Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây găng trâu là cây gì? Công dựng của cây găng trâu

Mô tả cây

Cây găng trâu hay còn được gọi là cây cây tu hú, Mây nghiêng pa, Găng tía, Găng tu hú, Găng gai. Nó có tên khoa học là Catunaregam spinosa.

Cây găng trâu


Một cây nhỏ mọc thành bụi với chiều cao từ 2 đến 8 mét, có nhiều cành. Cành non có dạng dẹt và màu nâu, còn cành già tròn và màu nâu xám, có những gai dài mọc ngang. Lá mọc đối, thường mọc gần nhau và có hình bầu dục, gốc thuôn và đầu hơi nhọn hoặc tù, dài khoảng từ 2,5 đến 7 cm, rộng từ 1,5 đến 3 cm, mép lá có nhăn nheo, hai mặt lá có thể nhẵn hoặc có ít lông ở mặt dưới, mặt trên lá sáng bóng. Lá kèm sớm rụng và cuống lá ngắn. Hoa mọc đơn lẻ ở kẽ lá, có màu vàng. Đài hoa có 5 cánh và hơi có lông, còn tràng hoa có 5 cánh rộng, ống tràng rất ngắn. Nhị hoa có 5 đính ở họng tràng và bầu có 2 ô. Quả mọng có hình cầu và bề mặt nhẵn hoặc có gân nổi, có đài hoa ở phần cuống, giống như quả ổi. Khi chín, quả có màu vàng với hạt nhỏ và nhiều. Cây thường ra hoa và quả từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.

găng trâu

Phân bố

Cây găng trâu phân bố rộng khắp ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Tại các vùng nông thôn, loại cây này thường được người dân trồng quanh nhà làm hàng rào để bảo vệ tài sản do có nhiều gai.

Bộ phận dùng làm dược liệu

Quả, rễ, lá và vỏ thân là những bộ phận của cây găng trâu được sử dụng để chữa bệnh. Các bộ phận này có thể được thu hái quanh năm, tuy nhiên, quả găng trâu thường được thu hoạch vào mùa đông. Dược liệu có thể được sử dụng tươi hoặc phơi/sấy khô để lưu trữ và sử dụng dần.

Thu hái – sơ chế

Các bộ phận như rễ, lá hay vỏ thân được thu hái quanh năm. Riêng quả găng trâu thì thường được thu hoạch vào mùa đông. 

Dược liệu được dùng tươi hoặc phơi/sấy khô tích trữ dùng dần.

Bảo quản

Để bảo quản dược liệu găng trâu khô, cần đặt nơi khô, mát và cất trong hộp kín hoặc đóng bịch ni lông để tránh ẩm ướt gây mốc.

Thành phần hóa học

Rễ của cây găng trâu chứa scopolatin, trong khi quả có chứa triterpen, B-sitosterol và saponin được kết tinh dưới dạng ursosaponin. Cơm quả cũng tìm thấy saponin trung tính, tinh dầu, acid và nhựa.

Rễ của cây găng trâu

>>> Xem thêm bài viết Việt quất đen là gì? Lợi ích của cây việt quốc đen

Công dụng và liều dùng của cây găng trâu

Thường thì quả cây găng trâu được dùng để giặt quần áo thay cho xà phòng đối với những loại vải không thể sử dụng xà bông giặt như tơ lụa. Ngoài ra, ở một số nơi, cây găng trâu còn được sử dụng để đánh thuốc cho cá. Một số bài thuốc sử dụng vỏ thân và vỏ cành cây để uống, có tác dụng chữa tiêu chảy và đau bụng. Quả găng trâu cũng được sử dụng để chữa mụn nhọt và lở loét. Tuy nhiên, trong thành phần của quả găng trâu có thể kích thích co thắt cơ trơn trong ruột gây cảm giác buồn nôn, có thể gây sảy thai và tiêu diệt giun. Vỏ quả cây có thể giúp làm da săn chắc, làm lành tổn thương, kích thích tiêu hóa và giúp tăng cảm giác ngon miệng. Chiết xuất từ vỏ rễ cây có khả năng diệt trùng. Y học cổ truyền Ấn Độ sử dụng bột thuốc để làm dược liệu vì nó có tác dụng giảm sốt và chống đau nhức xương khớp khi bị thấp khớp. Vỏ rễ cây sắc uống cũng được sử dụng để chữa đau bụng. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng vỏ quả và rễ của cây để chữa phong thấp, làm thuốc gây nôn, lá làm thuốc đắp chữa sưng đau. Nước sắc vỏ quả được sử dụng để trị bệnh ngoài da. Cành non và mầm của cây găng trâu được giã đắp ngoài khu vực bị gai đâm để kích thích gai trồi ra ngoài. Tuy nhiên, mặc dù cây găng trâu có nhiều công dụng, liều lượng sử dụng mỗi ngày chỉ cần từ 5-20g bằng cách sắc uống hoặc tán bột hoặc có thể còn được bào chế thành thuốc đắp ngoài dưới dạng tươi hoặc bột dược liệu khô pha với nước.

Công dụng và liều dùng của cây găng trâu

>>> Xem thêm bài viết Giới thiệu chung về đặc điểm và công dụng của cây bụt mọc

Dược liệu từ cây găng trâu  thường được sử dụng để làm thuốc điều trị một số vấn đề sức khỏe như:

Chữa vết đốt côn trùng, rắn rết cắn:

Chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da

Chữa mệt mỏi, yếu sức ở phụ nữ sau sinh

Điều trị cho trẻ nhỏ mọc răng bị sốt, khó chịu trong người

Chữa đau xương cho các trường hợp đang bị sốt

Găng trâu  chữa đau bụng

Lấy dằm, gai đâm ra khỏi da

Chữa bệnh lỵ, tiêu chảy nhiều lần trong ngày

Giảm đau nhức xương khớp cho người bị bệnh thấp khớp

Điều trị bệnh phong thấp bằng găng trâu

Chữa tổn thương sưng đau

Bồi bổ sức khỏe, kích thích tiêu hóa, an thần, chữa mất ngủ, giảm mệt mỏi

Điều trị các vấn đề ngoài da

Chữa tắc kinh nguyệt, điều kinh

Dược liệu từ cây găng trâu

Lưu ý khi dùng cây

Cần lưu ý sử dụng dược liệu đúng liều lượng

Lượng thuốc sắc từ cây  chỉ nên uống trong ngày vì để qua ngày có thể bị thiu và mất tác dụng của thuốc

Nếu dùng tươi để đắp lên vết thương thì nên rửa sạch bằng nước muối trước khi bào chế để tránh nhiễm trùng vùng da bị tổn thương.

Không nên sử dụng dược liệu từ cây  trong thời gian dài

Không dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Tránh lạm dụng quá mức gây phản tác dụng.

Cần lưu ý không để nhầm lẫn cây  với các thảo dược khác trong khi bài chế thuốc.

Trên đây là những thông tin về tác dụng của cây . Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Lưu ý khi dùng cây găng trâu

>>> Xem thêm các sản phẩm khuôn chậu cảnh cao bằng

>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét