- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Đặc điểm cây cù đề
Mô tả cây cù đề: Cây bụi cao 0,5-3m, không lông; nhánh ngắn, dài 5-7cm, màu đo đỏ còn non. Lá xếp hai dãy; phiến xoan bầu dục, dài 2-2,5cm, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh mốc mốc, gân phụ 3-5 cặp; cuống 2mm; lá kèm 1-2mm.
Hoa đực cây cù đề 2-3 ở nách các lá dưới; hoa cái cô độc ở phần trên; đài hình chuông; nhị
3. Quả đỏ, to 5-6mm.
Bộ phận dùng cây cù đề: Lá và vỏ - Folium et Cortex
Breyniae.
Nơi sống và thu hái: Cây cù đề ưa sáng, mọc ở bờ mương, lùm bụi
vùng thấp đến các rừng rụng lá ở độ cao 1.000m khắp Trung bộ và Nam bộ của nước
ta tới tận đảo Phú Quốc. Còn phân bố ở Ấn Độ, Philippin, Malaixia.
Thành phần hoá học: Rễ chứa b-sitosterol.
Tính vị, tác dụng: Vỏ làm se.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, vỏ và lá khô
tán bột làm thuốc hút khi bị sưng lưỡi gà và hạch hạnh nhân.
>>> Xem thêm bài viết Cây chòi mòi mọc ở đâu - Công dụng cây chòi mòi
Phân bố của cây cù đề:
Cây cù đề ưa sáng, mọc ở bờ ruộng, lùm bụi vùng thấp đến các rừng rụng lá ở độ cao
1000m.
Phân bố tập trung ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia,
Thái Lan, quần đảo Mã Lai và Philippin. Ở nước ta, cây mọc tại nhiều nơi từ miền
Bắc vào tới Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) và Kiên Giang (đảo
Phú Quốc).
>>> Xem thêm bài viết Cây độc cần nước là cây gì? Sự nguy hiểm đến chết người của cây độc cần nước
Công dụng của cây cù đề:
Ở Ấn Độ, vỏ và lá khô tán bột làm thuốc hút khi bị sưng
amygdal. Ở Malaixia có dân tộc ít người dùng lá làm rau ăn; dịch lá được dùng
làm thuốc bổ trợ cho phụ nữ uống sau khi sinh.
Ở Philippin vỏ cây cù đề có vị se dùng làm thuốc chống các chứng xuất huyết; nước sắc
rễ dùng làm thuốc súc miệng trị đau răng; nước hãm lá dùng trị đau dạ dày. Ở Quảng
Đông (Trung Quốc) toàn cây được sử dụng làm thuốc tiêu viêm, bình suyễn để chữa
bệnh hen suyễn, sưng đau họng và bệnh mẩn ngứa.
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét