- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Tổng quan về cây cỏ tranh
Tên khác: Bạch mao căn
Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) P.Beauv.,
Họ: Poaceae (họ Lúa).
Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. được biết đến với tên gọi
khác là Bạch Mao Căn và thuộc họ Lúa (Poaceae).
Mô tả
Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khoẻ chắc,
thân cao 30-90 cm.
Lá hẹp dài 15-30 cm, rộng 3-6 mm, gân lá ở giữa phát triển,
ráp ở mặt trên, nhẵn mặt dưới, mép lá sắc.
Cụm hoa hình chuỳ dài 5-20 cm màu trắng bạc, bông nhỏ phủ đầy
lông nhỏ mềm, rất dài.
Đặc điểm giải phẫu (vi học)
Thân rễ: Biểu bì gồm một lớp tế bào đều đặn. Mô cứng gồm
2 tế bào đến 4 tế bào hình đa giác, màng dày và xếp sát biểu bì. Mô mềm vỏ được
cấu tạo bởi các tế bào tròn to. Giữa mô mềm vỏ có các bó libe-gỗ nhỏ là vết
tích của phần rễ con Vòng nội bì gồm 1 lớp tế bào xếp đều đặn có thành phía
trong rất dày, thành 2 bên và phía ngoài mỏng. Trụ bì hóa mô cứng thành vòng
liên tục. Các bó libe-gỗ tập trung ngay sát lớp trụ bì và rải rác trong phần mô
mềm tùy. Mỗi bó libe-gỗ gồm 1 bao mô cứng ở xung quanh, 1 đám libe 1 hay 2 mạch
gỗ to nằm trong mô mềm gỗ, bên trong còn có thể có những tế bào nhuộm màu hồng
vì còn chất cellulose. ở những phần thân già giữa mô mềm tủy thường có khuyết
to, khuyết này nhỏ và mất dần khi gần đốt.
>>> Xem thêm bài viết Chậu Cây Cảnh Đẹp Và Cách Chọn Chậu Cây Phù Hợp
Đặc điểm bột dược liệu
Bột thân rễ: màu trắng ngà. Biểu bì gồm những tế bào
hình chữ nhật, vách nhăn nheo, xếp thành dãy dọc. Có 2 dạng sợi: có loại khoang
rộng và có vách ngang; có loại thành rất dày, khoang hẹp tạo thành bó hay riêng
lẻ. Nhiều loại mạch: mạch vạch, mạch chấm, mạch xoắn. Mảnh mô mềm gồm những tế
bào thành mỏng.
Phân bố, sinh học và sinh thái
Mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Thân rễ (Rhizoma Imperatae cylindricae) còn được gọi là Bạch
mao căn.
Đoạn thân rễ có chiều dài thay đổi, hình trụ đường kính 0,2-0,4 cm có nhiều đốt
mang vết tích của vẩy và rễ con. Mặt ngoài ngà tới vàng nhạt, hơi bóng, có nhiều
nếp nhăn dọc. Thể chất nhẹ, hơi dai nhưng dòn ở mấu, dễ bẻ gẫy. Vị hơi ngọt.
Thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Acid hữu cơ, acid chlorogenic, đường khử, dẫn chất
flavan
Công dụng của rễ cỏ tranh trong y học hiện đại
Trong y học hiện đại, rễ cỏ tranh chữa bệnh gì? Theo một vài
kết quả nghiên cứu, trong dược liệu này chứa nhiều thành phần hóa học có lợi
cho cơ thể như Glucose, Oxalic acid, Potassium Arundoin, Cylindrin,
Fructose... Nhờ đó, một số lợi ích phổ biến khi dùng cỏ tranh gồm có:
Sử dụng bột cỏ tranh có thể rút ngắn thời gian phục hồi
canxi của huyết tương, từ đây góp phần thúc đẩy quá trình đông máu.
Ức chế vi khuẩn đặc biệt là trực khuẩn Flexner và Sonnei
nhưng không có tác dụng đối với trực khuẩn Shigella.
Lợi niệu do có chứa hàm lượng kali cao, thường dược liệu có
tác dụng mạnh nhất trong 5 đến 10 ngày sử dụng.
>>> Xem thêm bài viết Cây nghệ là gì? Công dụng tuyệt vời của cây nghệ vàng
Một số lưu ý khi dùng rễ cỏ tranh trị bệnh
Dù là dược liệu có khả năng mang đến nhiều lợi ích đối với sức
khỏe, tuy nhiên khi sử dụng cỏ tranh, người bệnh cần đặc biệt quan tâm, lưu ý một
số vấn đề sau đây:
Những bệnh nhân dị ứng với có tranh đối không được sử dụng
dược liệu để điều trị bệnh.
Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ và người tạng hàn
không nên dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Hiệu quả dược liệu tùy theo cơ địa mỗi người nên người bệnh
phải kiên trì áp dụng mới có thể thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
Trong thời gian dùng dược liệu, nếu gặp biểu hiện như đau bụng,
nôn mửa, nên ngưng sử dụng ngay lập tức.
Có thể thấy rằng, rễ cỏ tranh được sử dụng chủ yếu trong việc
điều trị bệnh lý về thận, mát gan, lợi tiểu... Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng,
người bệnh nên lưu ý về cách dùng để đảm bảo được dược tính và an toàn đối với
sức khỏe.
>>> Xem thêm các sản phẩm khuon chau canh cnc
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét