- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Người ta vẫn đồn rằng gỗ mun có tác dụng xua đuổi tà khí, rước tài lộc vào nhà nên nhiều người đã lựa chọn gỗ mun làm chất liệu cho nội thất gia đình. Ngoài ra, giá trị của loại gỗ này kể cả về mặt kinh tế hay nghệ thuật đều rất cao, có nhiều đặc điểm, tính chất ứng dụng nhiều trong thực tế. Tuy nhiên, không phải loại gỗ mun nào có giá trị mà còn phụ thuộc vào đặc tính của từng loài cây và nơi chúng sinh trưởng, phát triển… Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Cây gỗ mun:
Cây mun mọc rải rác hay thành từng đám trong trảng cây bụi
cao rậm, chịu hạn trên đất nghèo ở gần biển, ở nơi có độ cao dưới 800 m.
Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, tuy nhiên cũng có thể
có tại Lào. Tại Việt Nam, đã phát hiện mun tại Hà Giang, Tuyên
Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Khánh
Hòa (các xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây thuộc Cam Ranh). Vườn quốc
gia Núi Chúa là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Suối Ké,
một nhánh của sông Trà Bương, thuộc địa phận xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa).
>>> Xem thêm bài viết Cây điên điển là cây gì? Tác dụng của cây Điên Điển được sử dụng phổ biến
Một số đặc điểm nổi bật của gỗ mun
Gỗ mun là một loại gỗ được khai thác từ cây gỗ mun. Hiện
nay, loại gỗ này được liệt kê trong Sách Đỏ Bảo tồn do tính quý hiếm của nó. Loại
cây này có đặc điểm là ưa sáng hơn, sinh trưởng chậm và thường sống lâu năm.
Ngoài ra gỗ còn có những ưu điểm nổi bật sau:
Màu sắc: Đúng như tên gọi “mun”, lõi của gỗ thường có màu
đen đặc trưng. Đây là màu tạo nên sự huyền bí và độc đáo cho những công trình đẹp,
sang trọng.
Cấu tạo: Loại gỗ này đặc và dày, khả năng chịu nước tốt
Chất lượng: Loại gỗ này có khả năng chống mục và chống mối mọt
và ít bị trầu xước, không bị cong vênh trong quá trình vận chuyển và sử dụng thời
gian dài.
Vân gỗ: nếu xẻ dọc thân cây, vân gỗ theo hình các đường thẳng
song song, xếp đều và đẹp.
Có mấy loại gỗ Mun?
- Có 5 loại gỗ mun thường thấy nhất hiện nay là mun sừng,
mun hoa, mun đen, mun sọc và mun đuôi công. Sau đây, chúng ta hãy xem xét kỹ
hơn từng loại.
Gỗ mun sừng
Gỗ Mun Loại này rắn chắc như tên gọi của nó, nhưng lại giòn.
- Màu gỗ đen và khá nặng so với Cẩm lai. Gỗ ban đầu có màu
vàng kaki xanh, sau một thời gian dài gỗ sẽ ngả sang màu đen giống như màu đen
của sừng. Ngoài ra sau một thời gian dài thì gỗ và vân gỗ sẽ mất dần và để lại
màu sắc, màu đen tuyền rất huyền bí, đây cũng chính là điểm thu hút nhất của loại
gỗ này.
- Gỗ Mun Sừng có lang trắng, lang này được hình thành từ lúc
cây còn nhỏ thường lộn vào giữa thân Gỗ . Trong điêu khắc nếu tình cờ do may hoặc
vô tình đặt được điểm lang trắng vào toàn bộ khuân mặt pho tượng thì những pho
tượng này có khi đắt gấp vài lần pho tượng thông thường.
- Gỗ Mun sừng trước đây chỉ có ở rừng núi tỉnh Khánh Hòa và
giờ gần như tiệt chủng hoàn toàn, vân mun sừng rất đẹp và chi tiết nét tương tự
như gỗ Pơ Mu khi mới chế tác vân xuất hiên vằn vện chi chít thay vì mầu
đen vân và gỗ có mau xanh sắc vàng giống màu phân Ngựa .
- Ưu điểm của gỗ mun sừng là màu đen, thớ gỗ mịn, đánh
bóng lên rất đẹp khiến cho loại gỗ này trở nên rất có giá trị trong việc chế
tác các sản phẩm mỹ nghệ gỗ cao cấp. Vì gỗ rất cứng nhưng lại giòn do vậy thợ
thi công sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ bằng gỗ Mun Sừng phải
có tay nghề cao mới gia công được.
- Nhược điểm của Mun là rất hay nứt chân chim khi thời
tiết nóng, lạnh hay hanh khô cũng bởi vậy loại gỗ này khá kén chọn cho những
vùng địa lý khắc nhiệt.
Gỗ mun sọc
- Gỗ Mun Sọc là loại gỗ quý hiếm, thuộc nhóm 1, cùng nhóm với
sưa, Cẩm lai và Bạch đàn. Gỗ mun sọc thường có màu xanh đen xen kẻ với những vệt
trắng, các vân màu sáng chạy dọc thân gỗ, loại gỗ này có thớ giống như gỗ mun
hoa nhưng thẳng hơn. Gỗ mun sọc tuy có giá thành rẻ hơn gỗ mun sừng nhưng vân đẹp,
gỗ dẻo hơn, chất lượng rất tốt, độ bền cao, chống mối mọt tự nhiên, đặc tính gỗ
rất nặng, thớ gỗ mịn, cứng...
>>> Xem thêm bài viết Cây sang là cây gì? Cách nhân giống cây sang
Gỗ mun đen
- Gỗ mun đen được xem là một loại gỗ có một không hai do sau
khi được xử lý tường tận, bề mặt gỗ có độ bóng mà không một loại gỗ nào có thể
sánh bằng. Bên cạnh đó, gỗ mun đen sở hữu một gam màu đen tuyền sang trọng và
không hề có tom gỗ, ngoài ra loại gỗ mun đen này còn rất ít dăm
- Gỗ Mun đen có nhược điểm là khi thay đổi nhiệt độ đột ngột như khi để trong phòng lạnh mang ra môi trường nhiệt độ bên ngoài thì sẽ xuất nhiện những vết chân chim. Loại gỗ này nếu bị hư hỏng sẽ bị nức từ trong ra ngoài, những đường nứt kéo dài trên thân.
Gỗ mun hoa
- Loại gỗ này có độ cứng khá cao và giòn nên có giá trị khá
cao đối với các thành phẩm đã hoàn thành nặng tương đương với gỗ trắc, độ cứng
cao và giòn như than. Chính vì thể khi gia công đòi hỏi phải có độ tỉ mỹ cao của thợ tránh
làm vỡ cấu trúc của gỗ. Do đó những đồ mỹ nghệ được sử dụng loại gỗ này sẽ có
giá thành rất cao.
- Gỗ mun hoa có những hoa văn sọc trắng vàng hay đen đan xen
lẫn nhau vô cùng đẹp mắt. Chất lượng của loại gỗ này rất tốt với độ bền cơ học
cao và có khả năng chống mối mọt xâm nhập. Ngoài ra, gỗ mun hoa có sớ gỗ mịn,
đanh cứng và nặng tương đương gỗ Trắc.
Mun đuôi công
Mun nam phi, hay còn gọi là mun đuôi công có thớ gỗ bản to
nhiều và sẵn hơn các loại mun khác nên cũng được sử dụng để đóng bàn ghế, lục
bình, tủ kệ .... và các vật phẩm mỹ nghệ khác có kích cỡ to. Mun đuôi công rất
dễ bị nứt, giá trị thấp hơn hẳn so với các loại mun còn lại. Gỗ mềm và nhiều
mùn hơn so với các loại gỗ mun khác. Nói chung gỗ mun nam phi là loại gỗ có chất
lượng kém nhất trong các loại gỗ mun.
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét