- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
1. Cây muồng trâu là cây gì?
Cây muồng trâu có nguồn gốc từ Nam Mỹ và hiện tại được trồng,
mọc hoang ở các khu vực nhiệt đới
Tên gọi khác: Muồng lác, Tâng hét, Cây lác, Muồng xức lác,…
Tên khoa học: Cassia alata L
Họ: Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae)
1.1. Đặc điểm của cây muồng trâu
Muồng trâu là thực vật thân nhỡ, chiều cao khoảng 1,5 mét trở
lên. Thân cây thuộc dạng gỗ mềm, đường kính từ 10 đến 18 cm, cành nằm ngang và
có lông nhỏ xung quanh cây.
Lá muồng trâu mọc so le, dài khoảng 30 - 40 cm, gồm 8 - 14
đôi lá chét hình trứng, tròn ở hai đầu, cuống lá hơi to, hơi có cánh. Cặp lá
chét đầu tiên tính từ cuống có kích thước nhỏ nhất. Lá kèm thẳng và nhọn.
Hoa muồng trâu mọc thành cụm, hoa mọc ở kẽ lá, và có màu
vàng sẫm hoặc vàng nâu nhạt. Quả hình hạt đậu, hình dẹt, có cánh ở hai bên rìa,
dài khoảng 8 đến 16 cm, bên trong quả có chứa khoảng 60 hạt nhỏ. Mùa hoa và quả
thường vào tháng 10 đến tháng 12.
Bộ phận dùng
Quả, lá, cành và thân của cây được dùng làm thuốc.
Thành phần hoá học
Trong lá, quả, gỗ và hạt đều có chứa chất antraglucozit.
Trong quả tỷ lệ antraglucozit lên tới 2,20% (theo Maurin). Trong lá tỷ lệ là 3-4 % (theo Đinh Đức Tiến, 1963).
1.2. Cây muồng trâu mọc ở đâu?
Cây muồng trâu là loài thực vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ và hiện
nay được du nhập đến nhiều vùng khí hậu nhiệt đới.
ây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của
nước ta. Muồng trâu được phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi, miền Trung và miền
Trung như Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Định, Phú yên, Quảng Nam, Hà Tĩnh,... Ở miền
Bắc, cây muồng trâu chủ yếu được trồng trong các vườn thuốc y học.
=>>> Xem thêm bài viết Cây Xô Thơm Là Gì? Tác Dụng Và Cách Sử Dụng
2. Cây muồng trâu có tác dụng gì?
Cây muồng trâu được Y học hiện đại và Đông y chứng minh về
tác dụng của loại cây này.
Tác dụng của cây muồng trâu theo Đông y:
Cây muồng trâu có vị đắng, tình mát và có mùi hắc. Riêng phần
lá có vị cay, tính ấm. Dược liệu muồng trâu có công dụng sát trùng, lợi tiểu,
nhuận tràng, giải nhiệt, giảm ngứa. Ngoài ra, khi sao vàng, dược liệu có tác dụng
tiêu viêm, tiêu độc, nhuận gan và tiêu thực.
Do đó, dược liệu này chủ trị các chứng thấp chẩn, viêm da thần
kinh, hắc lào, vàng da, viêm gan, táo bón, đờm nhiều, phù thũng, dị ứng và nấm
da.
Tác dụng của cây muồng trâu theo y học hiện đại:
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây muồng trâu có tác dụng như
sau:
Lá cây muồng trâu được chế thành cao có tác dụng điều trị
viêm gan cấp và mạn tính. Tác dụng này là do loại cây này có khả năng điều hòa
chỉ số bilirubin, ALT và bảo vệ tế bào gan.
Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm từ lá cây. Dược liệu này
đang được nghiên cứu với tác dụng hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV.
Nghiên cứu trên chuột trắng bị u hạt sử dụng cao lá muồng
trâu có tác dụng chống viêm rất tốt. Kết quả cho thấy giảm khoảng 26,6% trọng
lượng khối u.
Tác dụng chữa các bệnh về da như lang ben, hắc lào, dị ứng,
vảy nến, mẩn ngứa,... là do tác dụng của hợp chất anthraquinone trong cây muồng
trâu.
Tác dụng nhuận tràng của cây muồng trâu được xác định là do hoạt động của hợp chất sennosides. Chất này hoạt động tại đại tràng khiến vi khuẩn đường ruột sẽ phân hủy thành anthornes, từ đó hạn chế táo bón và khó tiêu.
3. Cách dùng và liều dùng cây muồng trâu
Dược liệu thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc với liều
lượng từ 4 - 5 gam.
4. Bài thuốc chữa bệnh từ cây muồng trâu
Dưới đây là một bài thuốc chữa bệnh từ cây muồng trâu mà bạn
có thể tham khảo:
4.1. Cây muồng trâu chữa thấp khớp
Để chữa thấp khớp, bạn có thể sử dụng cây muồng trâu
cùng với các loại thảo dược khác như dứa dại, quế chi, vòi voi và rễ cỏ xước.
Cách thực hiện bài thuốc chữa thấp khớp từ cây muồng trâu
như sau: Cho các dược liệu trên cùng với 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ đến khi
nước thuốc cô đặc lại chỉ còn một nửa là dùng được.
Người bệnh thấp khớp cần kiên trì thực hiện bài thuốc trong
khoảng 10 ngày, mỗi ngày 1 thang để có thể thấy hiệu quả tốt nhất.
4.2. Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa
Để chữa đau thần kinh tọa bằng cây muồng trâu, bạn
có thể sử dụng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thần thông, đỗ trọng, cây lức, kiến cò, rễ
nhàu và muồng trâu.
Bước 2: Đem các dược liệu trên sắc với 400ml nước cho tới
khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp.
Lưu ý, người bệnh đau thần kinh tọa chỉ nên sử dụng mỗi ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
4.3. Bài thuốc chữa bệnh lý khác
Bên cạnh những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp,
cây muồng trâu còn được sử dụng trong những bài thuốc chữa bệnh sau:
Chữa táo bón: Lá muồng trâu 20g, đun với 1 lít nước. Uống 1
cốc trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Không nên sử dụng trong một thời gian dài, những
người có tỳ vị hư hàn (thường bị lạnh bụng, tiêu chảy) thì không nên uống lá muồng
trâu, vì sẽ dễ bị tiêu chảy.
Chữa lang ben: Đun lá muồng trâu với một ít muối, sau đó
dùng nước nước tắm mỗi ngày 1 lần. Hoặc có thể giã nát lá và đắp lên vùng da bị
bệnh, 2 - 3 lần/ngày.
Chữa mẩn ngứa ngoài da: Lá muồng trâu sắc đậm đặc dùng để tắm,
hoặc đắp thẳng lên da hay biến chế thuốc dán từ lá đắp trực tiếp lên da.
Chữa viêm họng: Dung dịch nước ép lá nghiền nát, lọc và pha
loãng, là một chất nước dùng để súc miệng trị đau cổ viêm họng rất hiệu quả.
Chữa dị ứng da: Dùng lá muồng trâu xay với nước ấm rồi đem nấu
sệt lại. Dùng hỗn hợp này thoa lên nơi bị kích ứng từ 3 - 4 lần/ngày cho đến
khi khỏi.
Những điều kiêng kỵ khi dùng dược liệu muồng trâu
Khi dùng cây muồng trâu để chữa bệnh, bạn nên lưu ý những
thông tin sau:
Thận trọng khi dùng dược liệu cho phụ nữ mang thai.
Dược liệu muồng trâu có tác dụng nhuận tràng do đó có thể
gây tiêu chảy khi dùng cho người có tỳ hư hàn (đau bụng đi ngoài, lạnh bụng).
Không nên dùng dược liệu trong một thời gian dài.
Hợp chất trong cây muồng trâu có thể tương tác với một số
viên uống và thuốc điều trị. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định
phối hợp.
Các bài thuốc từ cây muồng trâu có độ an toàn cao và thích hợp
với nhiều đối tượng. Tuy nhiên bạn cần hạn chế tình trạng tự ý áp dụng bài thuốc.
Thay vào đó nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện để giảm thiểu các rủi ro và
tác dụng phụ phát sinh.
=>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét