Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Ngọc lan tây là gì? Tác dụng của Ngọc lan tây

Ngọc lan tây là gì? Đặc điểm thực vật

Ngọc lan tây là loài thực vật thuộc họ Na/ Mãng cầu, thuộc phân lớp Mộc Lan. Loài thực vật này có hoa đẹp và mùi thơm đặc trưng nên thường được sử dụng để chế tạo thành tinh dầu. Tên gọi Ylang Ylang của hoa ngọc lan tây có nguồn gốc từ tiếng Tagalog (tiếng mẹ đẻ của người Philipin) có nghĩa là “hoa của các loài hoa”.

Hoàng lan là thực vật có chiều cao trung bình từ 8 – 12m. Thân mọc thẳng, nhẵn, vỏ bên ngoài màu xám và có cành nằm ngang. Phiến lá hình trứng thuôn hoặc bầu dục, mọc so le, đầu tù hơi nhọn, gốc tròn, rộng 7cm và dài khoảng 17cm. Hai mặt lá đều nhẵn, gần như cùng màu, mép hơi có lượng sóng, cuống lá dài khoảng 1cm.

Hoa mọc thành cụm trên những cành ngắn, có màu vàng hoặc màu vàng lục, mỗi cụm gốc có khoảng 3 hoa. Hoa hoàng lan có mùi thơm rất đặc trưng, mỗi hoa gồm 6 tràng cánh mỏng, dài, hơi uốn lượn. Cây ra hoa quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất là vào tháng 6 – 8 hằng năm.

>>> Xem thêm bài viết Cây Gõ Đỏ Là Gì? Ứng Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Tác dụng của Ngọc lan tây

Thành phần hóa học

– Lá, hoa và quả chứa nhiều Monoterpen.

– Lá và hoa chứa các sesquiterpenes.

– Hoa chứa các phenylpropanoids, benzenoids, acetat, benzoate, phenol. Đồng thời tinh dầu chứa 52 hợp chất từ các hydrocacbon dễ bay hơi.

Tác dụng dược lý

Liriodenine chiết xuất từ cây có hoạt tính kháng khuẩn gram dương, nấm men và nấm sợi.

Vỏ thân cây chứa sampangine có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống sốt rét, gây độc với các tế bào u ác tính ở người.

Quả chứa cananodine, sesquiterpens eudesmane có tác dụng chống tế bào ung thư gan.

Hoa chứa cis-Nerolidol và trans-Nerolidol có tác dụng ức chế khuẩn aureus, K. pneumonia theo cơ chế ức chế màng sinh học của vi khuẩn. Tinh dầu chiết xuất từ hoa có hoạt tính ức chế trực tiếp đối với 3 loại muỗi Aedes aegypti, Culex quinquefasciatus, và Anopheles dirus.

Tinh dầu chiết xuất từ cây có tác dụng ức chế đối với aegypti, A. dirus, C. quinquefasciatus. Chiết xuất n-hexan, ethyl acetat và ethnolic của vỏ thân cây ức chế đối với khuẩn P.acnes, nấm Candida albicans.

Chiết xuất methanolic từ lá có tác dụng ức chế đối với Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Escherichia coli, nấm sợi.

Nụ hoa chứa các dẫn xuất terpenoid có tác dụng trong điều trị rối loạn da. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế hình thành hắc tố bào.

Chiết xuất từ lá và thân có tác dụng ức chế men alpha-amylase trong việc kiểm soát tăng đường huyết sau ăn.

Nụ hoa chứa dẫn xuất terpenoid và flavonoid có tác dụng ức chế aldose reductase, giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường nhưng bệnh lý thần kinh, bệnh võng mạc, tổn thương chức năng thận.

>>> Xem thêm bài viết Hoa Nhung Tuyết Là Hoa Gì? Ý Nghĩa Và Biểu Tượng Hoa Nhung Tuyết

Cách trồng hoa Ngọc lan tây bằng cách chiết cành

Trồng hoa ngọc lan tây theo kiểu chiết cành thì hoa sẽ nở sớm hơn. Nên chiết cành vào tiết đông chí (21-22/12 đến 5/1 năm sau) để tăng tỉ lệ thành công. Bởi vì hoa ngọc lan tây ưa khí hậu mát lạnh, độ ẩm cao vì vậy trong tiết đông chí có độ ẩm cao, nhiệt độ trong ngày thấp, se se lạnh rất phù hợp với cây.

Bước 1: Đầu tiên nên chọn cây mẹ khỏa mạnh, không sâu bệnh với cành cấp 2 trở lên, cành bánh tẻ, không bị khuất tán có đường kính từ 2 – 4cm.

Bước 2: Khoanh vỏ cây ở cành chiết với độ dài tương ứng. Sau đó bóc vỏ lau sạch nhựa, bó sơ dừa được xử lý bọc lại bằng túi ni long đen có đục lỗ.

Bước 3: Tưới nước, giữ ẩm, sau một thời gian cây ra rễ. Lúc này chiết cành cho vào bầu đất, trong chậu để trồng.

Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét