Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Đặc Điểm Cây Sâm Đất Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Sâm Đất

Đặc điểm cây sâm đất

Có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ cây sâm đất như sâm mồng tơi, sâm thổ Cao Ly, đông dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm... Tên khoa học của loại cây này là Talinum fruticosum, thuộc họ rau sam. Tuy nhiên, do những công dụng và lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe, cây sâm đất được người dân gọi là sâm đất trong văn hóa dân gian.

cây sâm đất

Đặc điểm

Về thân cây: Thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh.

Về lá cây: Mọc so le, có hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn. Phiến lá dày, hơi mập và bóng cả hai mặt, mép lá có hình dạng như lượn sóng.

Về hoa: Đặc điểm đặc trưng là hoa thường nhỏ, màu hồng tím. Thường xếp thành chùm thưa ở ngọn và các nhánh, chiều dài khoảng 30cm. Thời điểm ra hoa vào tháng 6-7.

Về quả và hạt: Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro hay màu sẫm như quả của cây rau mùng tơi. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh. Thời điểm ra quả vào khoảng tháng 9-10.

sâm đất

Khu vực phân bố

Sâm đất có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, sau đó du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1909, cây chủ yếu là mọc thành cây hoang, phát triển tự nhiên.

Ở nước ta, nó sinh trưởng và phát triển khắp các vùng miền trên cả nước. Cây thường phân bố nhiều ở các tỉnh trung du miền núi và người dân tại đây thường dùng loại cây này để làm thức ăn hàng ngày. Tại Trung Quốc, củ của cây sâm đất được bào chế để làm thuốc bổ. Ngoài ra, cảnh bởi cây dễ chăm sóc, đặc biệt là hoa rất đẹp nên cây sâm đất còn được dùng làm cây cảnh.

Khu vực phân bố cây sâm đất

>>> Xem thêm bài viết Đặc điểm và tác dụng của cây thông đỏ

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây bao gồm lá thân và củ đều được sử dụng.

Cách thu hái

Với tính ưa đất ẩm và ánh nắng, sâm đất là loại cây rất dễ trồng và có thể thu hoạch quanh năm để sử dụng trong nấu canh hàng ngày hoặc phơi khô bảo quản để làm thuốc bổ và điều trị ho. Ngoài ra, sâm đất cũng có thể được trồng trong các chậu kiểng để tạo ra những bông hoa nhỏ xinh và phớt hồng đẹp mắt.

Thành phần hóa học

Trong cây sâm đất có chứa hoạt chất pectin, và một số hoạt chất khác.

Tính vị

Sâm đất có vị ngọt và tính bình. Tác động vào hai kinh là tâm và phế.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

Dược liệu này có thể thúc đẩy quá trình tiểu tiện bằng cách kích thích D-amino oxidase và đồng thời ức chế succinic dehydrogenase tại thận. Bên cạnh đó, hàm lượng kali có trong thảo dược này cũng giúp tăng cường tác dụng lợi niệu của hoạt chất punarvanin.

Cao nấu từ thảo dược sâm đất được chứng minh có tác dụng tăng tiết niệu, giảm phù và albumin niệu, đồng thời còn giảm cholesterol máu trong các nghiên cứu lâm sàng về điều trị chứng thận hư.

Các nghiên cứu đã chứng minh tính chất chống viêm của loại dược liệu này.

Theo y học cổ truyền:

Tác dụng hoạt huyết, giải độc và chống co giật.

Riêng phần rễ có tác dụng nhuận tràng, lợi niệu và long đờm.

Rễ sâm đất ở nước ta thường được dùng để trị ho, bệnh gan hay phù thũng.

Cách dùng – liều lượng

Đối với loại dược liệu này có thể dùng đơn lẻ hay kết hợp cùng với một số loại thảo được khác. Tùy thuộc vào mục đích điều trị mà có thể dùng ở dạng bột, cao lỏng, nước sắc hay cao cồn.

Về liều lượng, hiện nay chưa có cơ sở đủ thuyết phục để xác định giới hạn lượng sâm đất nhiều nhất có thể dùng mỗi ngày. Chính vì thế bạn cần chú ý và tránh lạm dụng loại dược liệu này trong điều trị bệnh.


sâm đất

>>> Xem thêm bài viết Các Tính Năng Từ Cây Kê Proso

Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Sắc 75g sâm đất tươi hoặc 25g khô với 1 lít nước trong 10-15 phút trên lửa nhỏ. Uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng.

Điều trị tiêu chảy

Đun 15g sâm đất vối 15g đại táo cùng 1 lít nước, uống hàng ngày đến khi hết tiêu chảy.

Chữa tiểu tiện quá nhiều

Nấu 550ml nước cùng 60g sâm đất tươi và 50g rễ cây kim anh đến khi cạn nước còn khoảng 250ml. Uống 2 lần/ngày trong 5 ngày.

Điều trị chứng táo bón

Nấu canh các loại thảo dược gồm: 30g lá sâm đất, 20g rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen rang nổ, 20g lá thiên lý non. Dùng ăn hàng ngày đến khi hết táo bón.

Điều trị kiết lỵ

Nấu 100g lá sâm đất và 100g cỏ sữa cùng 400ml nước đến khi nước cạn còn 100ml. Chia làm 2 lần và uống khi còn ấm.

Bài thuốc trị sỏi thận

Tán nhuyễn sâm đất thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 10g (khoảng 1 muỗng cà phê) pha với 1 lít nước và uống như trà hàng ngày.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Dun sôi 12g sâm đất cùng nước lọc uống hàng ngày giúp ổn định huyết áp, điều hòa lượng cholesterol trong máu.

Điều trị triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi

Dùng 16g rễ và thân sâm đất đun cùng 250ml nước, uống hàng ngày trong vòng 1 tuần để có hiệu quả.

Chữa ho lâu ngày

Hầm 1 con gà khoảng 400g cùng 20g sâm đất, 20g gà thủ hô trắng, 20g thông thảo. Ăn như món ăn hàng ngày

Bài thuốc giải độc gan

Sắc 10 – 15g sâm đất khô cùng nước để uống hàng ngày như nước trà. Hoặc dùng bột mịn pha nước uống, hoặc dùng lá sâm đất nấu canh ăn hàng ngày.

Điều trị bệnh ghẻ

Dùng lá và rễ sâm đất nấu cùng 2 lít nước dùng tắm và vệ sinh vùng da bị ghẻ hàng ngày.

Giảm đau xương khớp

Rửa sạch 700g sâm đất rồi để thật ráo nước, ngâm cùng 5 lít rượu trong 6 tháng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 25ml.

Hồi sức hậu phẫu

Lấy 200g hoàng kỳ sắc lấy nước, rồi dùng nước này với sườn heo cho mềm, tiếp đến cho 200g sâm đất vào nấu thêm 5 phút. Ăn tuần 2 - 3 lần.

Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất

>>> Xem thêm các sản phẩm mua khuôn đúc chậu cảnh

>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét