Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây hoa ngũ sắc là gì? Đặc điểm tác dụng của cây hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc là gì?

Cây hoa ngũ sắc còn gọi nhiều tên như bông ổi, thơm ổi, trâm ổi, hoa tử quỷ, cây mã anh đơn, cây hoa cứt lợn.

Loài hoa này có tên khoa học là Lantana camara L., thuộc vào họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae).

Nguồn gốc xuất xứ của hoa ngũ sắc từ vùng Trung Mỹ và hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.

Hoa ngũ sắc thuộc loại cây thân gỗ, nhỏ cao từ 0.5 - 1m, thân cây có gai nhọn, cành mềm và mọc vươn ra khắp nơi. Lá cây màu xanh và lông ở mặt trên.

Loài cây này gọi là hoa ngũ sắc chính là do bông hoa có nhiều màu sắc rực rỡ, tạo thành chùm. Hoa có khả năng nở quanh năm, khoảng từ tháng 4 đến tháng 9. Quả khi còn non có màu xanh nhưng khi chín lại có màu đen, vị ngọt và thơm ngon, bên trong chứa hạt.

Đặc điểm của cây hoa ngũ sắc

Hoa Ngũ Sắc thuộc họ cỏ roi ngựa, tên khoa học là Lantana camara L., loài hoa này thường mọc thành bụi ở vùng Trung Mỹ. Ngày nay, chúng được trồng ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. 

Ở Việt Nam, cây hoa này được biết tới với tên gọi cây hoa Tứ Quý, hoa Tứ thời,…Thuộc loại cây thân gỗ cao khoảng 0.5 – 1m, một số cây có thể cao tới 2m nếu được trồng và chăm sóc kỹ. 

Khi quan sát tổng thể, bạn sẽ thấy thân cây hơi cong xuống, có nhiều gai nhọn. Cành mềm, mọc vươn ra các hướng. Lá cây màu xanh nhạt có lông ở mặt trên, lá hình xoan mềm mại. Khi nở, hoa của chúng thường có nhiều màu sắc rực rỡ, mọc thành chùm trên một cành. 

Tùy theo từng thời điểm mà màu sắc của hoa có sự thay đổi. Hoa từ màu vàng chuyển sang màu cam đậm rồi chuyển thành màu đỏ, cuối cùng là màu tím rất bắt mắt. Một số cây được nhân giống chỉ cho hoa đơn sắc. Hoa ngũ sắc chỉ nở vào tháng 4 cho đến tháng 9, diễn ra quanh năm. Đặc biệt, cây có quả màu đen, chứa hạt và vị thơm giòn như quả ổi. 

>>> Xem thêm bài viết cây đào, phân loại nguồn gốc và ý nghĩa

Ý nghĩa của cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc, tứ thời, tứ quý, hoa trâm ổi hay ở nhiều nơi còn gọi với cái tên là hoa cứt lợn. Hoa ngũ sắc bình dị nhưng không kém phần rực rỡ. Chính vì thế, nó mang ý nghĩa thể hiện sự hài hòa, cân bằng, biết trân trọng những điều mình đang có.

Ở trên là những thông tin về Hoa ngũ sắc mà Hoa Tươi Văn Nam chúng tôi gửi đến các bạn, hãy cùng theo dõi Hoa Tươi Văn Nam để có thể xem nhiều bài viết hay về các loại hoa hàng tuần nhé.

Công dụng của cây hoa ngũ sắc trong cuộc sống

Hoa ngũ sắc với nhiều màu sắc đẹp, cây ra hoa nở rất nhiều trong năm, hoa rất sai. không tốn công chăm nom nên được trồng làm hàng rào, tiểu cảnh hay tạo cây bonsai. Ngũ sắc được trồng rất nhiều ở cơ quan, sân vườn, công viên…khí hậu càng hà khắc hoa càng đẹp.

Được trồng chậu hoặc treo trên ban công các căn hộ chung cư đều rất duyên dáng. Nghệ nhân thường ghép hoa ngũ sắc lên cây thân gỗ khác để tạo dáng cho vẻ đẹp rất lạ mắt.

Ngoài làm đẹp cho phong cảnh, Hoa ngũ sắc còn là vị thuốc trong đông y, lá ngũ sắc có vị đắng tính mát sở hữu tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, hạ sốt. Lúc bị rắn cắn trúng, có thể dùng lá ngũ sắc nhai kỹ đắp lên vết thương hoặc cầm máu. Lá có thể điều trị hiệu quả những vết chàm, ghẻ lở, nấm

Trị phong thấp bằng phương pháp chườm nóng. Hoa có tính mát, vị nhạt có tác dụng cầm máu, hạ huyết áp, trị lao hay ho ra máu bằng phương pháp phơi hoa ngũ sắc, sau đó lấy nước uống. Rễ Hoa ngũ sắc mang vị dịu tính mát có tác dụng giảm đau hạ sốt.

Cây còn được dùng để chữa các bệnh như mụn nhọt, cầm máu, viêm da,… Ngoài ra, trong cây có chứa nhóm hợp chất coumarin có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.

>>> Xem thêm bài viết tìm hiểu về cây tre, công dụng, cách trồng và chăm sóc

Cách phòng và trị bệnh cho cây Ngũ Sắc

Là loại cây rất ít khi bị sâu bệnh, nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Thường xuyên kiểm tra sâu hại cây đặc biệt là nhện đỏ. Khi phát hiện có cây bị nhện đỏ gây hại có thể dùng dicofol 40% để diệt. Lưu ý, nên dùng bình xịt dạng đầu phun sương để phun tránh làm nát hoa.

Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét