Hoa Thúy Điệp - Vẻ đẹp dịu mát trang trí ngôi nhà

Cây đào - Phân loại và nguồn gốc ý nghĩa

Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch. Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.

Nguồn gốc của cây đào

Cây đào xưa lấy giống từ Trung Quốc, Mông Cổ. Theo các nhà khảo cổ học về thực vật thì người Trung Hoa biết trồng đào ít nhất từ bốn ngàn năm.

Ở Việt Nam ta từ thời xa xưa đã biết trồng đào phai để ăn quả, loại này cánh hoa mỏng, thưa, màu hồng nhạt, còn lá thì màu xanh nõn. Đào phai dễ trồng và sức sống của nó rất mạnh. Thị trấn Sa Pa thuộc vùng Hoàng Liên Sơn là xứ sở của đào phai.

Dân làng Nhật Tân mua cây đào phai còn non về trồng, một năm sau cây đủ mạnh, họ sử dụng làm gốc ghép. Trước tháng 11, họ cắt một nhánh bích đào ghép vào gốc cây đào phai, chờ đến Tết là họ có một cành đào bích tươi tốt đem bán. Mỗi năm mỗi gốc đào phai chỉ dùng ghép được một cành bích đào, thế nên gốc đào phai có bao nhiêu mấu là cây đó bấy nhiêu tuổi.

Tục lệ chơi hoa đào ngày Tết ở xứ Bắc đã có từ lâu đời, vì chẳng những hoa đào có màu hồng rực rỡ là mầu "hỉ tín", rất phù hợp với không khí vui tươi, tràn trề hy vọng của những ngày đầu năm mới mà người xưa còn tin là cây đào trị được ma quỉ. 

 

Phân loại các giống đào tại Việt Nam

Cây đào gồm có 6 loài, 5000 giống, được trồng ở nhiều nước ôn đới và cận nhiệt đới (Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nga và Việt Nam…). Các nhà khoa học Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Mỹ đã nghiên cứu có 51 giống đào cảnh, các giống này phân biệt với nhau bởi màu sắc, kiểu hoa, màu sắc lá, kích cỡ lá và dáng cây. Ở việt nam phổ biến là đào bích, đào phai, đào năm cánh, đào bạch…

- Đào bích: Bích đào có nhiều loại như bích đào hoa hồng, bích đào hoa đỏ, bích đào hoa trắng, bích đào ánh kim, bích đào lá tím, bích đào cành rũ. Bích đào có hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, hoa nở không kết thành quả, hoa nhiều tràng trùng lặp, cánh dày, màu rất đẹp, lâu tàn. Đào bích là loại đào đẹp nổi tiếng, được nhiều người ưa thích nhất. Phổ biến nhất là đào bích tán rộng, hoa kép thắm đỏ rải đều khắp các cành, kể cả cành tăm nhỏ xíu. Bích đào có thể chơi chậu lớn, cắt cành to cắm lọ lộc bình trưng trong phòng khách, hoặc cành nhỏ - gọi là đào dăm - để cắm trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết.

>>> Xem thêm bài viết tìm hiểu về cây tre, công dụng, cách trồng và chăm sóc

- Đào thất thốn:  Đào thất thốn dáng bé nhỏ, chỉ cao chừng 1m, gốc cây xù xì, mốc meo, thân cây rắn rỏi, vào mùa đông nhìn như gốc củi mục. Có cây không lá, không chồi, không hoa, nụ thì đen xì. Hoa của đào thất thốn cũng cực kỳ đặc biệt, có hai màu nhung đỏ và hồng phai, nhung đỏ hoa kép, hồng phai hoa đơn, nhụy vàng tươi, có mùi thơm thoang thoảng. Những bông hoa kép có thể có từ 30 - 50 cánh/bông, khi tàn không rụng cánh lả tả như các giống đào khác mà vẫn ở nguyên trên đài hoa. Cái lạ nữa là hoa mọc thành “chùm” vài bông một, nhưng nếu không nở cùng lúc mà có bông nở trước, nó sẽ nở trùm lên những nụ khác.

“Thốn” là đơn vị đo chiều dài của y học phương Đông cổ xưa, tương đương 1 đốt ngón tay. Có người bảo gọi “thất thốn” bởi lá đào dài đúng 7 thốn, người lại nói cứ 7 thốn cây sẽ chia cành một lần, 1 thốn có 7 bông hoa, người khác lại bảo, gọi như vậy vì cứ 7 thốn sẽ có một bông mọc thẳng từ thân, 7 năm mới ra hoa kép 7 tầng, mỗi tầng hoa có 7 cánh. Đặc biệt hơn, hoa đào thất thốn còn có thể mọc ở giữa gốc, giữa thân. Có cây, hoa còn mọc ở sát mặt đất, có cây ủ nụ vài năm mới nở hoa.

- Đào phai: Giống đào hoa màu nhạt, phơn phớt hồng, gọi là đào phai, cũng có loại cánh kép, có loại cánh đơn, trông mỏng manh và thanh nha. 

- Đào ăn quả, đào rừng, đào cổ thụ: Đây là loại đào phai trồng để ăn quả có màu hoa phớt hồng, hoa đơn năm cánh cứng cáp, mang dáng vẻ tự nhiên khỏe khoắn. Loại nào này hiện được nhiều người ưa chuộng, thường mang về từ các vùng Mộc Châu, Sơn La vào ngày giáp Tết.

>>> Xem thêm bài viết cây dương xỉ, và tác dụng thần kỳ

Quả cây đào có 2 loại một là đào hạt rời và 2 là đào hạt dính. Thịt của quả đào có màu trắng có vị ngọt và ít vị chua. Thịt đào có mày vàng thường có vị chua kèm theo ngọt.

- Đào đá, đào mốc: Đào đá là loại đào phai mọc lâu năm trong rừng sâu, núi cao quanh năm mây phủ, nên đào đá có thân xù xì, cành to khỏe, có nhiều thực vật ký sinh sống trên những thân cây tạo nên những hình thù kỳ lạ đẹp mắt, đào có nhiều rêu bám trên thân nên thường được gọi là đào mốc, đào đá thường ít hoa hơn các loại đào ở đồng bằng, hoa to, 5 cánh đơn... Trong những năm gần đây, nhu cầu chưng đào mốc ngày tết đang tăng lên vì thế số lượng đào ở các huyện vùng cao đang hiếm dần.

- Bạch đào: Bạch đào là đào trắng, giống này rất hiếm, trồng khó. Thường hoa đào trắng chỉ có trong các cây đào ghép với đào bích, đào phai. Đào trắng cho hoa to, ít hoa, hoa tới 24 cánh, mang một màu trắng tinh khôi.

Ý nghĩa của hoa đào trong ngày Tết cổ truyền

Hoa đào đã từ lâu trở thành loài hoa quen thuộc trong ngày Tết bởi màu sắc tươi mới, mang nhiều giá trị đặc biệt.

Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ "liễu yếu đào tơ". Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam. Loài hoa này nở vào mùa xuân biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn khắng khít, thân thiết trường tồn.

Chưng một cây đào trong nhà hoặc đem tặng cho một người mà bạn yêu mến là thể hiện lời cầu chúc cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mỹ mãn, niềm vui và sự yên ấm. Sự mơn mởn, tinh tế và cùng sự sinh sôi, khoe sắc cho một năm mới đã làm chúng ta thêm hy vọng về một cuộc sống tốt lành, sẽ gặp được may mắn, mở ra một chặng đường đầy thuận lợi.

Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa gắn kết và chung thủy bởi Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: "không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng".

Nhận xét