- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Tìm hiểu về cây Chòi mòi
Thông tin khoa học
Tên gọi khác: Chòi mòi hay chu mòi, châm mòi, chua mòi,
chóp mòi, mà ca, xô con
Tên khoa học: Antidesma ghaesembilla Gaertn
Họ: Thầu dầu – Euphorbiaceae
Loài Antidesma ghaesembilla là một loài thực vật có hoa trong họ Diệp hạ châu. Loài này được Gaertn. mô tả khoa học đầu tiên năm 1788.
Mô tả chi tiết
Cây chòi mòi gỗ nhỏ cao 3-8m. Nhánh cong queo, có lông thưa, sau nhẵn
và có màu xám nhạt.
Lá hình bầu dục hay hình thoi hẹp hoặc bầu dục tròn, có khi
hình tim, mặt dưới đầy lông như nhung.
Cụm hoa chuỳ gồm 3-8 bông ở ngọn hay ở nách các lá phía
trên.
Hoa đực không cuống có 4-5 lá đài; 4-5 nhị có bao phấn hình
chữ U; nhuỵ lép có lông. Hoa cái gần như không cuống, có 4 lá đài; bầu có lông
mềm, 3-4 đầu nhuỵ.
Quả tròn, to 4,5mm, hình bầu dục dẹt.
Ra hoa tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Vỏ, cành non, lá, quả – Cortex Ramulus,
Folium, Flos et Fructus Antilesmae Ghaesembillae.
Nơi sống và thu hái cây chòi mòi:
Loài phân bố từ Ấn Độ tới Malaixia và châu Ðại Dương. Ở nước
ta cây mọc hoang ven rừng, trong rừng thưa. Có thể thu hái các bộ phận của cây
quanh năm.
Cây chòi mồi mọc ở đâu ?
Cây chòi mồi mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam và miền Trung, ở
miền Bắc chúng tôi chỉ thấ loài cây này mọc ở một số khu vực miền núi phía Tây
Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái…
>>> Xem thêm bài viết Cây độc cần nước là cây gì? Sự nguy hiểm đến chết người của cây độc cần nước
Cây chòi mòi có mấy loại?
Cây chòi mòi có rất nhiều loại, trong đó phổ biến nhất
là chòi mòi thường, lá hình bầu dục, quả nhỏ và mọc thành chùm như hạt tiêu,
lúc non quả có màu xanh và dẹt, khi chín quả căng tròn và chuyển màu tím đen.
Ngoài chòi mòi thường thì còn rất nhiều loại chòi mòi khác nhau,
cụ thể:
Chòi mòi tía (chòi mòi bun, chòi mòi lá tía, chòi mòi nhọn,
chòi mòi lá dày…)
Chòi mòi gân lõm (chòi mòi núi, chòi mòi nhẵn, chòi mòi rừng…)
Chòi mòi bụi (chòi mòi mảnh, mọt trắng)
Chòi mòi chua (chòi mòi song hùng, chòi mòi hai nhị)
Nguồn gốc cây chòi mòi
Cây chòi mòi có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Châu Đại
Dương. Tại Việt Nam, loại cây này mọc nhiều ở miền Nam và miền Trung. Ở miền Bắc
cây này mọc ở một số khu vực miền núi phía Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Yên
Bái…
Tính vị, tác dụng
Quả có vị chua. Vỏ se làm săn da và bổ. Cành non hoặc gỗ điều
kinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa
tê thấp.
Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn.
Vỏ chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ. Cành non dùng để điều kinh. Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.
>>> Xem thêm bài viết Cây Diệp Hạ Châu Là Cây Gì? Tác Dụng Của Cây Diệp Hạ Châu
Công dụng đáng chú ý của chòi mòi
Nhiều nghiên cứu khoa học phát hiện chòi mòi có chứa nhiều hợp
chất có đặc tính chống viêm. Không những thế, chiết xuất từ lá chòi mòi có công
dụng hạ đường huyết, chữa đau đầu (dùng lá đắp) và điều hòa kinh nguyệt (thân
cây sắc ướng).
Bên cạnh đó, lá chòi mòi non còn còn được sử dụng để ăn sống
giúp tăng lượng sữa ở phụ nữ cho con bú hoặc đun sôi rồi lấy nước uống giúp bổ
máu, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Ngoài ra, nhiều người dân ở vùng núi cao ăn quả chòi mòi để
bồi bổ, tăng cường sinh lý và kích thích sinh lý cả nam và nữ.
Ðơn thuốc
1. ỉa chảy: Dùng vỏ Chòi mòi, vỏ cây Van núi và Gáo
tròn, mỗi thứ đều nhau, độ một nắm, cho thêm 600ml nước sôi hãm lấy nước chia
ra uống 2-3 lần trong ngày.
2. Thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh: Dùng vỏ Chòi mòi và vỏ
Dứa thơm (lấy 7 miếng vỏ Chòi mòi dài 5-6cm, rộng cỡ 2 đốt lóng tay và lượng vỏ
Dứa thơm cũng tương đương) cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1/3. Dùng uống để
lấy lại sức, giữ da dẻ sau khi sinh.
3. Ðiều kinh: Dùng cành non Chòi mòi với rễ Ðu đủ, mỗi
thứ một nắm to (50g) cho vào 2-3 bát nước đun sôi trong 1-2 giờ lấy nước uống
trong ngày.
4. Ðau đầu: Dùng lá Chòi mòi tươi giã ra đắp vào thóp
thở trẻ sơ sinh và vào đầu trẻ em bị cảm cúm
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét