- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Thông tin chung
Tên tiếng Việt: Nghệ, Nghệ vàng, Khương hoàng, Uất kim,
Cohem, Co khản mỉn, Khinh lương.
Tên khoa học: Curcuma longa L.
Họ: họ Gừng (Zingiberaceae).
Công dụng: dùng trong kinh nguyệt không đều, bế kinh,
ngực bụng trướng, đau tức, khó thở, sau khi sinh bị ứ huyết, kết cục gây đau bụng,
hoặc bị chấn thương phần mềm gây ứ máu, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở,
phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da.
Mô tả Cây Nghệ
Cây nghệ là một loại cây thân cỏ, có chiều cao từ 0,6 đến 1 mét.
Thân rễ lớn, phân nhánh thành nhiều củ hình bầu dục với màu sắc từ vàng sẫm đến
đỏ cam và có mùi thơm.
Bẹ lá của nó tạo thành thân giả và mọc thẳng từ thân rễ. Gốc
phiến lá hẹp và thuôn dài, có đầu hơi nhọn, chiều dài từ 30 đến 40 cm và rộng
10 đến 15 cm. Các lá có hai mặt nhẵn và màu xanh nhạt, còn mép lá nguyên uốn lượn.
Cụm hoa của cây mọc từ giữa các lá, hình dạng trụ hoặc trứng,
trên một cán mập dài khoảng 20 cm. Lá bắc nhạt và không đều, các hoa gốc của cụm
hoa là hoa sinh sản màu lục hoặc trắng nhạt, trong khi các hoa gần ngọn có màu
pha hồng. Mỗi hoa gồm 3 lá đài dạng răng và tràng hình ống dài với cánh giữa
dài hơn các cánh bên, màu vàng. Nhị có bao phấn có cựa do một phần lồi ra của
chúng đới, và nhị lép dài hơn bao phấn. Cánh môi gần hình mắt chim, hơi chia 3 thuỳ.
Bầu có lông và quả nang chia thành 3 ô, nứt bằng van. Hạt có áo.
Loài cây này ra hoa vào khoảng từ tháng 3 đến 5.
Phân bố
Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ. Từ xa xưa, cây đã được trồng
ở nhiều nơi, về sau trở nên hoang dại, trước hết là ở Trung Quốc. Vào thế kỉ 7
đến thế kỉ thứ 8, cây được du nhập sang Đông Phi; đến thế kỉ 13 cây được du nhập
sang Tây Phi và đến thế kỉ 18 người dân Jamaica mới tiếp xúc với cây nghệ. Ngày
nay nghệ được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông Nam Á,
Đông Á.
Ở Việt Nam, nghệ là cây trông phổ biến ở khắp các địa phương, từ vùng ven biển
đến núi cao trên 1500 m.
Nghệ là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu được hơi bóng; cây có biên độ sinh
thái rộng, thích nghi được với nhiều tiểu vùng khác nhau. Từ nơi có khí hậu nhiệt
đới điển hình, nhiệt độ trung bình đến 25-26 °C ở các tỉnh phía nam (
không có mùa đông lạnh) đến những nơi có khí hậu cận nhiệt đới núi cao phía bắc,
nhiệt độ trung bình dưới 20 °C, với mùa đông lạnh kéo dài, nghệ vẫn tồn tại
và sinh trưởng tốt. Toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông ở các tỉnh
phía bắc và mùa khô ở các tỉnh phía nam. Cây mọc lại vào mùa xuân, có hoa sau
khi đã ra lá. Hoa mọc trên những thân của những chồi mầm năm trước, những thân
đã ra hoa thì không mọc lại nữa và phần thân rễ của chúng trở thành củ cái già,
sau 1-2 năm bị thối, cho những nhánh non nảy chồi thành những cá thể mới. Trên
một cụm hoa, các hoa phía gốc nở trước và thời gian hoa nở kéo dài 3-4 ngày.
Hoa tự thụ phấn hoặc nhờ côn trùng.
>>> Xem thêm bài viết Vài nét về cây thụy hương hồng
Công dụng tuyệt vời của cây nghệ vàng
Làm đẹp với cây nghệ vàng
Củ nghệ được sử dụng trong nhiều món ăn thường ngày như:
canh chuối, cá kho, thịt kho nghệ,…. Sử dụng nghệ để làm đẹp cũng là phương
pháp được nhiều chị em phụ nữ áp dụng như: nhanh liền sẹo, trị mụn, trị nám… Đặc
biệt, bài thuốc rượu nghệ gừng hạ thổ dành cho chị em phụ nữ sau sinh.
Trị mụn
Cây nghệ vàng có khả năng chống viêm, khử trùng mạnh nên tác
dụng của củ nghệ là trị mụn. Đặc biệt, rất hiệu quả trị các loại mụn mủ, mụn bọc.
Thoa nghệ tươi lên những nốt mụn thường xuyên là có thể làm chúng mờ dần và biến
mất.
Trị nám
Cách trị nám bằng nghệ tươi rất dễ thực hiện mà hiệu quả
lại cao nên rất được nhiều người áp dụng. Bạn rửa sạch nghệ, giã nhuyễn, ngâm
cùng rượu và cho vào nồi nhỏ. Sau đó đun hỗn hợp trên lửa vừa đến khi sệt lại
là được, đổ hỗn hợp ra chén và để nguội dần. Rửa sạch mặt, thoa hỗn hợp
này lên da mặt kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay khu vực da bị nám.
Giữ yên khoảng 25 phút sau đó rửa sạch lại da mặt.
Dưỡng da
Trộn bột nghệ hoặc nước ép nghệ tươi với 1 thìa mật ong
nguyên chất. Sau đó thoa lên da, giữ yên trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại
với nước. Hỗn hợp nghệ, mật ong này nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp da dần ẩm
mịn, trắng sáng và mịn màng dần lên.
Làm mờ sẹo
Công dụng làm mờ sẹo của nghệ thì ai cũng biết. Nghệ giúp
nhanh liền sẹo và đánh bay vết sẹo cứng đầu. Đem nghệ xay nhuyễn rồi trộn với 1
thìa cafe mật ong, đắp hỗn hợp lên những nơi bị sẹo. Giữ yên trong 15-20 phút rồi
rửa sạch lại, áp dụng đều đặn sẽ làm vết sẹo mờ dần và biến mất.
Cây nghệ vàng chữa đau dạ dày
Y học cổ truyền đã sử dụng nghệ vàng làm giảm đau dạ dày, hỗ
trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu
hóa…
Hiện nay, khoa học đã chứng minh tinh chất Curcumin trong
nghệ vàng còn giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP. Cucurmin còn làm giảm các yếu
tố tấn công dạ dày: làm giảm tăng tiết dịch vị, pepsin. Đồng thời làm tăng các
chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như tăng bài tiết Mucin trong dịch vị, tăng nitric
oxid trong dịch nhày. Như vậy, nghệ có tác dụng bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ
dày, diệt HP, hỗ trợ làm giảm viêm loét dạ dày tá tràng.
Cây nghệ vàng và tác dụng chống viêm khớp
Polyphenol của củ nghệ có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Đồng
thời chống viêm không kém gì NSAID mà lại không độc.
Cây nghệ vàng giúp vết thương mau lành
Trong cây nghệ vàng có chứa chất chống oxy hóa và
chống viêm. Vì thế, cây nghệ vàng có thể giúp các vùng da bị thương mau lành.
Ngăn chặn tế bào ung thư
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt chất curcumin trong nghệ đẩy lùi ung thư ngăn chặn sự di căn và tăng trưởng của nhiều loại ung thư.
>>> Xem thêm bài viết Cây sả là gì? Công dụng chữa bệnh của cây sả
Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cây nghệ vàng
Khi sử dụng các bài thuốc từ cây nghệ vàng, cần lưu ý một
số điểm sau:
Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị trước khi áp dụng
bất kì bài thuốc nào.
Không nên sử dụng nghệ với liều lượng vượt khuyến cáo. Sử dụng
quá liều lượng nghệ có thể sẽ gây tác dụng phụ là vàng da, tiêu chảy, buồn
nôn,…
Hiện nay, có một số sản phẩm từ nghệ ứng dụng công nghệ Nano
sản xuất ra Nano Curcumin. Chất này làm tăng khả năng sinh khả dụng và nâng cao
khả năng điều trị bệnh của Nghệ.
Kỹ thuật trồng cây nghệ
Thời vụ trồng:
Thường trồng vào mùa xuân, khi tiết trời có mưa phùn, đất đã đủ ẩm. Nghệ là cây trồng chủ yếu để lấy củ (thân ngầm), vì vậy nghệ cần đất tơi xốp hơn là đất nặng. Cần nơi thoát nước. Người ta thường thấy nghệ phần lớn được trồng quanh nhà để lấy củ và lá dùng hàng ngày. Nhưng nếu trồng trên diện tích rộng để bán thì cấn những lô đất cao, thoát nước.Những nơi có rừng có thể làm đất để trồng nghệ dưới tán rừng:
Trồng dưới tán rừng thưa có độ che 0,6 ở những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với điều kiện trồng nghệ, tiến hành làm đất dăm ba ngày trước khi trồng.
Chọn những khoảng đất trồng dưới tán rừng, chỗ không vướng rễ cây lớn, cuốc hố đường kính rộng 80-100cm, sâu 20-25 cm, băm nhỏ đất trong hố.
Ở các khu rừng trồng chưa khép tán có địa hình phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây nghệ cũng tiến hành làm đất trồng nghệ trước khi trồng. Đất được đào thành rạch rộng 50-60 cm, sâu 20-25 cm ở chính giữa và song song với hàng cây trồng rừng. Đất trong rạch được băm nhỏ.
Kỹ thuật trồng:
Trồng nghệ cũng giống trồng gừng. Ta chọn các củ nghệ tốt không bị bệnh, không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, thì tách các nhánh ra. Trồng nghệ sau những ngày có mưa, đất hoàn toàn ẩm. Moi 3 hốc ở hố trồng, hốc cách nhau khoảng 25 cm tạo thành đỉnh của tam giác đều. Mỗi hốc đặt một khúc nghệ giống. Không phủ đất quá dày, mầm chồi không mọc lên được sẽ bị thối.Khi trồng nghệ trên loại đất không được tốt lắm, thì có thể bón lót trước khi trồng. Mỗi hốc bón lót 1 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 trộn với 0,01 kg Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều. Mỗi ha trồng khoảng 25.00 khúc giống. Lưu ý: Bằm đất dưới hốc thật nhuyễn, rãi Basudin xuống hốc 20 kg/1ha, đặt củ nghệ xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phũ lên một lớp phân hữu cơ sinh học Better HG01 và Better NPK đã trộn đều với đất lên khoảng 5-7 cm, dùng thùng vòi búp sen tưới đẩm rồi phũ lên một lớp rơm để giữ ẩm. Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏ mặt đất và ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất cho gốc cây nghệ mới mọc. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc chen lấn nghệ. Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần. Tiến hành rãi luống canh tác lần cuối.
Chăm sóc:
Tưới nước: tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn.Bón phân: Tổng lượng phân cần dùng cho 1ha: 250 kg Better NPK 16-12-8-11+TE (bón lót toàn bộ).
Khi nghệ lên cây khoảng 30% thì pha một 0,1kg Better NPK 16-12-8-11+TE vào thùng 20 lít tưới. Tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.
- Khi thấy bụi nghệ có từ 2-3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần với liều lượng như trên. Mỗi tháng kết hợp làm cỏ và xới xung quanh gốc.
Thu hoạch, bảo quản:
Thường nghệ trồng vào vụ Đông - Xuân, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất mà quyết định. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch.Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ già đều để làm giống.
>>> Xem thêm các sản phẩm khác làm khuôn chậu cảnh
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét