- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
KẾ SỮA LÀ CÂY GÌ?
Tên khoa học: Silybum marianum (L) Gaertn.
Tên tiếng anh: Milk Thistle
Họ: Cúc Asteraceae
Tên gọi khác: Cây Đức mẹ, cây Kế thánh, Cúc gai…
Kế sữa là cây mọc hoang có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Dược
liệu này có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như: Trung Âu, Bắc Phi, Trung Quốc, Ấn
Độ, Nam Mỹ…
Được nhập trồng ở Việt Nam, cây ưa đất tốt.
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DIỆN KẾ SỮA
Kế sữa là loại thực vật có hoa thuộc họ Cúc. Dược liệu này
có những đặc điểm nhận diện sau:
Cây thân thảo sống một hoặc hai năm, chiều cao 30 – 150cm,
thân thẳng và phân nhánh.
Lá xanh, bóng láng thường có nhiều đốm trắng dọc theo các
gân.
Mép lá có răng dạng gai, gai màu vàng và rất nhọn. Các lá
phía trên và ở giữa thường ôm lấy thân cây.
Cụm hoa đầu đơn độc, rộng chừng 3 – 10cm. Hoa có màu tím,
màu trắng hiếm gặp, có 5 cánh, 5 nhị.
Quả Kế sữa hình bầu dục, dài chừng 7 – 8cm, màu đen bóng có
vân vàng nhiều hoặc ít tùy thuộc vào giống.
Cách trồng, thu hái
Cách trồng: Được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống
đất, thích hợp ở các vùng đất khô ráo, nhiều ánh sáng mặt trời
Thu hái: Cây kế sữa ở Việt Nam trưởng thành cao từ 1,2
– 3m, bông màu đỏ tím, trái nhỏ, vỏ cứng màu nâu bóng, nhiều chấm. Toàn thân và
lá có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức. Khi thu hái cây và cụm hoa phải
mang bao tay dày. Tiếp đó mang đi phơi khô, nếu cần lấy quả thì đập lấy quả.
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu khoa học, các hoạt chất trong cây kế sữa
bao gồm:
Trong quả có chứa glucose, pentose, một ít tanin catechic, một
chất màu, một chất đắng, một chất cay, các histamin và tyramine, một ít phyto
melanin.
Đặc biệt, kế sữa còn chứa một nhóm hỗn hợp là flavonolignans
gồm silydianin, silychristin, silibinin có tên chung là silymarin. Nếu được
bào chế đúng cách, hạt và trái cây kế sẽ thường chứa khoảng 70 – 80% chất
flavonolignans.
Tác dụng của cây kế sữa
Cây kế sữa được đặt tên dựa trên nhựa của cây như sữa chảy
ra từ lá khi chúng bị bẻ gãy. Tất cả các bộ phận lộ trên mặt đất và hạt giống đều
được sử dụng để làm thuốc. Silymarin là thành phần hoạt chất chính
trong cây kế sữa, đây là chất vừa chống viêm, chống oxy hóa và có tác
dụng hạ đường huyết. Hạt giống cây kế sữa có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi các
hóa chất và thuốc độc hại.
Hiện nay, cây kế sữa được dùng bằng đường uống là
phổ biến nhất cho các rối loạn gan, bao gồm tổn thương gan do hóa chất, rượu và
hóa trị liệu, cũng như tổn thương gan do ngộ độc nấm Amanita, bệnh gan nhiễm
mỡ không do rượu, bệnh viêm gan cấp tính, xơ gan và viêm gan mạn
tính.
Một số người bôi cây kế sữa trực tiếp lên da để làm giảm tổn
thương da do bức xạ.
Trong thực phẩm, lá và hoa cây kế sữa được ăn như một loại
rau cho món salad và thay thế cho rau bina. Hạt cây kế sữa được rang để sử dụng
như cà phê.
Công dụng của cây kế sữa đối với sức khỏe
Chữa bệnh gan: Công dụng đầu tiên của cây kế sữa là giải độc
gan, bảo vệ gan chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, độc tố trong gan. Chất
silymarin có khả năng ổn định tế bào gan, kích thích RNA polymerase hoạt động để
tổng hợp protein ở tế bào gan. Đồng thời, nó sửa chữa các tế bào bị tổn thương,
tăng cường phát triển các tế bào gan mới, hỗ trợ điều trị xơ gan hiệu quả.
Điều trị xơ vữa động mạch: Nguyên nhân gây xơ vữa động mạnh là do quá trình oxy
hóa LDL cholesterol hình thành các mảng bám vào thành động mạch. Cây kế sữa
giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol và làm sạch máu, ngăn chặn các tổn thương
oxy hóa trong thành động mạch.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Kế sữa có khả năng ức chế sự phát triển
của khối u di căn nhờ chất antoxidant có trong hợp chất silymarin. Các nhà khoa
học đã tiến hành thí nghiệm thành phần hoạt chất của cây kế sữa với các tế bào
ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và đốt sống cổ trong ống nghiệm, kết quả đều
cho thấy các tế bào ung thư bị ức chế sản sinh khá hiệu quả.
Kiểm soát bệnh tiểu đường: Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ đã khẳng định, chất
silymarin trong cây kế sữa có khả năng kiểm soát đường huyết, từ đó giúp phòng
ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Công dụng của cây kế sữa đối với làn da
Chống nắng cho da: Các nhà khoa học cho biết, chất
phytochemical có trong hợp chất silymarin của cây kế sữa có tác dụng ức chế tia
UV gây ra các phản ứng oxy hóa trên da. Hoạt chất này cũng giúp làm giảm tổn
thương da do xạ trị ở các bệnh nhân ung thư.
Chống lão hóa da: Gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu khiến da bị lão hóa và hình
thành các vết nám, sạm, tàn nhang. Nhờ chứa hoạt chất chống oxy hóa mạnh
nên cây kế sữa có khả năng trung hòa gốc tự do, giúp ngăn chặn chứng lão hóa
da, các vết đồi mồi và nếp nhăn hiệu quả.
>>> Xem thêm bài viết Cây mật nhân có đặc điểm và công dụng gì?
Tìm mua viên uống có chiết xuất kế sữa ở đâu?
Cây kế sữa rất hiếm thấy ở Việt Nam và không được đề cập
trong sách “Cây cỏ Việt Nam”. Loại thảo dược này được các quốc gia như Mỹ bào
chế trong viên uống bảo vệ sức khỏe cùng với hoạt chất L-Glutathione và Alpha
Lipoic Acid.
Sử dụng viên uống chứa chiết xuất cây kế sữa (5mg) kết hợp với các dưỡng chất cần
thiết như L-Glutathione và Alpha Lipoic Acid, chiết xuất thảo dược: trà
xanh, quả lựu, rễ cam thảo, cà chua, vitamin và khoáng chất không chỉ có tác dụng
thanh lọc cơ thể, giải độc gan, loại bỏ kim loại nặng, phòng chống bệnh tật,
ung thư hiệu quả. Chúng còn có công dụng làm trắng da toàn thân, Chống
lão hóa, nuôi dưỡng và bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời, môi trường
khói bụi, ô nhiễm.
Những lưu ý khi sử dụng cây kế sữa
Không tự ý sử dụng mà nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy
thuốc hoặc bác sĩ. Đặc biệt là khi:
Đang dùng các loại thuốc điều trị khác
Có dị ứng với thành phần trong kế sữa
Có bệnh lý, rối loạn khác
Đang mang thai hoặc cho con bú
Khi dùng, có thể xuất hiện một số phản ứng phụ như đau dạ
dày, tiêu chảy, phát ban, buồn nôn, ói mửa.
Trên đây là một số thông tin về cây kế sữa, công dụng, cách dùng và kiêng kỵ. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế cho lời khuyên và tư vấn của các thầy thuốc, bác sĩ. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
>>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét