Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây Liễu - Đặc Điểm, Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc

 Đặc điểm hình thái:

Chiều cao cây: cây liễu rũ có nguồn gốc từ Trung Quốc, là cây thân gỗ lá rụng, phân cành nhánh nhiều. Cành nhánh mảnh mai, mọc rũ xuống, cành non có lông mịn. Chiều cao cây trung bình từ 3-15 m.

Hình dáng lá: lá có dài mảnh, màu xanh sáng có hình elip, bề mặt lá nhẵn, mọc xen kẽ nhau. Cuống lá ngắn, mép lá có răng cưa nhỏ, đường gân chính nổi rõ trên bề mặt lá.

Hình dáng hoa: hoa liễu rũ là hoa đơn tính, hoa đực trần có lông mịn mọc thành dạng gié thòng, hoa cái có 2 vòi nhụy dài, mọc thành gié ngắn.
Quả: dạng quả nang 2 mảnh nhỏ, hạt có lông mịn.

 


Cây liễu tượng trưng cho điều gì?

Loài cây này được xem là cây của Thần Phật, nên mang hàm ý được bao bọc, bảo vệ, chở che. Bên cạnh đó, cây liễu rũ phong thủy còn là hình ảnh tượng trưng cho tuổi trẻ và niềm hạnh phúc khi xuân đến. Tuy nhiên bên cạnh đó còn khá nhiều quan điểm trái ngược mà sẽ phân tích sâu hơn phía dưới bài viết.


Tác dụng của cây liễu rũ

Cây tạo vẻ đẹp thơ mộng và tạo bóng mát. Trồng cây liễu chúng ta có cảm giác nhẹ nhàng và thơ mộng, giúp tâm hồn thêm bình an. Cây thường được trồng ở những nơi như ao, ven hồ, vỉa hè hoặc các căn nhà, biệt thự và các khuân viên của khu công trình khác. Đặc biệt đối với các công trình thiết kế cảnh quan có hồ nước lớn thì cây liễu là một trong những yếu tố không thể thiếu.

Ngoài ra cây liễu rủ còn là cây phòng hộ rất tốt, cây được trồng để chống xói mòn thiên tai lũ lụt vì cây có bộ rễ bám rất chặt và sâu. Không những thế cây có khả năng lọc không khí rất tốt mang lại bầu không khí trong lành.

Liễu rũ là một trong những cây được ứng dụng làm nguyên liệu cho ngành chất đốt than củi công nghiệp.

>>> Xem thêm bài viết cây sala loài cây thiêng liêng, ý nghĩa và tác dụng

Ý nghĩa phong thủy của cây liễu rũ

 Đối với phong thủy trong thiết kế cảnh quan hiện đại, liễu rũ cũng mang ý nghĩa khá đặc biệt.

Trong dân gian có câu “trước nhà trồng Liễu, sau nhà trồng Dâu”, chính vì vậy nhiều người quan niệm cây liễu rũ có ý nghĩa phong thuỷ về tài lộc trong gia đình, xua đuổi tà ma và điềm xui.

Điều này dựa trên cơ sở khá thuyết phục, rằng hình ảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát thường cầm cành Liễu trên tay phải, tay trái cầm bình Cam Lồ để cứu khổ cứu nạn giúp chúng sinh. Loài cây này được xem là cây của Thần Phật, nên mang hàm ý được bao bọc, bảo vệ, chở che. Bên cạnh đó, cây liễu rũ phong thủy còn là hình ảnh tượng trưng cho tuổi trẻ và niềm hạnh phúc khi xuân đến.


Có nên trồng cây liễu trong phong thủy?

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ tài liệu nào khẳng định hay phủ nhận ý nghĩa phong thủy của cây liễu rũ, đa phần đều dựa nào niềm tin, quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, có một điều không thể bàn cãi, rằng cây liễu rũ mang lại sự thay đổi tích cực cho cảnh quan, giúp không khí trở nên mát mẻ, trong lành hơn bởi khả năng hấp thụ dưỡng chất từ nước thải, chất thải; giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường. Hình dáng mảnh mai, mềm mại từ liễu rũ cũng đem đến cảm giác nhẹ nhàng, có tính thẩm mỹ cao.


Cách chọn giống và trồng cây liễu

Chọn những cây liễu nhỏ nhìn khỏe mạnh, chắc chắn, không bị sâu bệnh, lá phải rủ đều xuống dưới.

Có thể nhân giống cây liễu bằng cách chiết cành hay trồng bằng hạt.

Khi mới trồng phải cắm cọc để đảm bảo cây không bị nghiêng, đổ ảnh hưởng đến sự phát triển của thân và rễ.

2 năm đầu tiên là thời gian cần chăm sóc thật tốt cho cây để có bộ rễ phát triển khỏe mạnh, ổn định nhất.

>>> Xem thêm bài viết cây siro là gì? Cách trồng, chăm sóc và ai không nên ăn trái siro

Chăm sóc cây liễu đúng cách?

Đất trồng: cây liễu rũ phong thủy không quá kén chọn đất trồng, tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nhất thì nên chọn loại đất có nhiều dinh dưỡng, đủ độ ẩm và thoát nước tốt, ví dụ như đất ven hồ, sông, suối,...

Ánh sáng: liễu rũ cần môi trường thoáng đãng, có đầy đủ ánh sáng mặt trời. Trong những ngày mưa bão, cần lưu ý đến vấn đề gãy cành, nhánh bởi chúng khá nhỏ và mảnh. Nếu cây trồng ở nơi có nhiều bóng râm sẽ ốm yếu, phát triển chậm.

Cắt tỉa cây: vì liễu rũ có tốc độ phát triển ở mức trung bình nên nếu muốn tỉa cành, nhánh cần hạn chế, chọn những thời điểm cuối đông đầu xuân là thích hợp nhất. Riêng với những cành khô héo, hay lá sâu bệnh thì nên cắt tỉa nhanh chóng.

Chế độ tưới nước: khi trồng cây liễu ở những vùng đất khô thì nên tưới nước hàng ngày, đảm bảo cây không bị khô rễ. Nếu trồng ven mặt nước thì thời gian tưới không cần quá thường xuyên.

Xử lý sâu bệnh: phần đa cây liễu rũ phong thủy thường gặp các bệnh như bệnh phấn trắng, đốm lá, rệp, nấm hay sâu đục thân… Khi thấy hiện tượng cần có biện pháp xử lý ngay lập tức. Thuốc trừ sâu đặc trị được cho là biện pháp tốt nhất nhưng phải sử dụng theo liều lượng quy định.


Xem thêm các bài viết khác trên trang blog: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

 

Nhận xét