- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Vài Nét Về Cây Hoàng Cầm Râu
Hoàng cầm cây thuốc hay và công dụng cách dùng làm thuốc
Hoàng cầm là cây thuốc có hoa màu lam tím, khá
giống với bán chi liên (hoàng cầm râu).
Cây hoàng cầm là một vị thuốc Bắc, nước ta không trồng được
cây này, hiện nguyên liệu đều phải nhập.
Tên khoa học: Scutellaria baicalensis, thuộc họ Hoa
môi (Lamiaceae).
Tình vị: Vị đắng, tính hàn
Công dụng chính: Dân gian thường dùng để điều trị bệnh
vàng da, chân tay lạnh, mất ngủ do rối loạn thần kinh thực vật...
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Scutellariae Barbatae, thường
gọi là Bán chi liên
Mô tả: Cây thảo cao 0,2-0,5m, thân không lông. Lá mọc đối,
phiến xoan thon, dài 1-2cm, mép có răng đều, gân phụ 3-4 cặp; cuống ngắn, 1mm.
Cụm hoa dài 3-5cm, ở ngọn; lá bắc thon hẹp; đài hình chuông cao 2,5mm có 2 môi,
môi trên mang một cái khiên (thuận) hình chóp có lông, rụng sớm, môi dưới tồn tại;
tràng màu xanh có lông thưa, cao 7-9cm, chia 2 môi, môi trên 3 thuỳ, môi dưới
tròn, miệng rộng, nhị 4, bao phấn có ít lông. Hoa tháng 4-10, quả tháng 6-11.
Trong Đông y, phần được dùng làm thuốc của cây là rễ
(được phơi hay sấy khô) với màu vàng, vị đắng. Tại nước ta, cây hoàng
cầm được trồng ở một số tỉnh phía Bắc (chủ yếu để lưu trữ còn
nguồn dược liệu hầu như vẫn được nhập từ Trung Quốc).
Nơi sống và thu hái: Ở Việt Nam hoàng cầm râu phân bố nhiều
nơi: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương,
Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị. Cây thường mọc ở nơi sáng và ẩm, ruộng hoang,
bãi hoang từ vùng thấp đến vùng cao. Ra hoa tháng 4-10, có quả tháng 6-11.
Hoàng Cầm không chỉ là tác giả của bài thơ “Bên kia
sông Đuống” nổi tiếng xứ Kinh Bắc mà còn là tên của một loại bếp
với cơ chế làm loãng khói bếp, giúp bộ đội ta “đi không dấu, nấu
không khói, nói không tiếng” trong thời chiến. Thế nhưng, trong Đông
y, hoàng cầm còn là tên của một cây thuốc (cây hoàng cầm) mà rễ của
nó được biết đến với nhiều công dụng quý (đối với tim, phổi, gan,
hệ thần kinh và ruột).
>>> Xem thêm bài viết Một Số Mẫu Khuôn Chậu Lục Giác 30 Đẹp - Và Hướng Dẫn Sử Dụng
Công dụng:
Bán chi liên được dùng chữa đinh nhọt, viêm gan vói liều 20
– 40g cây khô, sắc uống. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Trong y học Trung Quốc, toàn cây khô bán chi liên được dùng
làm thuốc hạ sốt, lợi tiểu, và điều trị khối u tân sinh, áp xe phổi, lao phổi
xơ, viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan cổ trướng. Dùng ngoài, cây tươi giã đắp và
nấu nước rửa, trị mụn nhọt sưng đau, viêm vú, viêm mủ da, sâu quảng, rắn độc cắn,
sâu bọ cắn đốt, đòn ngã tổn thương. Ngày 20 – 40g sắc uống. Còn dùng thay ích
mẫu trị bệnh phụ khoa.
>>> Xem thêm bài viết: Cây Kế Sữa Là Gì - Đặc Điểm, Tác Dụng Và Công Dụng
Lưu ý khi sử dụng hoàng cầm
Hiện nay chưa tìm ra độc dược trong hoàng cầm có thể gây hại
tới cho sức khỏe, tuy nhiên trước khi sử dụng hoàng cầm để uống cần lưu ý 1 số
quy tắc dưới đây để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn:
Những người tỳ vị hư hàn nhưng không có thấp nhiệt, thực thỏa,
phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
Không sử dụng hoàng cầm với một số đối tượng: phế có hư nhiệt,
bị tiêu chảy do hàn hoặc do hạ tiêu có hàn.
Không kết hợp hoàng cầm với các thảo dược khác sơn thù
du, mẫu đơn, đơn sa, long cốt, hành sống.
Liều lượng: Thông thường mỗi người chỉ nên sử dụng từ 12g –
20g hoàng cầm mỗi ngày. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của thầy thuốc, không tự ý sử dụng
để uống.
>>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét