- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Giới thiệu về cây ngải tiên
Tên gọi của cây ngải tiên
Cây ngải tiên có những tên gọi khác là cây bạch điệp, cây bạch
yến, cỏ tai cọp, sa nhơn, bobo hay cây sẹ theo cách gọi của người Dao vùng Tả
Phìn Hồ. Tên khoa học của cây ngải tiên là Hedychium coronarium Koenig và thuộc
họ gừng (Zingiberaceae).
Cây ngải tiên thường phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, phía Nam Trung
Quốc, Malaysia, Úc và Việt Nam, ở những vùng có khí hậu mát, lạnh. Ở nước ta,
cây được trồng chủ yếu ở những vùng núi có độ cao từ 1400m – 1800m tại một số tỉnh
như Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang.
Ngải tiên là cây thân thảo, chiều cao từ 1-2m, có thân giống
cây gừng, lá không có cuống, hình mác hay hình dải mũi mác, nhọn ở cả hai đầu,
mặt trên lá nhẵn và mặt dưới có lông.
Cây có cụm hoa hình trứng, dạng nón của cây thông. Hoa khi nở
to, màu trắng, rất thơm và thường ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10.
Hiện nay trên thế giới đã phát hiện ra nhiều loại ngải tiên
khác nhau. Về cơ bản, các cây đều có chung đặc điểm thực vật, chỉ khác nhau ở một
số chi tiết.
Cây ngải tiên trắng (bạch điệp): Là loại cây được mô tả phía
trên, đây là giống cây phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất.
Ngải tiên hoa đỏ (Hedychium Coccineum Buch – Ham.Ex.Sm): Hoa
màu đỏ, sống ở vùng núi cao khoảng 500 – 600m như Hoà Bình.
Ngải tiên vàng (Hedychium Coronarium Koenig var Flavum Rox
K.Schum): Có hoa màu vàng, thân và rễ có màu đỏ nhạt, thường mọc ở vùng núi phía
Bắc.
>>> Xem thêm Cây kiến bò thường mọc ở đâu? Nơi phân bố, Trị hắc lào bằng cây kiến bò và những tác dụng mang lại!
Ngải tiên lông hoa trắng: Ưa sống ở các tỉnh cao nguyên ở
Trung Bộ như Lâm Đồng và Kon Tum.
Ngải tiên trắng lá bắc rộng (Hedychium Forrestii Diels var.
Late Bracteatum K.Larsen): Đặc trưng bởi lá bắc có kích thước rộng hơn, rất giống
với bạch điệp và thường thấy ở SaPa.
Mặc dù có một số đặc điểm nhỏ khác nhau nhưng các loại ngải tiên đều có thành phần hoá học và các công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, để sử dụng làm thuốc chữa bệnh thì cây ngải tiên trắng vẫn được sử dụng phổ biến nhất.
Công dụng
Từ xa xưa, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc đã
sử dụng cây ngải tiên trong các bài thuốc chữa bệnh và ứng dụng trong cuộc sống
hàng ngày.
Thân rễ và quả của Ngải tiên có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu gây trung tiện.
Thân rễ và quả dùng trong trường hợp đau bụng lạnh, bụng đầy
chướng, tiêu hóa kém. Thân rễ sắc lấy nước súc miệng dùng cho người bị hôi miệng,
uống khi cảm sốt, đau mình mẩy, phong thấp, nhức mỏi gân xương. Dùng ngoài
thì lấy thân rễ tươi giã nát, uống nước, bã đắp chữa rắn cắn, đòn ngã tổn
thương. Thân cây thái nhỉ, sắc, ngâm dùng khi viêm lợi, viêm amidan.
>>> Xem thêm Cây giảo cổ lam là gì? Tác dụng của cây giảo cổ lam
Hoa có thể dùng để ăn. Tinh dầu hoa là một loại hương liệu cao cấp. Trên thế giới, nhiều nước cũng sử dụng thân rễ ngải tiên chữa một số bệnh thông thường như: ở Hawaii dùng làm thuốc trị thối mũi, ở Ấn Độ dùng rễ cây tán bột để hạ nhiệt và trị tê thấp; ở Mooluyc, Indonexia dùng nấu nước súc miệng, tinh dầu thân rễ trị giun; ở Vân Nam, Trung Quốc dùng chữa đòn ngã tổn thương, phong thấp, cảm mạo, bạch đới nóng lạnh. Quả dùng khi đầy trướng bụng, ăn uống không tiêu.Các tài liệu Đông y ghi nhận, thân rễ cây và quả có mùi thơm
của tinh dầu, vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu thũng, khu phong, chỉ thống,
tán hàn, giải biểu hàn, trừ trùng, phát hãn.
Còn theo các nghiên cứu khoa học thì trong thân rễ của cây
có chứa 1,7% tinh dầu bạch điệp, hợp chất coronarin A, B, C, D. Trong hoa ngải
tiên có chứa Eugenol, Isoeugenol, Jasmin Lacton,…
Nhờ đó, cây ngải tiên được ứng trong trong điều trị nhiều bệnh
khác nhau như:
Tinh dầu được chiết xuất từ thân rễ có thể diệt sán lợn, diệt
côn trùng như rệp, tít, ức chế co bóp của cơ trơn tuột, trừ giun, gây trung tiện.
Thân rễ cây dùng để chữa lạnh bụng gây đau bụng, đầy hơi, bụng
chướng, khó tiêu, chữa đại tràng mãn tính, phong thấp, chữa đau nhức, mỏi xương
cốt, chữa cảm sốt, hết hôi miệng, chữa viêm răng lợi, viêm amidan. Đắp thuốc từ
thân cây chữa được vết rắn cắn.
Hoa có thể ăn được giúp hơi thở thơm tho.
Quả có hiệu quả chữa chứng đầy chướng bụng, ăn uống không
tiêu, bệnh dạ dày.
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét