- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Mô tả cây ngót nghẻo:
Thân: Là loại cây thân thảo nhỏ dạng dây leo sống lâu
năm, dây của cây có thể dài tới 2 mét đến 3 mét.
Lá: Mọc đối, lá thuôn nhỏ dần về phía đuôi lá được uốn
cong như cái lò so, cuống lá rất ngắn hầu như không có.
Hoa: Màu đỏ và vàng rất đẹp, nửa trên hoa màu đỏ, nửa dưới
bông hoa màu vàng và có nhiều tua nhị dài vươn ra. Vì vẻ đẹp tuyệt vời của những
cánh hoa khiến rất nhiều người mê mẩn với loài hoa này.
Quả: Nang chứa nhiều hạt hình cầu, hạt này khi chín có màu đỏ
au.
Củ: Giống củ khoai mỳ (củ sắn đồng nai) nhưng thái, lát thái
lại rất giống củ gừng. Rễ cây có độc tính rất mạnh, có thể gây tử vong cho người
và gia súc nếu uống phải.
Phân bố, sinh thái
Gloriosa L. là một chi nhỏ, có 2 loài là G.
rothschidiana O’Brien được trồng nhiều ở châu Âu, Mỹ và loài G.
superba L. được coi là loài cây của vùng cổ nhiệt đới, phân bố rộng rãi từ
Đông Phi, Nam Phi, Madagascar đến các nước vùng Nam Á như Ấn Độ, Srilanca,
Mianma, Malaysia, Thái lan, Campuchia, Philippin, đảo Java (Indonesia), Việt
Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Ở Việt Nam, ngọt nghẽo chỉ thấy ở vùng ven biển từ Quảng
Bình hoặc Trị Thiên – Huế trở vào. Cây thường mọc lẫn với các loại cây cỏ khác
trên bãi cát, rú bụi hoặc ở chân đồi ven biển. Phần trên mặt đất của cây lụi
vào màu khô, đến đầu màu mưa ( tháng 6 – 7), từ phân rễ củ sẽ mọc lên một số
thân mang lá. Cây sinh trưởng rất nhanh trong mùa mưa ẩm, sau 2,5 – 3 tháng, bắt
đầu có hoa. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng hoặc loại chim ruồi (hút mật). Quả chín
sau 6 – 10 tuần lễ kể từ ngày được thụ phấn.
Ngót nghẽo còn được trồng ở nhiều nước, (Ấn Độ, Malaysia…) để
lấy hạt chiết xuất hoạt chất. Tính ra mỗi hecta thu được 250 – 300kg. Ở các tỉnh
phía nam Việt Nam, cây được trồng ở vườn để làm cảnh, vì có hoa đẹp.
>>> Xem thêm bài viết Cây mật nhân có đặc điểm và công dụng gì?
Vẻ đẹp thần chết của cây hoa ly lửa
Vẻ đẹp cuốn hút của loài cây này khiến nhiều người chơi cảnh
thích thú. Song cũng hãy hết sức cẩn thận.
Ngộ độc do ăn phải cây ngót nghẻo là hiện tượng thật
đã xảy ra.Việc ăn nhầm phải cây này có thể làm gia tăng bệnh cấp tính từ 2 đến
4 giờ đồng hồ. Triệu chứng đầu tiên rất giống ngộ độc thức ăn. Sau đó gây lên
nôn mửa, đau đầu, đau bụng dẫn đến mất nước và kiệt sức.
Trường hợp bạn vô tình ăn phải lá hoặc hoa thì
ngay lập tức đưa người bệnh đến trạm xá, bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời.
Độc tố trong lá và hoa ly lửa còn ảnh hưởng rất
nhiều đến con người và động vật như: làm rụng tóc, tổn thương các cơ quan nhạy
cảm trong cơ thể, thậm chí là dẫn đến chết người và động vật.
>>> Xem thêm bài viết Đặc điểm và công dụng của kim anh tử
Công dụng của cây ngót nghẻo
Rễ củ ngót nghẽo có vị rát đắng, rất độc, có tác dụng lợi mật,
trừ giun, kích thích dạ dày ruột nên gây xổ.
Ở Việt Nam, ít tài liệu nêu cây ngót nghẽo dùng làm thuốc.
Trái lại ở Ấn Độ, cây được dùng trong một số trường hợp sau:
Để thúc đẻ, gây sẩy thai làm cho rau thai chóng ra:
Rễ của ngót nghẽo tán bột, chế thành bột nhão, đắp vào vùng
rốn, phía trên xương mua âm hộ, hoặc hai lòng bàn tay, bàn chân để thúc đẻ hoặc
gây sẩy thai. Trường hợp sót rau, đắp bột nhão rễ củ vào lòng bàn tay hoặc gan
bàn chân, kết hợp uống bột hạt cây đen (nigella) với hạt tiêu và rượu vang.
Chữa lậu: Rễ củ, nghiền thành bột và rửa nhiều lần,
phơi khô được bột trắng. Liều dùng: 0,75g trộn với mật ong.
Tẩy giun gia súc, trâu bò: Bột rễ củ cho uống với liều
0,3 – 0,6g. Liều lớn hơn dễ gây ngộ độc.
Chữa rắn cắn, bọ cạp, côn trùng đốt, trĩ, bệnh ngoài da do
ký sinh trùng, hủi: Dùng bột nhão rễ củ, trộn với nước, đắp để giảm đau:
có thể chế biến đẻ uống chữa rắn hổ mang cắn như sau: rễ củ ngót nghẽo thái
thành lát mỏng, ngâm trong sữa có muối và bơ rồi phơi trong 5 ngày (ngày phơi,
đêm ngâm) để làm giảm độc tính, sau đó phơi đến khô. Khi bị rắn hổ mang cắn, ăn
1 – 2 miếng.
Liều uống cho người lớn không được quá 0,5g rễ củ khô một
ngày. Nếu hàm lượng colchicine là 0,2% thì với liều 1mg colchicine, chưa kể các
alkaloid khác như gloriosin và superbin, đã dễ bị ngộ độc.
Lá và rễ củ ngót nghẽo được dùng để chiết chất colchicine
làm thuốc chữa bệnh gút và để nghiên cứu caryotype do có tác dụng ức chế phân
bào.
Ở Việt Nam và một số nước khác người ta còn dùng rễ củ ngót
nghẽo giã nát trộn với cám thả xuống nước để duốc cá.
Dịch lá giã nát đắp trị ghẻ và diệt chấy.
Chú ý: Rễ củ và lá ngót nghẽo rất độc, người không có
kinh nghiệm không được dùng, nhất là dưới dạng uống. Đã có trường hợp ngộ độc
chết người do tự tử hoặc ăn nhầm củ ngót nghẽo tươi thái mỏng, vì lát cắt này rất
giống miếng gừng tươi. Triệu chứng ngộ độc này là đau bụng, nôn, mửa, da tê bại,
tím tái, đi ngoài ra máu, mắt hoa, mạch nhanh, khó thở, co giật thân nhiệt hạ,
mất tri giác rồi chết.
Cần nghiên cứu tác dụng gây sẩy thau an toàn hiệu quả chế phẩm
từ rễ cây chót nghẽo để phục vuh kế hoạch hóa gia đình.
>>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét