- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Tổng quan về cây diệp hạ châu
Tên gọi diệp hạ châu xuất phát từ đặc điểm chỉ có ở loại cây
này chính là hạt châu dưới lá. Mỗi lá của cây sẽ có một hàng hạt hình cầu như
viên ngọc mọc ở dưới lá. Diệp hạ châu còn được gọi với một số tên gọi khác như
cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng hay cây cau trời. Toàn bộ thân
cây đều được sử dụng như một phương thuốc chữa các bệnh vàng da hay các bệnh về
gan.
Diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria,
thuộc chi Phyllanthus (L.), họ Phyllanthaceae (họ Diệp hạ châu).
Diệp hạ châu là loài thảo mộc được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới châu Á,
như Việt Nam, Trung Quốc và các đảo Ấn Độ Dương.
Hình dạng bên ngoài
Cây diệp hạ châu thân thảo sống lâu năm, có cao khoảng 30cm,
có khi đến 60–70cm mang nhiều cành nhỏ, màu hơi tím. Lá cây mọc so le, xếp
thành hai dãy sít nhau, dạng như lá kép lông chim. Lá mọc so le, có hình bầu dục
và xếp sít nhau thành hai dãy hai bên. Phiến lá có dạng thuôn bầu dục hay trái
xoan ngược, dài 0.5 - 1.5cm, đầu nhọn hay hơi tù, màu xanh sẫm ở mặt trên, xanh
nhạt ở mặt dưới, không cuống hay có cuống ngắn. Hoa có màu trắng, mọc ở dưới
lá, đơn tính, hoa đực và hoa cái mọc cùng gốc. Quả nang hình cầu, nằm sát dưới
lá.
Thông thường, hoa diệp hạ châu nở vào khoảng tháng 4-7. Hoa
cái mọc đơn độc phía dưới các cành, có hình bầu dục hoặc mũi mác. Đĩa mật có
hình vòng, các vòi nhụy rất ngắn, phân thùy và xẻ đôi thành 2 nhánh uốn
cong lại giống hình trứng, thảo dược được thu hoạch quanh năm. Còn quả thì vào
khoảng tầm tháng 7-10. Người ta thường
thu hoạch cây về rửa sạch, chế biến thành từng khúc nhỏ.
Sau khi thu hoạch, cây diệp hạ châu sẽ được chế biến bằng
cách thái nhỏ thành từng khúc, rửa sạch và đem đi phơi nắng. Khi đã gần khô,
cây sẽ được mang vào bóng râm để phơi cho đến khi khô hẳn. Sau đó, bảo quản
trong hộp, túi đựng và dùng dần.
Mỗi bộ phận trên cây sẽ có chứa các thành phần khác nhau và
đều có thể làm thuốc. Tuy nhiên, lá cây là nơi có chứa nhiều Phyllathin và
Hypophyllatin nhất. Đây chính là những hoạt chất có thể hỗ trợ điều trị các bệnh
về gan vô cùng hiệu quả. Thân cây cũng có chứa nhiều hoạt chất, có thể kể đến
như Nirtetralin, Flavonoid, Lignin hay một số loại acid hữu cơ,…
Tùy vào mục đích sử dụng có thể dùng thảo dược ở dạng tươi hoặc khô. Khi sử dụng ở dạng khô thì dùng được lâu hơn, khi phơi khô nó màu nâu sẫm. Sau khi phơi hoặc sấy khô, người dân thường bảo quản chúng vào túi ni lông hoặc hộp nhựa có nắp đậy, Đồng thời, cần để dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sâu bọ, mọt và côn trùng.
>>> Xem thêm bài viết Cây Mao Địa Hoàng (Cây hoa chuông tím), Công dụng của hoa mao địa hoàng nhiều màu
Những công dụng sức khỏe của diệp hạ châu mà bạn có thể không ngờ tới
Lợi tiểu, hỗ trợ điều trị sỏi thận và sỏi mật: Người dân một
số nước ở Nam Mỹ còn đặt tên cho loại cây này là cây tán sỏi. Nó được cho là một
trong những bí thuật chữa bệnh của người dân trong rừng Amazon. Theo các nhà
khoa học, loại cây này có chứa alkaloid, đây là một hoạt chất có thể giúp chống
co thắt cơ vân, cơ trơn, do đó khá hiệu quả trong điều trị các bệnh về sỏi thận,
sỏi mật. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội
(1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng.
Giải độc, diệt khuẩn, chống viêm: Rất nhiều quốc gia chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ đã sử dụng loại cây này để điều trị mụn nhọt, trị rắn cắn, nhiễm giun sán,… Ở một số quốc gia khác, người dân còn dùng cây chó đẻ để chữa viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm vùng kín, bệnh lậu, giang mai,…
- Hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.
- Có tính kháng khuẩn và chống viêm loét dạ dày: Một số
nghiên cứu cho rằng, một số thành phần trong cây diệp hạ châu có tính kháng khuẩn
tốt, nhất là những vi khuẩn trong đường tiêu hóa, trong đó bao gồm khuẩn HP – một
loại vi khuẩn phổ biến gây bệnh dạ dày.
Năm 2013, một nghiên cứu trên chuột nhắt đã chứng minh rằng,
dịch chiết xuất từ cây diệp hạ châu có tác dụng chống viêm.
Năm 2017, một nghiên cứu khác trên chuột cống cũng đã cho thấy
khả năng chống viêm được nhận xét là có mức độ tương đương với hoạt chất giảm
đau ibuprofen của diệp hạ châu.
- Tác dụng giảm đau: Trong diệp hạ châu có chứa acid gallic,
ester ethyl và hỗn hợp steroid nên có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Thậm chí,
nó còn có tác dụng mạnh hơn morphin.
- Hạ đường huyết.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng cách giúp đào thải một cách
dễ dàng các axit uric ra ngoài cơ thể và giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh.
- Có tác dụng phòng chống ung thư chẳng hạn như
ung thư phổi hay ung thư vú nhờ có chứa polyphenol – một hoạt chất có thể ngăn
chặn sự xâm nhập của tế bào ung thư.
- Giúp thư giãn các mạch máu và điều hòa huyết áp
- Bảo vệ gan:
+ Phyllanthin và hypophyllanthin hay còn gọi là chất đắng
trong diệp hạ châu có tác dụng giải độc gan, đồng thời tăng cường chức
năng gan, rất phù hợp với những đối tượng đang bị suy giảm chức năng gan.
+ Triterpen triacontanol cũng là một trong những hợp chất có
tác dụng bảo vệ gan hiệu quả.
+ Geraniin phân lập từ lá của loại cây này còn có tác dụng
kháng virus viêm gan B.
+ Bên cạnh đó, loại cây này còn giúp cơ thể gia tăng lượng
glutathione giúp tăng cường sức khỏe gan. Đây là hợp chất bảo vệ gan thường bị
thiếu hụt ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu.
Chữa nhọt độc sưng đau
Lấy một nắm cây diệp hạ châu với một ít muối đem giã nhỏ.
Thêm nước đun sôi để uống vào rồi vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên chỗ đau.
Chữa bị thương ứ máu
Lá, cành cây diệp hạ châu cùng mần tưới, mỗi thứ một nắm,
giã nhỏ, thêm đồng tiện (nước tiểu bé trai vào) rồi vắt lấy nước uống, bã dùng
để đắp. Nếu có thể, hòa thêm bột đại hoàng 8–12g vào thì càng tốt.
Dùng cho người bị viêm gan vàng da, viêm thận tiểu ra máu hoặc
viêm ruột tiêu chảy, mắt đau sưng đỏ
Diệp hạ châu 40g, mã đề 20g, dành dành 12g. Sắc lấy nước uống.
Chữa sốt rét
Diệp hạ châu 8g; thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta
tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g; hạt cau, ô mai, dây cóc mỗi vị 4g. Tất cả
đem sắc với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên
cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, có thể thêm sài hồ 10g.
Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu sẫm màu
Diệp hạ châu 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả đem phơi khô trong râm rồi tán bột. Sau đó, sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc, ngày uống 3 lần. (Theo y học dân gian Ấn Độ).
>>> Xem thêm bài viết Đặc điểm cây sen thơm - Cách trồng và chăm sóc cây sen thơm
Các bài thuốc từ diệp hạ châu
Một số bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền của diệp hạ
châu như:
Bài 1: lấy 1 nắm diệp hạ châu, đem giã hoặc xay nát với một ít muối, ép nước uống, còn bã thì đắp vào chỗ đau. Bài này dùng chữa nhọt độc sưng đau.
Bài 2: Lấy 1 lượng bằng nhau gồm lá diệp hạ châu, lá thồm
lồm và 1 nụ đinh hương. Tất cả đem giã nát, đắp vào chỗ đau. Bài này chữa
lở loét không liền miệng.
Chữa suy gan do rượu: Sắc 20 gram diệp hạ châu cùng với
20 gram cam thảo đất. Nước thu được dùng uống hàng ngày.
Chữa xơ gan cổ trướng: Lấy 100 gram diệp hạ
châu sắc với 4 lần nước. Lần đầu sắc với 3 bát nước cho cạn còn 1 bát. Các lần
còn lại sắc với 2 bát và lấy nửa bát thuốc. Sau đó, trộn chung thuốc sắc lại với
nhau rồi thêm 100 gram đường, đun sôi. Chia thuốc ra làm 6 phần và uống trong
ngày. Thời gian điều trị bệnh từ 30 – 40 ngày.
Chữa viêm gan do vi rút B: Sử dụng 10 gram diệp hạ
châu và 5 gram nghệ vàng, sắc nước 3 lần. Lần đầu sắc với 3 bát nước
và lấy 1 bát. Lần 2 và 3, sắc với 2 bát và lấy nửa bát. Trộn thuốc lại với nhau
và thêm 50 gram đường, đun sôi rồi chia làm 4, uống trong ngày. Sau khi dùng
thuốc khoảng 15 ngày, bệnh nhân nên đi xét nghiệm lại, nếu triệu chứng bệnh
thuyên giảm thì ngưng dùng.
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét