Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây hoàng đàn có tác dụng và các bài thuốc sử dụng cây hoàng đàn

Tên gọi – Phân nhóm

Tên gọi khác: Bách xoắn, Tùng có ngấn, Ngọc am, Hoàng đàn liễu, Bách mộc,…

Tên khoa học: Cupressus torulosa D. Don

Họ: Thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaccae)

Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả: Cây hoàng đàn là cây thân gỗ, khi trưởng thành, cây có thể cao tới 40m. Vỏ cây có màu xám, nứt dọc như các vết gân. Cây được phân thành nhiều nhánh nhỏ, cành non vuông cạnh. Lá cây hoàng đàn có hình vảy, nhỏ, mọc xít nhau và áp sát lấy cành. Nón đơn tính cùng gốc: nón cái hình cầu hoặc trứng, nón đực có hình trái xoan. Vẩy nón có 6 đôi mọc vòng, mặt vẩy hình 5 cạnh có gờ và mỗi vảy mang 6 – 8 quả nhỏ. Phần hạt có hình cầu dẹt, có cánh mỏng.

+ Phân bố: Cây hoàng đàn thường mọc trên các dãy núi đá vôi ở những vùng núi cao khoảng 300 m hoặc các đoạn dốc. Là một loại cây ứa nước, cây hoàng đàn thường mọc trên đá màu xám vàng, nâu đất. Trên thế giới, cây hoàng đàn được tìm thấy rải rác ở một số nước ở khu vực nam Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. Ở nước ta, loại cây này cũng được tìm thấy rải rác ở một số tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Điện Biên Phủ,…

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây hoàng đàn thường mọc trên các dãy núi đá vôi ở những vùng núi cao khoảng 300 m hoặc các đoạn dốc. Là một loại cây ưa nước, thường mọc trên đá màu xám vàng, nâu đất.

Trên thế giới, cây  được tìm thấy rải rác ở một số nước ở khu vực nam Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.

Ở nước ta, loại cây này cũng được tìm thấy rải rác ở một số tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Điện Biên Phủ,…

Thu hái: Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào từng bộ phận sử dụng. Thông thường, loại cây này được thu hoạch quanh năm để bào chế thành thuốc.

Sơ chế: Đem những phần đã được thu hoạch rửa qua với nước rồi phơi nắng hoặc sấy cho khô và cất trữ để sử dụng dần.

>>> Xem thêm bài viết Thạch hộc tía là gì? Dược thiện thạch hộc hỗ trợ phòng trị bệnh

Tác dụng của cây hoàng đàn

Trang trí cảnh quan

Hoàng đàn là loại cây có hình dáng đẹp thường được trồng làm cây trang trí cảnh quan trong nhiều các công trình lớn nhỏ. Bạn sẽ thường bắt gặp các cây hoàng đàn trang các ngôi chùa lớn hay trong các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,…. Hoàng đàn tạo cho không gian một vẻ đẹp vô cùng hoang sơ nhưng lại không kém phần hiện đại

Không chỉ tạo cảnh quan cho không gian, hoàng đàn còn góp một phần không nhỏ vào việc thanh lọc, điều hòa không khí, giảm thiểu các chất bụi bẩn trong không khí, tránh ô nhiễm, tiếng ồn,…Đem đến cho bạn một không gian sống xanh, trong lành và vô cùng thoải mái, thư thái.

Khai thác và sử dụng gỗ

Ngày xưa, Hoàng Đàn được khai thác lấy gỗ, chế tác thành các đồ thờ cúng, bài vị được giới quý tộc, quan lại cực kỳ yêu thích. Gỗ Hoàng Đàn rất chắc, có độ bền cao, không bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh. Bản thân nó chứa nhiều tinh dầu nên không lo mối mọt tấn công. Đặc biệt, tinh dầu Hoàng Đàn rất thơm, chỉ đứng sau mỗi trầm hương, nên dùng làm đồ thờ cúng thì đúng là quá tuyệt vời.

Tinh dầu trong cây Hoàng Đàn khi đốt cháy có mùi hương ngọt ngào, êm dịu. Mùi hương này có tác dụng đặc biệt như giảm stress, căng thẳng, giúp cân bằng trạng thái, hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp chúng ta dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Chính vì vậy, giá trị tuyệt vời khác của loại cây gỗ này là làm hương nhang. Gỗ được nghiền nhỏ, xay mịn trộn cùng một số nguyên liệu khác như bột cây Trắc Bách Diệp, Tuyết Tùng, Xuyên Khung, Hoa Hồi, vỏ cây Bời Lời, Đại Hoàng, Đương Quy,… cho ra loại hương nhang thảo mộc cao cấp.

Vòng tay, chuỗi hạt bằng gỗ Hoàng Đàn hiện nay rất được yêu thích, bởi chất gỗ cứng chắc, màu sắc vàng nâu đẹp, mộc mạc mà sang trọng. Đặc biệt là chuỗi hạt có mùi thơm vừa nhẹ nhàng, vừa nồng ấm rất dễ chịu.

Mang đến giá trị kinh tế cao cho người trồng

Hiện nay tại Lạng Sơn đang có chiến dịch nhân rộng cây Hoàng Đàn Hữu Liên, nhằm bảo tồn, phát triển loại cây quý hiếm này theo hướng bền vững, lâu dài. Từ đó tạo ra giá trị kinh tế cao cho người dân, đồng thời tạo ra những sản phẩm tâm linh, trang trí hay để phục vụ y học, du lịch,…

>>> Xem thêm bài viết Cây Bàng Vuông là cây gì? Công Dụng

Bài thuốc sử dụng Hoàng đàn

Điều trị nôn ra máu

Sử dụng lá Hoàng đàn, Sinh địa mỗi loại 30 g, A giao 0.3g mang đi sắc thành thuốc, dùng uống.

Hoặc có thể dùng 2 – 3 quả Hoàng đàn, nghiền thành bột mịn, dùng uống với rượu.

Điều trị tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày

Sử dụng một phần vừa đủ vỏ Hoàng đàn ngâm với nước trong một đêm. Sau đó thái nhỏ, mang đi phơi hoặc sấy khô, tán thành bột. Lại dùng 2 phần Hương phụ tử, tán thành bột mịn. Trộn đều hai loại bột lại với nhau sau đó làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng uống 20 viên, mỗi ngày 2 lần.

Hoàng đàn là một loại gỗ quý và và dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện tại số lượng Hoàng đàn đang bị thu hẹp dần và cần được bảo tồn. Do đó, nếu cần sử dụng vị thuốc vui lòng trao đổi với thầy thuốc chuyên môn và sử dụng bảo tồn. Tránh mua hoặc sử dụng Hoàng đàn thu hoạch trái phép hoặc không rõ nguồn gốc.

>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét