- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Tên gọi khác: Sơn tra, Chua chát…
Tên khoa học: Docynia indica.
Họ: Hoa hồng (Rosaceae).
Mô tả cây dược liệu táo mèo
Đặc điểm thực vật
Táo mèo là loại cây gỗ bán thường xanh có chiều cao trung
bình ở khoảng 2 – 5m. Cành cây khi nhỏ sẽ có màu nâu tím và rậm lông nhưng khi
già sẽ không có lông và chuyển sang màu nâu đen.
Thân non có gai, lá mọc tại đây sẽ có phiến và có thùy. Lá mọc
ở nhánh già không có thùy, thon và dài khoảng 7 – 10cm, lúc non có đầy lông.
Mép lá có răng nhỏ, lá gồm 6 – 10 cặp gân phụ, lá kèm thường rất nhanh rụng. Cuống
lá dài tầm 0,5 – 2cm, ngoài có phủ lông tơ.
Hoa mọc thành từng cụm, mỗi cụm thường có 3 – 5 bông với đường
kính 2,5cm. Đài hoa có hình chuông còn lá đài thì hình mác tam giác và đều được
phủ lông tơ. Cánh hoa màu trắng, thuôn dài, mỗi bông có tới 30 nhị. Mùa hoa vào
khoảng từ tháng 2 – tháng 3.
Quả thịt, có hình cầu hoặc hình trứng với đường kính khoảng
từ 2 – 3cm. Mùa sai quả vào khoảng từ tháng 8 – tháng 9.
Bộ phận dùng
Quả của cây táo mèo chính là bộ phận được sử dụng để làm vị
thuốc.
Phân bố
Dược liệu thường sống ở vùng sườn núi với độ cao trung bình
khoảng từ 1500 – 3000. Được tìm thấy rất nhiều ở các nước như Nepal, Ấn Độ,
Thái Lan, Bhutan, vùng Tây Nam Trung Quốc và Việt Nam.
Ở nước ta, táo mèo mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi
phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La…
Thu hái và sơ chế
Dược liệu thường được thu hái vào mùa thu. Sau khi hái về sẽ
dùng dao thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần.
Bảo quản
Dược liệu nếu đã qua sơ chế khô cần cho vào túi kín rồi để
nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc hay ánh sáng mặt trời trực tiếp.
>>> Xem thêm bài viết: Cây lá mật gấu (lá đắng) là gì? Tác dụng của cây mật gấu
Mô tả
Cây nhỡ cao 5m, nhánh và thân non có gai và lá có phiến có
thùy.
Lá ở nhánh già không có thùy, thon, dài 7-10cm, đầy lông lúc
non, mép có răng nhỏ, gân phụ 6-10 cặp; lá kèm mau rụng.
Tán 1-3 hoa, cuống ngắn; đài đầy lông trắng, mịn, phiến nhọn;
cánh hoa to 10x5mm, mỏng, không lông; nhị ngắn; vòi nhụy 5, dính nhau, bầu nhiều
noãn.
Quả thịt, tròn hay hình trứng, vàng vàng to 5cm, vỏ quả
trong cứng.
Mùa ra hoa : tháng 2-4, quả tháng 7 trở đi.
Chú ý : Tránh nhầm với vị sơn tra của Trung Quốc có tên khoa
học là Crataegus cuneata Sieb. et Zucc. (nam sơn tra hay dã sơn tra).
Sơn tra Trung Quốc khác với sơn tra Việt Nam (táo mèo) ở chỗ:
lá non và lá già xẻ 3-5 thùy, mép có răng cưa, quả hình cầu nhỏ, đường kính
1-1,2cm, khi chín màu vàng hay màu đỏ (nam sơn tra), 1-1,5cm khi chín màu đỏ sẫm
(bắc sơn tra).
Ý nghĩa của cây táo mèo với con người
Các nghiên cứu về cây táo mèo đã chỉ ra loài cây
này có giá trị kinh tế cao. Quả của cây đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi đóng
vai trò “thần dược” tốt cho con người. .
Cụ thể, cây táo mèo được ghi nhận như một vị thuốc
có rất nhiều công dụng trong y học. Tùy vào từng cách sử dụng khác nhau mà táo
mèo sẽ cho thấy những tác dụng riêng. Trong đó không chỉ góp phần nâng cao sức
khỏe người dùng mà táo mèo còn tham gia hỗ trợ điều trị bệnh. Kể cả những
bệnh lý nguy hiểm như viêm thận, gan nhiễm mỡ,…cũng có thể sử dụng táo mèo như
vị thuốc “đông y” khi chữa trị.
Đặc biệt táo mèo còn có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực làm đẹp.
Các chị em có thể sử dụng táo mèo để chăm sóc và nâng tầm “nhan sắc” bản thân.
Chẳng hạn như:
Sử dụng táo mèo để giảm cân lấy lại vóc dáng mơ ước
Sử dụng táo mèo làm nguyên liệu cho công thức trị mụn
Sử dụng táo mèo để “đánh bay” làn da bóng nhờn
Sử dụng táo mèo dưỡng trắng da toàn thân
Sử dụng táo mèo loại bỏ mùi cơ thể
>>> Xem thêm các bài viết: Cây macca trồng ở đâu Việt Nam? Điều kiện trồng cây
Cách trồng cây táo mèo
Cây táo mèo vùng Tây Bắc bắt nguồn là loài cây mọc tự
nhiên. Tuy nhiên ngày nay cây đã được nhân giống và trồng nhờ kỹ thuật nông
nghiệp tiến bộ. Vậy cách trồng cây như thế nào chuẩn? Vâng bạn hãy tham khảo
các bước sau:
Bước 1: chọn khu vực canh tác cây
Để cây phát triển tốt bạn cần tạo ra môi trường như điều kiện
tự nhiên phân bố. Nghĩa là bạn hãy chọn vùng đất trồng cao ráo một chút.
Điều kiện đất trồng lý tưởng là đất ít chua, màu mỡ. Đồng thời nếu có thể bạn
hãy sử dụng kỹ thuật công nghệ để điều chỉnh nền nhiệt lạnh ưa thích của cây.
Bước 2: Chọn nguồn giống
Bạn có thể chọn nguồn giống theo 2 cách tùy sở thích. Đó là
bạn mua hạt giống về ươm mầm. Hoặc bạn mua nguyên cây giống tại viện nông nghiệp.
Ở đây dù bạn chọn giải pháp nào thì điều quan trọng luôn là đảm bảo chất lượng
nguồn giống. Tốt nhất bạn hãy chọn địa chỉ cung cấp giống uy tín để mua.
Bước 3: Trồng cây
Thời điểm lý tưởng nhất để bạn trồng cây là vào mùa xuân.
Lúc này thời tiết mưa nhiều đất ẩm cây sẽ dễ bén rễ và phát triển. Đặc biệt bạn
nhớ hãy chú ý kiểm tra cây trồng để đảm bảo thoát nước tránh ngập úng. Đồng thời
khi hè đến bạn cần tưới cây đủ nước như hầu hết các loài cây trồng khác.
Hơn nữa việc chăm sóc, bón phân cho cây đúng thời điểm là
“liều lượng” cũng rất quan trọng. Bạn hãy cứ xem xét tình trạng phát triển của
cây để điều chỉnh lượng phân bón phù hợp.
>>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét