Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây linh sam là gì? cách chăm sóc cây linh sam

Giới thiệu về cây linh sam

Cây linh sam còn được biết với những tên khác như cây ba chia, sam rừng, sam núi, linh sam núi,... . Là loài cây thân gỗ nhỏ, cây linh sam có tuổi thọ sống khá lâu năm. Loài cây này có tên khoa học là antidesma acidum, xuất phát từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, được trồng nhiều ở những vùng núi miền Trung như Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa,...

Cây sở hữu chiều cao trung bình khoảng 1-3m, một số cây cao đến tận 4-5m. Vỏ cây sẫm màu, xù xì, cánh lá xoắn lại với nhau và nhăn nheo trông rất đặc trưng.

Lá của cây linh sam có màu xanh lục, hình dáng trái xoan và hơi nhọn ở đầu. Mỗi chiếc lá thông thường dài tầm 4-6cm, rộng khoảng 1-2cm, khá giòn và có thể bẻ được.

Rễ cây rất to lớn và chắc khỏe nên có thể đâm sâu xuống nhiều tầng đất khác nhau để hút lấy nguồn dinh dưỡng và có sức sống bền bỉ. Do đó, cây linh sam được rất nhiều người chơi cây cảnh ưa thích và tìm mua để trưng bày trong khu vườn của mình.

Ý nghĩa phong thủy cây Linh sam

Trong phong thủy, cây linh sam tượng trưng cho sự quân tử, ngay thẳng nhưng vẫn có thể mềm dẻo linh hoạt khi cần thiết.

Trồng cây linh sam trong nhà có thể giúp xua đuổi tà khí, mang lại tài lộc thịnh vượng, rất thích hợp để trưng bày trong văn phòng làm việc.

Trồng cây linh sam trong nhà sẽ giúp gia chủ xua đuổi được tà khí và những điều kém may mắn.Từ đó, mang đến cho gia đình nhiều điều thuận lợi, có nhiều tài lộc và các thành viên trong gia đình luôn được bình an, mạnh khỏe.

Linh sam hợp mệnh gì? Với màu xanh của lá cây và màu tím của hoa thì cây hợp phong thủy với những người mệnh Mộc và Hỏa (do Mộc sinh Hỏa). Những người mệnh Mộc, Hỏa trồng cây linh sam trong nhà sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình gia chủ.

>>> Xem thêm bài viết Tổng hợp các mẫu khuôn chậu cảnh đẹp nhất năm 2022

Cách nhân giống cây linh sam bonsai

Nhân giống cây linh sam rất quan trọng vì cây linh sam rất dễ trồng, được nhiều người ưa chuộm, dễ mua dễ bán. Cây linh sam nếu được làm rễ 24h hoặc uốn thân từ bé sau này sẽ có giá trị cao. Nếu để trồng tự nhiên tỷ lệ có cây đẹp sau này rất thấp, hiệu quả kinh tế kém.

Giâm cành: cách này dễ thực hiện chỉ cần cắt cành có độ lớn phù hợp không quá non cũng không quá già. Tuy nhiên tỷ lệ sống cách này không cao chỉ khoảng 40%. Giâm cành thường chọn giá thể là cát để cây ra rễ nhiều, rễ thẳng về sau sẽ có bộ đế đẹp và đều hơn.

Chiết cành: cách này được thực hiện nhiều nhất do tỷ lệ sống cao. Cây sau khi chiết khá to nên thời gian thu hoạch cây nhanh hơn giâm cành. Chọn cành càng to tỷ lệ chiết thành công càng cao. Cắt lớp vỏ, sau đó lấy xơ dừa hoặc rễ lục bình ngâm với thuốc kích rễ đậm đặc. 

Đắp lên phần thân vừa cắt bỏ lấy ni lông buộc lại. Sau khoảng 1.5 tháng cây sẽ ra rễ, cây chiết ra càng nhiều rễ non tỷ lệ trồng sống càng cao, cây sau này phát triển mạnh.

>>> Xem thêm bài viết Tác dụng tuyệt vời của cây chùm ngây

Cách chăm sóc cây linh sam

Cây linh sam rất dễ sống, nhưng nếu bạn trồng cây với mục đích tạo dáng, làm cảnh thì không thể bỏ qua một vài yếu tố chính để cây phát triển theo ý muốn.

Tưới nước: Là một loại cây sống tại các vùng ven suối, có thể sống trong điều kiện khô hạn nhưng lại là loài ưa nước. Vì thế để cho cây phát triển nhanh thì bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây. Đảm bảo độ ẩm của đất, Do đó bạn nên tưới cây thường xuyên, ít nhất 1 tuần 3 lần. Đặc biệt khi tưới cần chú ý không tưới quá đẫm, bởi nếu ngập úng cây có thể bị thối rễ.

Dinh dưỡng: nhờ bộ rễ đồ sộ, cây linh sam không cần cung cấp nhiều dinh dưỡng. Những tốt nhất cứ 2 – 3 tháng bạn nên pha phân NPK vào nước và tưới cho cây để bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, khi cây sắp ra hoa thì bạn nên bón thêm ít kali để hoa nở to và đẹp.

Nhiệt độ: cây sinh trưởng và phát triển tốt ở mức nhiệt độ từ 18 – 28 độ C. Nhìn chung khá phù hợp với nhiệt độ ở Việt Nam nên bạn không cần quan tâm quá.

Ánh sáng: là loài cây ưa sáng, bạn nên đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng để cây phát triển. Vì thế nếu trồng trong chậu thì nên thường xuyên cho cây ra ngoài để tắm nắng vào buổi sáng, còn nếu trồng ở đất thì nên lựa chọn nơi có ánh sáng nhẹ, để cây có thể quang hợp. Nhưng nếu nhận thấy nhiệt độ bên ngoài quá cao, nắng quá gắt thì bạn nên có một vài biện pháp che chắn để tránh cây bị cháy lá.

Thay đất: sau một thời gian khoảng 1.5 năm, phần đất trong chậu thường khô cằn khiến cây sinh trưởng không đều, bạn nên tiến hành thay đất. Khi thay, cần xới đất từ ngoài vào trong để giữ nguyên dáng bầu đất, sau đó loại bỏ phần đất bám vào rễ nhẹ nhàng, cắt tỉa để làm gọn bộ rễ rồi đặt cây lại vào chậu với phần đất mới. Thời gian hợp lý để thay đất và giai đoạn trước mùa mưa.

Tạo dáng: về tạo dạng, mỗi người có một cảm nhận thẩm mỹ khác nhau nên không có tiêu chuẩn chung. Nhưng nếu muốn uốn nắn thì nên thực hiện sớm khi cây còn mềm dẻo. Có thể dùng dây thép để giữ dáng cho cây, tới khi cây cứng cáp thành hình thì tháo ra.

Phòng trừ sâu bệnh: cây linh sam rất ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên bạn cũng nên thường xuyên quan sát, nếu nhận thấy có dấu hiệu sâu rầy thì cần mua thuốc về phun ngay.

Linh sam mini khi trồng ở nhà thường dễ bị các loại sâu bệnh tấn công hơn: bệnh phấn trắng, bọ rày, cây bị vàng lá,… có thể do sâu bệnh từ bên ngoài hoặc do bạn không cắt tỉa lá hỏng khiến cho các loại nấm phát triển.

>>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét