- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Thông tin cơ bản về cây nho thân gỗ
Nho thân gỗ là một loài cây được nhập khẩu vào Việt Nam khoảng
15 năm trước từ Nam Mỹ, được biết đến với tên khoa học là Jabuticaba và còn được
gọi là nho đất hoặc nho Nam Mỹ. Thân của cây này có cấu trúc giống với cây ổi,
quả mọc quanh thân và có hình dạng giống như quả nho. Tuy nhiên, lớp vỏ ngoài của
trái dày và sáng bóng, khi chín thường có màu đen hoặc tím sẫm, trong khi thịt
quả màu trắng và chứa 4 hạt. Được biết đến là một loại trái cây có giá trị dinh
dưỡng cao, nho thân gỗ được coi là một trong những loại quả quý hiếm và đắt đỏ
nhất hiện nay. Hoa của cây có màu vàng trắng và mọc từ thân cây. Điểm đặc biệt
của nho thân gỗ chính là cách chúng ra hoa và tạo quả, không mọc thành từng
chùm như các loại nho khác, mà mọc đơn lẻ trên thân cây từ gốc đến đỉnh.
Nho thân gỗ đặc biệt thu hút nhiều người
Quả nho thân gỗ sẽ chuyển từ màu xanh sang tím thẫm khi
chín. Quả của loại nho này khá lớn, giống như quả mận và có vị thơm ngon ngọt
mát đặc trưng. Nhờ vẻ ngoài độc đáo này, nhiều người trồng nho thân gỗ trong vườn
để làm cảnh vì sự đẹp mắt của chúng.
Nho thân gỗ có tuổi thọ vượt trội hơn nhiều so với các loài cây khác. Theo thông tin được biết, một số cây nho thân gỗ được trồng tại Nam Mỹ có thể sống đến hàng nghìn năm. Điều đáng kinh ngạc là nho thân gỗ cũng đậu quả đều quanh năm, không chỉ trong mùa thu hoạch như các loài cây khác.
Nho thân gỗ giúp da dẻ căng mịn
Cây nho thân gỗ không chỉ chứa một ngoại hình độc đáo mà còn
có nhiều giá trị dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe con người. Theo nhiều
nghiên cứu, phần vỏ tím của nho thân gỗ chứa nhiều anthocyanin, một chất có tác
dụng chống oxy hóa và ngừa ung thư. Đặc biệt, nho thân gỗ chứa hàm lượng
anthocyanin cao nhất trong các loại nho tím. Thường xuyên ăn nho thân gỗ giúp
da căng mịn, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và giữ ổn định lượng đường
trong máu. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng hạt và vỏ nho có thể
giúp chữa táo bón và chống dị ứng.
>>> Xem thêm bài viết Trinh nữ (mimosacae) Tác dụng của cây trinh nữ là gì?
Cách trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ
Nho thân gỗ thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, có thể
sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất có đô PH
5,5-6,5. Cây không chịu được đất mặn và thoát nước kém. Có thể bón lót các loại
phân chuồng cho cây trước khi trồng, để cây có thể sinh trưởng tốt hơn. Mỗi năm
nên bón thúc 3 đợt cho cây sẽ giúp cho cây trồng khỏe mạnh.
Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, để có một độ ẩm tốt nhất
cho cây sinh trưởng, tránh tình trạng để cây bị héo, hoặc để tình trạng ngập lụt
diễn ra thường xuyên, cây sẽ chết.
Việc tỉa cành cho cây là không cần thiết, nhưng nếu để có
hình dáng như mong muốn cũng có thể tỉa cành cho cây, việc đó cũng không ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng của cây. Nho thân gỗ có thể chịu đựng được thời thiết
sương giá, nhưng tốt nhất là nên che phủ cho cây, để làm giảm ảnh hưởng của
sương giá đối với quá trình sinh trưởng của cây. Quả và hoa của một số giống
Nho thân gỗ có thể bị nhiễm một loại nấm có trong bệnh gỉ sét gây ra vào mùa
mưa.
>>> Xem thêm bài viết Ứng dụng của chậu mini để bàn? Ưu điểm và cách chọn chậu mini phù hợp
Chăm sóc nho thân gỗ
Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là từ 20 - 37 độ C .Tước nước: Cung cấp đầy đủ nước cho cây bằng cách tưới vào sáng sớm và chiều mát. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến rễ và khả năng phát triển của cây.
Bón phân: Cần bón phân cho Cây Nho Thân Gỗ 3 tuần 1 lần,
bón quanh gốc.
Phòng trừ sâu bệnh: Cây nho thân gỗ ít bị sâu bệnh nếu như khâu chuẩn bị đảm bảo
sạch sẽ. Trong quá trình cây phát triển, nếu thấy biểu hiện lạ của cây, bạn nên
chú ý để có phương pháp đặc trị thích hợp nhất.
>>> Xem thêm các sản phẩm khuôn chậu cảnh tròn
Nhận xét
Đăng nhận xét