Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa lan vảy rồng



    Lan vảy rồng là một giống lan được biết đến với vẻ đẹp nổi bật và được nhiều người yêu thích. Vì vậy, ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng khám phá ý nghĩa, công dụng, và phương pháp trồng, chăm sóc hoa lan vảy rồng qua bài viết dưới đây:

    Giới thiệu về hoa lan vảy rồng

    Lan vảy rồng, hay còn gọi là lan vảy rắn, vảy cá, tụ thạch tốc và có tên khoa học là Dendrobium lindleyi, thuộc chi Lan Hoàng Thảo. Đây là một giống lan có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây lan này thường được tìm thấy ở các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ như Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Sơn La, Quảng Trị,...

    Hiện nay, hoa lan vảy rồng phổ biến với hai loài sau:

    Lan vảy rồng Lào: Cây có kích thước từ 4-6cm, thân to và có nhiều khía dao động từ 6 đến 8 khía chạy dọc các cạnh. Phần thân cây có màu vàng nắng và khi già có thể chuyển sang màu nâu đỏ.

    Lan vảy rồng ta: Cây có kích thước nhỏ chỉ từ 3-4cm, thân ngắn và hơi hóp lại. Trên phần thân có bốn khía chạy dọc, mỗi cạnh hơi lõm nên khi nhìn bạn có thể thấy được thân cây hơi vuông. Thân cây thường có vảy rồng non màu trắng và khi lớn sẽ chuyển sang màu xám.

    Đặc điểm hoa lan vảy rồng

    Lan vảy rồng là loài cây thân ngăn có chiều dài từ 4-7cm và đường kính khoảng từ 3-5cm, với phần gốc nhỏ hơn phần giữa cây. Mỗi giả hành của lan vảy rồng có khoảng 3 đốt, thường mọc đơn lẻ nhau nhưng chúng thường xếp cạnh nhau giống như những vảy rồng thật đẹp mắt. Phần lá của cây này thường có chiều dài khoảng 5cm, lá dày, cứng, đầu tròn và có màu xanh đậm.

    Lan vảy rồng thường ra hoa vào mùa xuân-hè và giữ hoa được khoảng 15 ngày. Trung bình mỗi cây sẽ có khoảng 10 cành, mỗi cành có khoảng 7-8 bông nhỏ mọc san sát nhau rất đẹp. Hoa lan vảy rồng thường có cánh mỏng với 3 cánh tròn xếp so le, đường kính hoa nhỏ chỉ khoảng 2cm và có mùi hương đặc trưng. Đặc biệt, hoa thu hút nhiều người bởi sắc vàng rực rỡ và điểm xuyết thêm sắc vàng đậm ở phần nhụy hoa, tạo nên vẻ đẹp và sự lôi cuốn cho hoa lan vảy rồng.

    Ý nghĩa hoa lan vảy rồng

    Lan vảy rồng là một loài hoa được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ và ý nghĩa tích cực. Hoa này mang ý nghĩa cho sự viên mãn và đoàn viên, đồng thời còn tượng trưng cho sự sung túc và sang trọng trong cuộc sống.

    Ngoài ra, hoa lan vảy rồng còn thể hiện ý chí kiên cường và sự nghị lực vượt qua khó khăn, thường được sử dụng để làm hoa cổ vũ hay trang trí phòng làm việc.

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo nhiều quan niệm, sắc vàng của hoa lan vảy rồng có thể tượng trưng cho sự phản bội, do đó không nên tặng cho bạn bè hoặc người yêu.

    Công dụng của lan vảy rồng

    Lan vảy rồng có sắc vàng rực rỡ cùng nhiều ý nghĩa tích cực, là một lựa chọn phổ biến cho các dịp khai trương, tốt nghiệp, thôi nôi,... Ngoài ra, nhờ vẻ đẹp độc đáo, lan vảy rồng thường được sử dụng để trang trí cho các quán cà phê, nhà hàng hay trong ngôi nhà của bạn.

    Đặc biệt, với những người yêu thích hoa lan, lan vảy rồng thường được sưu tầm để thiết kế thành vườn hoa đầy màu sắc. Điều này không chỉ tạo điểm nhấn cho căn nhà mà còn thỏa mãn đam mê về hoa lan của chủ nhân.

    Cách trồng và chăm sóc cây hoa lan vảy rồng

    Kỹ thuật trồng

    Để lan vảy rồng phát triển tốt, giá thể là yếu tố quan trọng nên bạn cần chuẩn bị giá thể từ khúc gỗ mới cắt có vỏ. Chọn cây con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hay các vấn đề về lá và rễ.

    Tiến hành ghép: Loại bỏ hết rễ, lá và cành úng, sâu bệnh của cây. Ngâm rễ cây vào dung dịch thuốc kích thích rễ khoảng 1-2 giờ. Tiếp theo, ghép miếng vảy rồng vào gỗ giá thể cách khoảng 0,5cm hoặc chèn miếng gỗ nhỏ giữa gỗ và gốc cây con.

    Dùng dây cố định miếng gỗ và gốc cây lại với nhau để cây không bị lung lay khi tưới nước hoặc gió thổi.

    >>> Xem thêm bài viết Công dụng bất ngờ của trái mây: Từ cải thiện thị lực đến tăng cường sức khỏe tim mạch

    Kỹ thuật chăm sóc

    Sau khi trồng, cây lan vảy rồng nên được treo ở nơi râm mát để tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

    Tần suất tưới nước có thể thường xuyên để giữ độ ẩm cho rễ từ 2-4 lần/ngày vì giá thể của lan vảy rồng được làm bằng gỗ không có xơ nên có thể thoải mái tưới nước mà không sợ bị úng rễ.

    Để cây phát triển tốt, bạn có thể phun thuốc kích rễ 1 tuần 1 lần, chọn loại thuốc phù hợp như Atonik hoặc B1 và xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

    Khi cây đã ra rễ và phát triển ổn định, bạn có thể bón phân NPK theo tỷ lệ 30-10-10 hoặc 20-20-20 với tần suất 1 lần/tuần và bón quanh năm. Vào thời gian gần Tết âm lịch, bạn nên dùng phân NPK 10-30-30 và treo cây ra nắng để kích thích cây ra hoa. Khi hoa tàn, vẫn tiếp tục bón phân NPK.

    Đặc biệt, khi cây lan đã ra rễ, bạn có thể đưa cây ra nắng vì loài này chịu được nắng trực tiếp. Khi cây có đủ ánh sáng, hoa sẽ nở nhiều hơn, sắc hoa đậm và lâu tàn hơn.

    >>> Xem thêm bài viết Xem thêm các sản phẩm khuôn chậu cảnh tại Công CNC  

    >>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

    Nhận xét