- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Thần bí và nguy hiểm
Kết quả phân tích, chiết xuất cho thấy trong hoa của loài cây
này có chứa chất gây ảo giác scopolamine. Chỉ cần uống một giọt dịch chất chiết
xuất từ chất scopolamine của hoa “hơi thở của quỷ”, một người khỏe mạnh có thể
bị mất trí nhớ và mất tri giác tạm thời. Nhưng người ta lại vô tình trồng cây
"hơi thở của quỷ" khắp mọi nơi như một loại cây cảnh xinh đẹp để
trang trí ngoại thất sân vườn mà không hề biết bản chất thật sự của chúng. Đã
có rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định về tác động thần bí của loại cây
này đến sức khỏe của con người.
Nạn nhân có thể sẽ nghe, làm theo lời người khác sai khiến mà
không có bất kỳ phản kháng nào. Tất cả các bộ phận trên cây hoa Chuông đều chứa
độc tố nên ai đó lỡ ăn nhầm sẽ bị trúng độc ngay lập tức.
Vài nét về hơi thở của quỷ
Được biết đến với tên gọi Scopolamine hay “Hơi thở của quỷ”,
loài hoa này có nguồn gốc từ cây Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở
Bogota, Colombia. Hoa chuông có hình dáng lạ, màu sắc đa dạng rất được ưa chuộng
trên thế giới đã được nhập nội vào nước ta. Chúng có hình dáng gần giống hoa
loa kèn rủ xuống, có màu trắng hoặc vàng rất đẹp, phấn hoa có thể gây ảo giác.
Tại Việt Nam, vùng trồng nhiều cây hoa này nhất là Đà Lạt. Số
lượng hoa chuông ở đây lên tới hàng trăm cây mà người dân hay gọi là loa kèn,
có hình dáng giống như Borrachero, được trồng cách đây từ vài năm đến cả chục
năm tuổi đang cho ra hoa trắng xóa. Cây hoa chuông là loại cây thân thảo. Đây
là loại cây lâu năm rễ mọc ngầm thành cụm dày trong lòng đất.
Hoa của loài cây này trông giống như hoa Loa Kèn. Có hoa màu
trắng và vàng nhìn rất đẹp tuy nhiên phấn hoa có khả năng gây ảo giác. Ngoài
tên gọi là hoa Chuông thì nó còn được gọi với cái tên là cây ‘thôi miên’ hay
‘hơi thở của quỷ’. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là vì loại cây này chứa chất gây
ảo giác scopolamine.
Những người có cơ địa dị ứng không nên tiếp xúc với loại cây
này, đặc biệt là thân và lá cây. Do hoa Chuông là cây có độc tố nên chúng tôi
khuyến cáo bạn không nên trồng nó. Đặc biệt các gia đình có trẻ nhỏ lỡ không
may bé ăn phải lá hay hoa của nó sẽ rất nguy hiểm. Hiện nay người dân ưa chuộng
trồng hoa Chuông Vàng.
Nhưng thực chất hay loại cây này hoàn toàn khác nhau. Khoa học
đã chứng minh loài hoa Chuông Vàng không chứa độc tố. Chính vì vậy loại cây này
được chọn làm cây xanh và trồng phổ biến ở nước ta. Đặc điểm nổi bật của loại
cây này là có hoa đẹp, lá xanh gần như quanh năm. Cây phát triển nhanh và rất dễ
trồng, dễ chăm sóc lại có thể thích nghi với nhiều vùng miền khí hậu ở nước ta.
>>> Xem thêm bài viết Các Mẫu Chậu Trồng Cây Cảnh Đẹp Nhất Hiện Nay
Chiết xuất từ “hơi thở của quỷ” đã được biết đến từ lâu
Theo nhiều tài liệu, chiết xuất scopolamine từ cây borrachero
đã được một số cá nhân, tổ chức sử dụng trong nghiên cứu, phục vụ khoa học từ
những năm 1880.
Cụ thể, năm 1880, scopolamine đã được phát hiện bởi nhà khoa
học người Đức Albert Ladenburg. Với thuộc tính dễ tan trong nước, khó bị phát
hiện, bọn tội phạm đã sử dụng scopolamine để pha vào nước uống, trộn với đồ ăn
để ‘đầu độc’ đối tượng.
Khi chất độc này đi vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng đưa nạn
nhân vào tình trạng vô thức. Nạn nhân sẽ nghe, làm theo theo lời người đối diện
một cách vô điều kiện. Đáng sợ hơn, phụ nữ khi rơi vào tình trạng vô thức khi
nhiễm độc dược này. Tất cả nạn nhân của scopolamine sau khi tỉnh dậy đều không
thể nhớ được bất cứ chuyện gì trong khoảng thời gian mình bị trúng độc.
Ở dạng nhẹ bệnh nhân ngộ độc có biểu hiện nôn trớ, mệt mỏi,
choáng váng… Ở thể nặng nếu được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy
thận, suy tim cấp, bị ảo giác, hoang tưởng… Nhờ khả năng thôi miên nên loại cây
này được dùng để bào chế thuốc gây mê, giảm đau, trị hen suyễn…Do cây có độc
tính cao nên khi sử dụng chỉ dùng 1 lượng rất nhỏ tính bằng milligram.
Tuy nhiên, trong y học, scopolamine cũng đã giúp nhiều phụ nữ
vượt qua cơn đau giằng xé khi sinh đẻ. Những ca đỡ đẻ năm 1960, nhiều nơi bác
sĩ đã sử dụng chất này để giúp sản phụ đỡ đau đớn hơn mà vượt cạn một cách dễ
dàng. Nhưng từ năm 1970, chất này không được phép sử dụng vì nó được cho là gây
mất trí nhớ cho bà mẹ và tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cho các em
bé.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhiều tài liệu
đã nhắc đến việc Cơ quan tình báo Trung ương Mĩ (CIA) từng sử dụng scopolamine
trong quá trình thẩm vấn tù nhân, khai thác những thông tin tối mật mà tù nhân
không bao giờ muốn tiết lộ.
>>> Xem thêm bài viết Đặc điểm cây cù đề - Phân bố và Công dụng
“Hơi thở của quỷ’’có mặt ở Việt Nam gần 10 năm
Ở Việt Nam, rất nhiều vụ án nạn nhân bị thôi miên đến vô thức
đã tự lấy tiền vàng, tháo nhẫn, dây chuyền… “tình nguyện” đưa cho người lạ đã
được liên hệ với với scopolamine. Những nạn nhân này hầu hết khi tỉnh lại đều
không nhớ gì nhiều và chỉ mang máng nhớ rằng không hiểu sao lúc đó họ rơi vào
trạng thái trống rỗng, làm theo chỉ dẫn của người đối diện một cách vô điều kiện.
Tại Việt Nam, loại cây có hoa rất giống với cây hơi thở của
quỷ mọc khá phổ biến tại xứ lạnh như Đà Lạt và Sa Pa. Tại những nơi này, chúng
được người dân gọi bằng một số tên như hoa loa kèn hay hoa kèn của thiên thần
(một vài người còn nhầm lẫn với hoa chân bê).
Về màu sắc, hoa của loại cây giống với cây hơi thở của quỷ mọc tại Đà Lạt và Sa Pa có màu từ trắng tinh đến vàng nhạt, vàng rực rỡ, trắng phớt cam và vàng xen lẫn hồng đỏ. Đặc biệt, hoa mọc chúi xuống đất rất giống với cây scopolamine.
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét