ấm cho không khí gia đình,
mang lại sự hạnh phúc và kéo gần khoảng cách mọi người lại bên nhau
Hoa cúc khi héo tàn vẫn vẹn nguyên hoa lá tượng trưng cho lòng chung thủy sắc son
Có một điều thú vị về loài hoa cúc, khi tàn rủ héo úa đi, cả
lá và bông hoa đều vẫn sẽ nằm vẹn nguyên như lúc đầu, không hề rơi rụng xuống.
Người Trung Quốc có câu nói “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” có ý nghĩa là “Lá
không bao giờ lìa cành, hoa chẳng bao giờ xuống đất” để miêu tả sự bền vững trước
sau của loài hoa này.
Từ ý nghĩa đó, hoa cúc là minh chứng cho sự chung thủy son sắc,
đại diện cho tình yêu, hôn nhân bền chặt, mãi mãi không chia lìa.
Theo Nho giáo, hoa cúc tượng trưng khí tiết kiên trung của người quân tử
Hoa cúc là một trong bộ bốn tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai
đã có từ rất lâu đời trước đây. Trong học thuyết Nho giáo, bộ tranh này chính
là biểu tượng cho những phẩm chắc cao quý của người quân tử. Hoa cúc mảnh mai
nhưng cứng cáp, dù khô héo nhưng vẫn kiên cường liên kết bên nhau là biểu tượng
cho sự kiên trung, bất khuất của người quân tử trước khó khăn thử thách trong
cuộc đời.
Tác dụng của hoa cúc vàng trong y học
Bên cạnh việc trang trí, hoa cúc vàng cũng được xem là một
trong những loại dược liệu tốt. Trong hoa cúc vàng có chất chống oxy hóa và
tinh dầu hoa cúc vàng được nghiên cứu là có tác dụng chống kích ứng, chống
viêm và chống vi khuẩn, giúp giảm ho, nghẹt mũi,... Thêm vào đó, hoa cúc
vàng còn giúp bạn có làn da sáng mịn, giảm sưng viêm từ mụn.
Hoa cúc vàng còn được dùng làm trà, trà hoa cúc vàng
có tác dụng như giúp sảng khoái tinh thần, giảm mệt mỏi và căng thẳng. Bên cạnh
đó, trà hoa cúc còn giúp bạn có một giấc ngủ sâu hơn, sảng khoái hơn và giảm
nhiệt cơ thể.
Kỹ thuật trồng cây hoa cúc vàng
Hoa cúc là một loài cây có khả năng sinh trưởng rất mạnh mẽ,
chúng dễ dàng thích nghi với khí hậu, môi trường. Để trồng cây hoa cúc
vàng liên tục cho ra những bông hoa to và đẹp thì cần chú ý một số điểm
sau:
Đất trồng: Nên chọn loại đất trồng tơi xốp, có khả
năng thoát nước tốt. Nên chọn loại đất cát pha hoặc thịt nhẹ giàu mùn, tưới
tiêu thuận lợi.
Tưới nước: Thường xuyên để cho cây ra hoa và bền
lâu.
Ánh sáng: Nên trồng ở nơi có nhiều ánh
sáng để cây hấp thụ đủ ánh nắng quang hợp thì cây cho những bông
hoa nở đẹp và bền màu hơn.
Bón phân: Được chia làm 4 lần
Lần 1: Khi cây bén rễ hồi xanh phun bón lá siêu lân 2 lần
cách nhau 7 ngày.
Lần 2: 10 ngày thì tưới đạm U rê + Clorua Kali pha
loãng tưới.
Lần 3: Khoảng 25 ngày bón NPK đầu trâu kết hợp tưới nước.
Lần 4: Khoảng 40 ngày bón phân chuồng + phân lân
Chăm sóc sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo
khuyến cáo của cán bộ BVTV chuyên ngành. Các đối tượng gây hại thông thường:
Sương mai, sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ,…
Nhận xét
Đăng nhận xét